(VTC News) – Nguyên thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho rằng chủ trương khoán xe công của Hà Nội chỉ thành công khi có cơ chế rõ ràng chứ không chỉ dừng lại ở việc hô hào cán bộ tham gia.
Thông tin Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao Sở Tài chính xây dựng phương án thí điểm khoán kinh phí để tự túc phương tiện cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác đã ngay lập tức khiến dư luận chú ý.
Trả lời phỏng vấn VTC News, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chia sẻ xung quanh vấn đề này.
- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa giao Sở Tài chính xây dựng phương án thí điểm khoán kinh phí để tự túc phương tiện cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác. Ông đánh giá như thế nào về chủ trương này?
Chủ trương khoán xe công đã được một số nước thực hiện thành công. Chúng ta cũng nhiều lần đưa ra chủ trương khoán xe công và đặc biệt những năm gần đây. Ngay cả văn phòng Quốc hội có một thời gian cũng khoán xe công.
Tuy nhiên, cách chỉ đạo, hoạt động, tuyên truyền về chính sách còn hạn chế nên chủ trương khoán xe công cứ lụi dần và đến giờ không thực hiện được.
- Khoán xe công sẽ có những lợi ích như thế nào, thưa ông?
Tôi cho rằng khoán xe công là chủ trương đúng, vừa giảm được chi phí, tiết kiệm được ngân sách nhà nước.
Tôi ví dụ khi một cán bộ khi được khoán xe thì họ sẽ có trách nhiệm tiết kiệm nhất các khoản chi tiêu và được sử dụng phương tiện thuận lợi cho họ.
Trong khi đó, nếu có xe công, có lái xe thì người lãnh đạo cũng không có ý thức sử dụng tốt nhất xe công vì có khi dùng chung với một số người nên không giữ gìn. Họ lại có thể lợi dụng vào làm việc riêng.
Điều này làm ảnh hưởng ngân sách quốc gia, làm ảnh hưởng đến vấn đề giao thông, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào người lãnh đạo.
Người dân nhìn vào việc sử dụng xe công một cách không hợp lý, lãng phí thì sẽ có ý kiến nghi ngờ, không tin vào lãnh đạo.
Vì vậy, việc khoán xe công có rất nhiều lợi ích.
- Tức là ông lo lắng việc sử dụng xe công như hiện nay có nhiều bất cập?
Tôi lấy ví dụ một lãnh đạo được sử dụng xe công, lúc đi lúc không, lúc sử dụng việc công, lúc lại sử dụng vào việc riêng thì không ai kiểm soát được.
Nên việc Hà Nôi đưa ra chủ trương khoán xe công thi tôi cho là rất đúng và phải làm kiên quyết.
- Nhưng để chủ trương khoán xe công đi vào đời sống thì cũng không phải dễ?
Hà Nội cần có chính sách, cơ chế tương đối hợp lý và có tuyên truyền nhận thức một cách đầy đủ đến những vị trí được phép sử dụng xe công.
Bên cạnh đó, cần có chế độ giám sát của dân để tạo nên áp lực với những người thực hiện.
Thành phố cần có khen chê đúng mức và phải có tổng kết, đánh giá nghiêm túc để mọi người cùng nhìn thấy.
Nếu chỉ hô chủ trương mà không có cơ chế chính sách, vận động, giác ngộ, chế tài xử lý thì khả năng chủ trương khoán xe công khó thành thực hiện.
- Nhưng lần này, đích thân Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất và yêu cầu các đơn vị nghiên cứu triển khai?
Tôi tin tưởng phong cách chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Anh Chung là người có tư tưởng tiến bộ và sẽ có kế hoạch, lộ trình hoạt động, kỷ cương, để có thể triển khai tốt chủ trương này có kết quả.
Không những thế, Hà Nội có thể làm gương cho các địa phương, ngành khác mà muốn thực hiện thì đã có một mô hình tốt.
- Không chỉ đạt hiệu quả về kinh tế, nếu chủ trương khoán xe công của Hà Nội thành công thì hiệu quả về mặt xã hội chắc hẳn cũng rất lớn?
Khi Hà Nội thực hiện được việc khoán xe công thì nhân dân sẽ rất ủng hộ.
Bên cạnh đó, người lãnh đạo cũng sẽ có trách nhiệm rõ ràng hơn. Người dân cũng sẽ đánh giá lãnh đạo trong bộ máy công quyền một cách chính xác hơn.
