(VTC News) – Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định, cây trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm.
Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bải trả lời 21 câu hỏi mà báo chí đặt ra từ cuộc họp báo hôm 20/3. Với câu hỏi liên quan đến loại cây mới được trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh, Sở Xây dựng khẳng định đây là cây vàng tâm, chứ không phải gỗ mỡ.
Văn bản trả lời nêu rõ: “Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh được trồng bằng cây vàng tâm, đây là cây có giá trị, nằm trong sách đỏ, cần bảo tồn và phát triển.
Cây cao trung bình 25-30 mét, đường kính thân cây 70-80 cm. Vỏ cây có màu xám trắng, thịt vàng nhạt dày khoảng 1cm. Cành non, lá non, long tơ màu nâu.
Lá chất da, dày, hình mác bầu dục dài, dày 5-17cm, rộng 1,5-6,5cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1-2cm, bao hoa màu nâu trắng.”
Đáng chú ý, Sở Xây dựng còn cho rằng, “trên thực tế, cây vàng tâm đã được trồng xanh tươi ở một vài nơi trên đường phố Hà Nội.” Tuy nhiên, Sở này không cho biết là đường phố cụ thể nào đang có cây vàng tâm được trồng xanh tươi.
Trong khi đó, từ sáng 23/3, có thông tin cho rằng, trên đường Nguyễn Chí Thanh bắt đầu xuất hiện một số cây có cành là "xum xuê" khác hẳn với những cây trơ trụi lá vừa được trồng trước đó. Nhiều người cho rằng, cây trơ trụi lá đã bị nhổ đi để thay thế bằng loại cây khác trong đêm.
Trước đó, trao đổi với phóng viên VTC News, TS. Nguyễn Tiến Hiệp - Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam cho biết, ông đã lấy mẫu cây trồng trơ trụi lá trên đường Nguyễn Chí Thanh đem về nghiên cứu và khẳng định đây là cây mỡ chứ không phải vàng tâm. Vàng tâm và mỡ có cùng họ ngọc lan nhưng 2 loại cây này có những đặc điểm khác nhau.
Tuy nhiên, ông Hiệp cho hay, hiện nay tại một số địa phương, người dân vẫn coi gọi cây mỡ là mỡ vàng tâm hoặc là vàng tâm.
“Có 3 loài cây thuộc dòng ngọc lan nhiều người dân đều gọi là vàng tâm cả. Vì cả 3 loài này gỗ đều vàng. Tuy nhiên, cây vàng tâm chính thức theo tài liệu khoa học Việt Nam công bố là loài khác. Vàng tâm có tên khoa học là Magnolia dandyii, lá có lông, quả tròn.
Cây mỡ có tên khoa học là Magnolia chevalieri, có lá nhẵn, quả hình bầu dục. Cây trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ chứ không phải vàng tâm”, ông Hiệp khẳng định.
Theo TS. Nguyễn Tiến Hiệp, gỗ mỡ và vàng tâm đều được sử dụng. Nhưng vàng tâm chính thức là cây gỗ quý hiếm, đi vào cuộc sống của người dân nhiều hơn, được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Tại Việt Nam, loài này gặp mọc tự nhiên ở Hà Giang (Quản Bạ, Vị Xuyên), Sơn La (Vân Hồ), Điện Biên (Tủa Chùa), Yên Bái, Thanh Hóa (Thường Xuân), Nghệ An (Con Cuông), Quảng Bình (Tuyên Hóa, Minh Hóa).
Trong khi đó, cây mỡ là một loại cây phục vụ cho trồng rừng, được trồng rất phố biến ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ… Gỗ mỡ mềm, chủ yếu được sử dụng để làm giấy.
Ông Hiệp cho biết thêm, hoa mỡ có hình thức rất đẹp. Ban đầu khi hoa nở có mùi thoang thoảng thơm, như sau đó thì chuyển sang mùi xú uế rất khó chịu. Cây mỡ thường sống ở nơi có địa hình cao, đất đồi, thoát nước tốt. Trong khi đó, Hà Nội là nơi trũng nước, nhiệt độ lại cao. Khi đem về trồng tại Hà Nội thì khả năng loại cây này bị chết là rất cao.
Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, loại cây trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh 10 năm nữa cũng không cho bóng mát.
“Chúng ta không nên quan tâm hàng cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm hay mỡ, bởi cả 2 loại cây này đều không phù hợp để làm cây xanh ở Hà Nội,” ông Dũng nói.
Sở Xây dựng Hà Nội đã có văn bải trả lời 21 câu hỏi mà báo chí đặt ra từ cuộc họp báo hôm 20/3. Với câu hỏi liên quan đến loại cây mới được trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh, Sở Xây dựng khẳng định đây là cây vàng tâm, chứ không phải gỗ mỡ.
