(VTC News) - Hôm nay (6/2), đã là ngày thứ 6 Hà Nội chính thức đổi giờ làm việc, học tập và kinh doanh trên địa bàn 12 quận, huyện của Thành phố. Một điều nhiều người có thể nhận thấy là tình hình giao thông đã có chuyển biến theo chiều: sáng thông thoáng, chiều ùn tắc.
Theo ghi nhận của PV VTC News, trong sáng 6/2 (15 tháng Giêng), tình hình giao thông tại một số tuyến phố thường xuyên ùn tắc của Hà Nội đã có chuyển biến tích cực, trong khoảng thời gian từ 6h – 8h hầu như không xảy ra ùn tắc tại các tuyến phố chúng tôi khảo sát qua, như đường Trường Chinh, Tôn Thất Tùng, Chùa Bộc, Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Thái Hà, Láng Hạ, Láng…
Tuy nhiên, đến thời điểm 8h, lưu lượng phương tiện qua các tuyến trên bắt đầu tăng, tình trạng ùn ứ bắt đầu xuất hiện, đặc biệt qua các nút giao có đèn tín hiệu. Nhưng tắc nghẽn chỉ xảy ra tại một số tuyến phố, như toàn tuyến đường Phạm Ngọc Thạch đã tắc nghẽn hoàn toàn; trên đường Láng đoàn xe cũng xếp hàng dài khoảng 1km, từ đầu đường Láng gần Ngã Tư Sở tới nút giao Láng – Láng Hạ; đường Thái Hà gần nút giao Thái Hà – Láng Hạ cũng xuất hiện ùn ứ khoảng 500m, ô tô qua đây phải mất khoảng 3 lần đèn đỏ mới thông…
Theo đánh giá của lực lượng Cảnh sát giao thông trực chốt trên đường Trường Chinh, từ khi đổi giờ tới nay, tuyến đường này đã không còn tình trạng ùn ứ, tắc nghẽn vào buổi sáng. Tuy nhiên, về chiều tình trạng ùn ứ vẫn xảy ra, thậm chí còn kéo dài hơn thời điểm chưa đổi giờ.Phố Chùa Bọc vào 7h30 sáng nay.
“Khi chưa đổi giờ, đường này chỉ ùn ứ hơn 1 tiếng đồng hồ, từ khoảng 17h30 tới 18h30. Nhưng từ ngày đổi giờ, thời gian ùn ứ kéo dài suối từ khoảng 17h30 tới tầm 20h mới hết. Vì vào buổi chiều phát sinh nhiều chuyến đi hơn, chưa đổi giờ người ta đi làm về tiện thể sẽ đón con hơn, nhưng giờ có khi bố mẹ đi làm về nấu ăn xong thì mới vòng đi đón con”, một người dân nói.
Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết: “Theo đánh giá chủ quan của tôi, đổi giờ chỉ là một trong những biện pháp để giảm ùn tắc, chứ hết ùn tắc là điều không thể. Dù sao, sau khi đổi giờ, giờ cao điểm được giãn ra 3 tiếng buổi sáng và 3 tiếng buổi chiều, thay cho 2 tiếng cao điểm như trước đây, nên lượng phương tiện được giãn ra”.
Trước đó, đánh giá về giao thông Hà Nội ngày đầu đổi giờ, nhiều chuyên gia về giao thông cho rằng, trước thời điểm 15 tháng Giêng chưa thể đánh giá được hiệu quả cải thiện giao thông từ phương án đổi giờ, vì thời điểm đó lượng sinh viên, lao động chưa đi học, đi làm lại.
Bắt đầu từ tuần này, giao thông Hà Nội sẽ có thước đo thật sự, khi sinh viên, lao động đã trở về Hà Nội, và bắt đầu trở lại học ổn định.
Dưới đây là chùm ảnh giao thông Hà Nội sáng 6/2:
7h trên đường Trường Chinh. Đường Tôn Thất Tùng trước cổng trường Tiểu học Khương Thượng, vào 7h30. 7h45 tại nút giao Tây Sơn - Chùa Bộc. 8h, đường Tây Sơn không quá đông. 8h, phố Láng Hạ. Và tại nút giao Láng Hạ - Thái Hà. Hơn 8h, phố Thái Hà cả đoàn xe ô tô xếp hàng dài gần 500m đợi qua nút giao với phố Láng Hạ. 8h15, đường Láng cũng tắc gần 1km trước nút giao Láng - Láng Hạ. 8h, đường Phạm Ngọc Thách cũng tắc nghẽn cục bộ.
Lê ViệtDù mới 6h30, nhưng việc đón xe buýt của sinh viên, học sinh đã rất khó khăn, phải chen lấn, xô đẩy mới lên được xe để tới trường. Ảnh chụp tại điểm đón xe buýt đối diện Đại học Hà Nội (đường Nguyễn Trãi).
Bình luận