• Zalo

Hà Nội thí điểm cán bộ tự túc phương tiện: Đã có lãnh đạo xung phong

Thời sựThứ Hai, 04/04/2016 08:46:00 +07:00Google News

Ông Tô Văn Động nói rất ủng hộ và sẵn sàng đứng ra nhận là người đầu tiên thực hiện thí điểm chủ trương khoán xe công.

Ông Tô Văn Động nói rất ủng hộ và sẵn sàng đứng ra nhận là người đầu tiên thực hiện thí điểm chủ trương khoán xe công.

Tôi sẵn sàng nhận thí điểm

Ông Tô Văn Động – Giám đốc Sở văn hóa thể thao và du lịch Hà Nội hoan nghênh chủ trương khoán xe công của tân Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Mặc dù, không chắc chắn có thể đảm bảo các phó giám đốc, cán bộ, nhân viên đều hưởng ứng và ủng hộ chủ trương khoán xe công của thành phố, xong cá nhân ông Động khẳng định, ông rất ủng hộ và sẵn sàng đứng ra nhận là người đầu tiên thực hiện thí điểm chủ trương khoán xe công.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ 

Bên cạnh đó, người đứng đầu Sở văn hóa Hà Nội thể hiện quyết tâm “đã cải cách phải cải cách đến cùng”, vì thế, ông sẽ đứng ra thuyết phục cán bộ cấp dưới cùng thực hiện chủ trương khoán xe công.

Về định mức khoán thế nào, ông cho biết sẽ tùy thuộc vào tính chất của từng đầu việc. Ngay tại Sở Văn hóa, cũng có những giám đốc rất ít đi cơ sở, có những phó giám đốc phụ trách văn hóa cơ sở lại phải đi nhiều hơn. Không phải cùng là phó giám đốc thì được hưởng định mức như nhau.

Do đó, xây đựng định mức là trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn, dựa trên tính toán từ cơ sở thực tiễn và phải chịu tác động từ nhiều yếu tố. Vấn đề ông quan tâm là công khai, minh bạch định mức với từng đầu việc, từng cá nhân cụ thể. Thậm chí, cũng cần được lấy ý kiến tham khảo của từng đơn vị trong cơ quan.


Tính cho đủ


Ông Phan Đăng Long – nguyên Phó Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ủng hộ chủ trương khoán kinh phí cho các chức danh lãnh đạo, cán bộ khi đi công tác của Hà Nội.

Ông cho biết, chủ trương khoán không phải bây giờ mới có, ngay từ thời ông còn công tác việc khoán kinh phí cũng đã được thực hiện bao gồm cả việc khoán định mức chi thường xuyên cho từng đầu mối đơn vị. Theo ông, chủ trương là tốt nhưng hiệu quả và cách thức thực hiện còn chưa có được kết quả như kỳ vọng.

Vì thế, tiếp tục thực hiện cơ chế khoán tới từng đơn vị, từng đầu việc, từng lĩnh vực cụ thể sẽ giúp rành mạch các khoản chi trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, rành mạch chi với từng cán bộ, lãnh đạo. Chống thất thoát, lãng phí tiền của ngân sách.

Đặc biệt là với xe công, ông thừa nhận thời gian qua chuyện cán bộ, lãnh đạo lạm dụng chức quyền, biến xe công làm của riêng như đi chơi, về quê, đám hiếu, đám hỉ còn rất nhiều. Vì thế, khoán xe công sẽ là giải pháp giảm thiểu tình trạng này, đồng thời cũng giúp ngăn chặn tình trạng chạy đua mua xe công bất hợp lý tại các cơ quan quản lý từ trung ương tới địa phương.

Cắt giảm các khoản chi thường xuyên như trả lương cho lái xe, chi phí bến bãi đậu xe, chi phí bảo trì, bảo dưỡng… mà nếu tính toán đó là một khoản không hề nhỏ.


Như vậy, ngoài việc dựa vào quy định chức danh cụ thể theo quy định của Chính phủ là từ cấp thứ trưởng trở lên ở cấp bộ ngành trung ương và cấp bí Thư, phó bí thư, chủ tịch UBND thành phố trở lên với cấp địa phương sẽ được hưởng xe công theo quy định.

Video: Xe biển xanh gây tai nạn liên hoàn ở Thanh Hoá


Việc tính toán làm sao để đưa ra được định mức khoán chính xác, hợp lý là bài toán rất khó, đòi hỏi người làm chính sách phải công tâm, công bằng, minh bạch. Làm sao, khoán phải đảm bảo mục tiêu vừa tiết kiệm nhưng cũng phải vừa khuyến khích được cán bộ, lãnh đạo thực hiện. Bên cạnh đó, yêu cầu chất lượng, hiệu quả công việc phải luôn được đặt lên hàng đầu.

Nếu chỉ dựa vào vị trí, hệ số lương để xây dựng định mức khoán cũng có điều thuận lợi nhưng cũng có nhiều bất cập. Ví dụ, cùng là vị trí phó chủ tịch nhưng không phải phó chủ tịch nào cũng phải đi nhiều. Thậm chí có những trưởng phòng, phó phòng còn đi nhiều hơn cả lãnh đạo. Vậy thì chỉ dựa vào vị trí, hệ số lương là không hợp lý.

Nhưng nếu dựa vào tính chất công việc thì cũng phải tính tới những yếu tố tác động từ bên ngoài như đường xa, khó đi, chi phí tốn kém… Đồng ý, khoán là để chống lãng phí, thất thoát nhưng khoán cũng không được để cán bộ, lãnh đạo phải chịu thiệt.

Rất nhiều trường hợp, công tác phí không đủ bù đắp cho những trang trải của cán bộ, lãnh đạo khi đi địa phương. Nếu để cán bộ, lãnh đạo bị thiệt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng và hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, cũng có nguy cơ tạo lập một thói quen rất xấu mới của cán bộ, công chức, thói quen “nói dối, làm dối”, trốn việc để tư lợi.

Nguồn: Đất Việt
Bình luận
vtcnews.vn