Văn bản trả lời nêu rõ: “Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh được trồng bằng cây vàng tâm, đây là cây có giá trị, nằm trong sách đỏ, cần bảo tồn và phát triển.
Cây cao trung bình 25-30 mét, đường kính thân cây 70-80 cm. Vỏ cây có màu xám trắng, thịt vàng nhạt dày khoảng 1cm. Cành non, lá non, long tơ màu nâu.
Lá chất da, dày, hình mác bầu dục dài, dày 5-17cm, rộng 1,5-6,5cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4cm, màu nâu đỏ. Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1-2cm, bao hoa màu nâu trắng.”
Cây trơ trụi lá trên phố Nguyễn Chí Thanh. |
Đáng chú ý, Sở Xây dựng còn cho rằng, “trên thực tế, cây vàng tâm đã được trồng xanh tươi ở một vài nơi trên đường phố Hà Nội.” Tuy nhiên, Sở này không cho biết là đường phố cụ thể nào đang có cây vàng tâm được trồng xanh tươi.
Trong khi đó, từ sáng 23/3, có thông tin cho rằng, trên đường Nguyễn Chí Thanh bắt đầu xuất hiện một số cây có cành là "xum xuê" khác hẳn với những cây trơ trụi lá vừa được trồng trước đó. Nhiều người cho rằng, cây trơ trụi lá đã bị nhổ đi để thay thế bằng loại cây khác trong đêm.
Trước đó, trao đổi với phóng viên VTC News, TS. Nguyễn Tiến Hiệp - Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam cho biết, ông đã lấy mẫu cây trồng trơ trụi lá trên đường Nguyễn Chí Thanh đem về nghiên cứu và khẳng định đây là cây mỡ chứ không phải vàng tâm. Vàng tâm và mỡ có cùng họ ngọc lan nhưng 2 loại cây này có những đặc điểm khác nhau.
Tuy nhiên, ông Hiệp cho hay, hiện nay tại một số địa phương, người dân vẫn coi gọi cây mỡ là mỡ vàng tâm hoặc là vàng tâm.
“Có 3 loài cây thuộc dòng ngọc lan nhiều người dân đều gọi là vàng tâm cả. Vì cả 3 loài này gỗ đều vàng. Tuy nhiên, cây vàng tâm chính thức theo tài liệu khoa học Việt Nam công bố là loài khác. Vàng tâm có tên khoa học là Magnolia dandyii, lá có lông, quả tròn.
Cây mỡ có tên khoa học là Magnolia chevalieri, có lá nhẵn, quả hình bầu dục. Cây trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây mỡ chứ không phải vàng tâm”, ông Hiệp khẳng định.
Cây có cành lá mới xuất hiện trên đường Nguyễn Chí Thanh. |
Theo TS. Nguyễn Tiến Hiệp, gỗ mỡ và vàng tâm đều được sử dụng. Nhưng vàng tâm chính thức là cây gỗ quý hiếm, đi vào cuộc sống của người dân nhiều hơn, được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Tại Việt Nam, loài này gặp mọc tự nhiên ở Hà Giang (Quản Bạ, Vị Xuyên), Sơn La (Vân Hồ), Điện Biên (Tủa Chùa), Yên Bái, Thanh Hóa (Thường Xuân), Nghệ An (Con Cuông), Quảng Bình (Tuyên Hóa, Minh Hóa).
Trong khi đó, cây mỡ là một loại cây phục vụ cho trồng rừng, được trồng rất phố biến ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ… Gỗ mỡ mềm, chủ yếu được sử dụng để làm giấy.
Ông Hiệp cho biết thêm, hoa mỡ có hình thức rất đẹp. Ban đầu khi hoa nở có mùi thoang thoảng thơm, như sau đó thì chuyển sang mùi xú uế rất khó chịu. Cây mỡ thường sống ở nơi có địa hình cao, đất đồi, thoát nước tốt. Trong khi đó, Hà Nội là nơi trũng nước, nhiệt độ lại cao. Khi đem về trồng tại Hà Nội thì khả năng loại cây này bị chết là rất cao.
Trong khi đó, GS.TS Nguyễn Lân Dũng cho rằng, loại cây trồng mới trên đường Nguyễn Chí Thanh 10 năm nữa cũng không cho bóng mát.
“Chúng ta không nên quan tâm hàng cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là cây vàng tâm hay mỡ, bởi cả 2 loại cây này đều không phù hợp để làm cây xanh ở Hà Nội,” ông Dũng nói.
Video: GS. Nguyễn Lân Dũng nói về dự án thay thế cây xanh ở Hà Nội
Minh Quyết
Minh Quyết
Bình luận