Cuối cùng, nếu việc khoán xe công được thực hiện sẽ tạo nên niềm tin, hy vọng của người dân với bộ máy của chúng ta.
Bên cạnh đó, người lãnh đạo sẽ trở thành tấm gương để nhân viên noi theo.
- Có ý kiến cho rằng đi bằng xe công thì giải quyết công việc sẽ thuận lợi hơn?
Đây là ý kiến ngụy biện để bảo vệ tư tưởng muốn sử dụng xe công của một số người.
Thực tế, việc đi xe công, xe riêng hay taxi, các phương tiện khác đến nơi làm việc không quyết định tới vị trí làm việc.
Quan trọng quyết định là nội dung làm việc và cách giải quyết của lãnh đạo với người dân, xã hội. Người dân không nhìn vào phương tiện của người lãnh đạo mà đánh giá có làm được việc hay không.
- Trước đây, chủ trương khoán xe công đã từng được đưa ra ở Văn phòng Quốc hội và cả ở TP Hà Nội nhưng vì sao lại không thành công, thưa ông?
Những yếu tố cản trở việc khoán xe công thì có nhiều.
Thứ nhất là các quy định, quy chế của chúng ta chưa rõ ràng, chưa có hệ thống làm thống nhất cho tất cả cơ quan từ trên xuống dưới.
Thứ hai là ý thức của người thực hiện chưa được giác ngộ, có tầm nhận thức đủ với yêu cầu.
Thứ ba là cơ chế giám sát, khống chế và xử lý sai phạm không kiên quyết, triệt để.
- Ông muốn nhắc tới những trường hợp báo chí phản ánh có việc sử dụng xe công vào việc tư nhưng vẫn không được xử lý nghiêm?
Đúng như thế. Không chỉ báo chí phát hiện mà, trước đó ngay cả Thủ tướng Phan Văn Khải có phản ánh tình trạng xe biển xanh đi lễ hội, nhưng các cơ quan xử lý không nghiêm, không rõ ràng, minh bạch. Vì vậy, tác dụng răn đe cho cả người vi phạm và người chưa vi phạm không nhiều.
- Việc tính toán để đưa ra được định mức khoán chính xác, hợp lý cho từng chức danh hẳn cũng không dễ dàng?
Việc quy định chức vụ được sử dụng xe công đã có quy định nhưng việc xử lý khi sai phạm vẫn còn chưa rõ trách nhiệm.
Vì vậy, cấp dưới mua xe sang trọng vượt quy định rất nhiều nhưng việc xử lý, thu hồi, giám sát của cơ quan chức năng chưa mạnh mẽ.
Những yếu tố này tạo ra một sự trì trệ và “mất thiêng” về chính sách.
Việc khoán xe công phải tạo điều kiện thuận lợi hơn khi sử dụng xe công thì người ta mới chấp nhận thực hiện.
Cho nên quy định phải rõ ràng minh bạch công khai, sát thực tế. Khi kiểm tra, kiểm soát phải rất chính xác, xử lý triệt để thì người lãnh đạo dứt khoát sẽ có chuyển biết.
Nếu không đưa ra cơ chế mạnh mẽ kể cả trong phát hiện, giám sát, xử lý thì chính sách lại ở trên bàn giấy mà thôi.
- Ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội cho biết sẵn sàng đứng ra nhận là người đầu tiên thực hiện thí điểm chủ trương khoán xe công. Đây có phải là tín hiệu đáng mừng?
Đây là một tín hiệu vui và đáng mừng. Tất cả con người đúng đắn, đúng mực thì ở thời kỳ nào cũng có. Khi người ta phát hiện, có tự giác thì cần khuyến khích, tổng kết và cho triển khai ngay.
Tôi nhớ trước đây có anh Trần Quốc Thuận, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng đã từng xung phong sử dụng khoán xe công để đi xe ôm công tác.
- Ông có tin tưởng Hà Nội sẽ thực hiện thành công chủ trương khoán xe công?
Tôi kỳ vọng chính sách đưa ra từ một vị đứng đầu, điều hành đã có ý thức kỷ cương từ đầu thì chắc chắn ông sẽ quy tụ được cơ quan chức năng để có thể có kết quả tốt và có tính phổ biến tốt hơn.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh
Thông tin Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao Sở Tài chính xây dựng phương án thí điểm khoán kinh phí để tự túc phương tiện cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác đã ngay lập tức khiến dư luận chú ý.
