• Zalo

Hà Nội phát hiện 58 dự án xả thải vượt chỉ tiêu cho phép trong năm 2022

Tin nóngThứ Sáu, 09/12/2022 15:44:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Lãnh đạo Sở TN&MT Hà Nội cho biết, năm 2022 thành phố phát hiện 58 dự án xả thải vượt chỉ tiêu cho phép với số tiền xử phạt 4 tỷ đồng.

Ngày 9/12, đặt câu hỏi chất vấn tại kỳ họp thứ 10 HĐND TP Hà Nội, đại biểu Trịnh Xuân Quang cho rằng, các khu đô thị đều đã có quy hoạch, thiết kế trạm xử lý nước thải tuy nhiên còn thiếu hoặc đã đầu tư nhưng chưa đạt được hiệu quả.

Đại biểu Quang đề nghị Giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư (KH&ĐT) cho biết công tác kiểm tra, giám sát đầu tư và trách nhiệm của Sở và hướng giải quyết trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, pháp luật về môi trường đã quy định nước thải phải được xử lý trước khi xả ra môi trường, với việc các trạm xử lý chưa được đầu tư, nước thải tại các khu đô thị hiện vẫn xả thẳng ra môi trường, đề nghị Phó Giám Đốc phụ trách Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) cho biết thực trạng, giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

Hà Nội phát hiện 58 dự án xả thải vượt chỉ tiêu cho phép trong năm 2022 - 1

Giám đốc Sở KH&ĐT Lê Anh Quân trả lời chất vấn.

Trả lời đại biểu, Giám đốc Sở KH&ĐT Lê Anh Quân cho biết, theo quy định của Luật đầu tư và Luật Đầu tư công Nghị định 29 về giám sát, đánh giá đầu tư cái chương trình, dự án đầu tư của các nguồn vốn theo quy định thì có rất nhiều chủ thể tham gia giám sát như: Chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước đầu tư, về quyết định đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

Trong suốt quá trình thực hiện đầu tư từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án đầu tư, tổ chức thực hiện và ngành khai thác, nội dung  thu gom, xử lý nước thải trong đầu tư các khu đô thị là một nội dung kiểm tra chuyên ngành liên quan đến các đến lĩnh vực môi giới. Tại Điều 79; 69; 73 của Nghị định 29 của Chính phủ cũng quy định việc kiểm tra, giám sát liên ngành này của các  cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

Ngày 10/2, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 08 về phân công tổ chức giám sát đánh giá đầu tư các  chương trình, dự án đầu tư của thành phố quy định, Sở TN&MT theo dõi, kiểm tra sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch sử dụng đất, tình hình thực hiện các yêu cầu về việc chấp chấp hành các biện pháp xử lý của nhà đầu tư, chủ dự án về bảo vệ môi trường, sử dụng đất đai.

Việc tổ chức kiểm tra, giám sát, trong những năm gần đây thành phố đã quan tâm chỉ đạo, Sở KH&ĐT đã tham mưu cho UBND TP ban hành Quyết định 08 để phân công các vai trò. "Trong tháng 4 vừa rồi, chúng tôi cũng đã tham mưu UBND TP có cái kế hoạch giám sát đầu tư, Sở KH-ĐT đang tiến hành thực hiện", Giám đốc Sở KH-ĐT thông tin.

Đồng thời ông Lê Anh Quân cho biết: "Để khắc phục 266 dự án, trong đó có 10 dự án khu đô mà đại biểu nêu thì chúng tôi cũng đã tham mưu dự thảo một  kế hoạch để tham mưu thành phố thực hiện việc kiểm tra, giám sát, phân loại các cái dự án này từ những  giám sát trước của HĐND, chúng tôi đang trình thành phố để ban hành. Trong thời gian tới, sau khi phân loại các cái tồn tại, vướng mắc của khu đô thị, trong đó có dự án không có trạm xử lý nước thải sẽ tiến hành thực hiện".

Ông Lê Anh Quân cũng cho biết, trong năm 2023 Sở KH&ĐT sẽ tham mưu và tập trung vào những cái dự án bức xúc mà các cái khu giám sát đầu tư theo chương trình.

Hà Nội phát hiện 58 dự án xả thải vượt chỉ tiêu cho phép trong năm 2022 - 2

Giám đốc phụ trách Sở TN&MT Mai Trọng Thái trả lời chất vấn.

Giám đốc phụ trách Sở TN&MT Mai Trọng Thái cho biết, năm 2022 phát hiện 58 dự án xả thải vượt chỉ tiêu cho phép, số tiền xử phạt 4 tỷ đồng. Qua quá trình kiểm tra, cơ quan chức năng cho biết tồn tại một số nguyên nhân chủ yếu là theo quy hoạch cấp nước của thành phố, các khu đô thị sẽ không xây dựng trạm xư lý thải phân tán, sẽ đấu nối vào đầu mối thu gom thoát nước thải và các hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố.

Ngoài ra, một số khu đô thị đã tồn tại từ lâu nên thiếu quy hoạch cho việc bố trí trạm xử lý nước thải trong khu đô thị. Vấn đề này dẫn đến khó khắc phục xử lý hiện trạng xử lý nước thải theo quy định.

Bên cạnh đó, một số khu đô thị, chủ đầu tư đã hoàn tất xây dựng hạ tầng và đã bàn giao cho người dân, nên việc bố trí kinh phí phát sinh cho việc xử lý nước thải khó thực hiện, do không có trong kế hoạch sử dụng vốn dự án ban đầu.

Nguyên nhân khác là do khó khăn giải phóng mặt bằng triển khai theo tiến độ từng giai đoạn dự án, một phần dự án đã được bàn giao cho chủ đầu tư khác. Vì vậy, có một số có một số giải pháp tạm thời xử lý từng cụm dự án thành dự án riêng lẻ, sau đó mới hoàn tất hạ tầng toàn bộ khu đô thị xây dựng dự án theo kế hoạch tập trung.

Đối với nội dung này, Sở TN&MT sẽ báo cáo thanh phố để có các giải pháp cụ thể giải quyết tồn tại trên. Vấn đề này cũng đề nghị giao ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và môi trường đẩy nhanh xây dựng các dự án nước thải tập trung theo quy hoạch và hệ thống thu gom nước thải đảm bảo đấu nối theo quy định.

Đối với dự án tồn tại từ lâu thiếu quy hoạch xây dựng xử lý nước thải, cần khẩn trương hoàn thiện điều chỉnh bổ sung quy hoạch và đầu tư các hạng mục xử lý nước thải.

Việc xử lý nước thải đối với giải pháp, Sở báo cáo thành phố, sẽ hoàn thiện hộ thống mạng lưới quan trắc giám sát tự  động, giám sát chặt chẽ việc xử lý nước thải. Đối với các khu đô thị cần nghiêm túc hoàn thành các dự án xử lý nước thải tập trung theo dự án phê duyệt.

Minh Tuệ
Bình luận
vtcnews.vn