Trả lời phỏng vấn VTC News, ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã chia sẻ xung quanh vấn đề này.
Ông Cao Sĩ Kiêm |
- Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa giao Sở Tài chính xây dựng phương án thí điểm khoán kinh phí để tự túc phương tiện cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô khi đi công tác. Ông đánh giá như thế nào về chủ trương này?
Chủ trương khoán xe công đã được một số nước thực hiện thành công. Chúng ta cũng nhiều lần đưa ra chủ trương khoán xe công và đặc biệt những năm gần đây. Ngay cả văn phòng Quốc hội có một thời gian cũng khoán xe công.
Tuy nhiên, cách chỉ đạo, hoạt động, tuyên truyền về chính sách còn hạn chế nên chủ trương khoán xe công cứ lụi dần và đến giờ không thực hiện được.
|
Tôi cho rằng khoán xe công là chủ trương đúng, vừa giảm được chi phí, tiết kiệm được ngân sách nhà nước.
Tôi ví dụ khi một cán bộ khi được khoán xe thì họ sẽ có trách nhiệm tiết kiệm nhất các khoản chi tiêu và được sử dụng phương tiện thuận lợi cho họ.
Trong khi đó, nếu có xe công, có lái xe thì người lãnh đạo cũng không có ý thức sử dụng tốt nhất xe công vì có khi dùng chung với một số người nên không giữ gìn. Họ lại có thể lợi dụng vào làm việc riêng.
Điều này làm ảnh hưởng ngân sách quốc gia, làm ảnh hưởng đến vấn đề giao thông, ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào người lãnh đạo.
Người dân nhìn vào việc sử dụng xe công một cách không hợp lý, lãng phí thì sẽ có ý kiến nghi ngờ, không tin vào lãnh đạo.
Vì vậy, việc khoán xe công có rất nhiều lợi ích.
- Tức là ông lo lắng việc sử dụng xe công như hiện nay có nhiều bất cập?
Tôi lấy ví dụ một lãnh đạo được sử dụng xe công, lúc đi lúc không, lúc sử dụng việc công, lúc lại sử dụng vào việc riêng thì không ai kiểm soát được.
Nên việc Hà Nôi đưa ra chủ trương khoán xe công thi tôi cho là rất đúng và phải làm kiên quyết.
- Nhưng để chủ trương khoán xe công đi vào đời sống thì cũng không phải dễ?
Hà Nội cần có chính sách, cơ chế tương đối hợp lý và có tuyên truyền nhận thức một cách đầy đủ đến những vị trí được phép sử dụng xe công.
Bên cạnh đó, cần có chế độ giám sát của dân để tạo nên áp lực với những người thực hiện.
Thành phố cần có khen chê đúng mức và phải có tổng kết, đánh giá nghiêm túc để mọi người cùng nhìn thấy.
Nếu chỉ hô chủ trương mà không có cơ chế chính sách, vận động, giác ngộ, chế tài xử lý thì khả năng chủ trương khoán xe công khó thành thực hiện.
- Nhưng lần này, đích thân Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất và yêu cầu các đơn vị nghiên cứu triển khai?
Tôi tin tưởng phong cách chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Anh Chung là người có tư tưởng tiến bộ và sẽ có kế hoạch, lộ trình hoạt động, kỷ cương, để có thể triển khai tốt chủ trương này có kết quả.
Không những thế, Hà Nội có thể làm gương cho các địa phương, ngành khác mà muốn thực hiện thì đã có một mô hình tốt.
- Không chỉ đạt hiệu quả về kinh tế, nếu chủ trương khoán xe công của Hà Nội thành công thì hiệu quả về mặt xã hội chắc hẳn cũng rất lớn?
Khi Hà Nội thực hiện được việc khoán xe công thì nhân dân sẽ rất ủng hộ.
Bên cạnh đó, người lãnh đạo cũng sẽ có trách nhiệm rõ ràng hơn. Người dân cũng sẽ đánh giá lãnh đạo trong bộ máy công quyền một cách chính xác hơn.
Cuối cùng, nếu việc khoán xe công được thực hiện sẽ tạo nên niềm tin, hy vọng của người dân với bộ máy của chúng ta.
Bên cạnh đó, người lãnh đạo sẽ trở thành tấm gương để nhân viên noi theo.
Hàng loạt xe công đỗ trên lề, dưới lòng đường Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) (Ảnh: Tuổi trẻ) |
- Có ý kiến cho rằng đi bằng xe công thì giải quyết công việc sẽ thuận lợi hơn?
Đây là ý kiến ngụy biện để bảo vệ tư tưởng muốn sử dụng xe công của một số người.
Thực tế, việc đi xe công, xe riêng hay taxi, các phương tiện khác đến nơi làm việc không quyết định tới vị trí làm việc.
Quan trọng quyết định là nội dung làm việc và cách giải quyết của lãnh đạo với người dân, xã hội. Người dân không nhìn vào phương tiện của người lãnh đạo mà đánh giá có làm được việc hay không.
- Trước đây, chủ trương khoán xe công đã từng được đưa ra ở Văn phòng Quốc hội và cả ở TP Hà Nội nhưng vì sao lại không thành công, thưa ông?
Những yếu tố cản trở việc khoán xe công thì có nhiều.
Thứ nhất là các quy định, quy chế của chúng ta chưa rõ ràng, chưa có hệ thống làm thống nhất cho tất cả cơ quan từ trên xuống dưới.
Thứ hai là ý thức của người thực hiện chưa được giác ngộ, có tầm nhận thức đủ với yêu cầu.
Thứ ba là cơ chế giám sát, khống chế và xử lý sai phạm không kiên quyết, triệt để.
- Ông muốn nhắc tới những trường hợp báo chí phản ánh có việc sử dụng xe công vào việc tư nhưng vẫn không được xử lý nghiêm?
Đúng như thế. Không chỉ báo chí phát hiện mà, trước đó ngay cả Thủ tướng Phan Văn Khải có phản ánh tình trạng xe biển xanh đi lễ hội, nhưng các cơ quan xử lý không nghiêm, không rõ ràng, minh bạch. Vì vậy, tác dụng răn đe cho cả người vi phạm và người chưa vi phạm không nhiều.
- Việc tính toán để đưa ra được định mức khoán chính xác, hợp lý cho từng chức danh hẳn cũng không dễ dàng?
Việc quy định chức vụ được sử dụng xe công đã có quy định nhưng việc xử lý khi sai phạm vẫn còn chưa rõ trách nhiệm.
Vì vậy, cấp dưới mua xe sang trọng vượt quy định rất nhiều nhưng việc xử lý, thu hồi, giám sát của cơ quan chức năng chưa mạnh mẽ.
Những yếu tố này tạo ra một sự trì trệ và “mất thiêng” về chính sách.
Video: Xe biển xanh đánh võng, gây náo loạn phố
- Định mức khoán xe công cần nghiên cứu ở mức độ như thế nào để người được hưởng cảm thấy hào hứng tham gia?Việc khoán xe công phải tạo điều kiện thuận lợi hơn khi sử dụng xe công thì người ta mới chấp nhận thực hiện.
Cho nên quy định phải rõ ràng minh bạch công khai, sát thực tế. Khi kiểm tra, kiểm soát phải rất chính xác, xử lý triệt để thì người lãnh đạo dứt khoát sẽ có chuyển biết.
Nếu không đưa ra cơ chế mạnh mẽ kể cả trong phát hiện, giám sát, xử lý thì chính sách lại ở trên bàn giấy mà thôi.
- Ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội cho biết sẵn sàng đứng ra nhận là người đầu tiên thực hiện thí điểm chủ trương khoán xe công. Đây có phải là tín hiệu đáng mừng?
Đây là một tín hiệu vui và đáng mừng. Tất cả con người đúng đắn, đúng mực thì ở thời kỳ nào cũng có. Khi người ta phát hiện, có tự giác thì cần khuyến khích, tổng kết và cho triển khai ngay.
Tôi nhớ trước đây có anh Trần Quốc Thuận, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cũng đã từng xung phong sử dụng khoán xe công để đi xe ôm công tác.
- Ông có tin tưởng Hà Nội sẽ thực hiện thành công chủ trương khoán xe công?
Tôi kỳ vọng chính sách đưa ra từ một vị đứng đầu, điều hành đã có ý thức kỷ cương từ đầu thì chắc chắn ông sẽ quy tụ được cơ quan chức năng để có thể có kết quả tốt và có tính phổ biến tốt hơn.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh
Bình luận