Mặc dù đã có văn bản điểm mặt, chỉ tên và đề xuất hướng xử lý những vi phạm trong xây dựng cơ bản tại biệt thự 171 Bà Triệu, nhưng không hiểu sao, UBND phường Lê Đại Hành và UBND quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) vẫn chưa thể thực hiện dứt điểm.
Báo cáo này được lập trên cơ sở chỉ đạo của phó chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, Lâm Anh Tuấn từ cuối tháng 3/2012 để làm rõ nội dung, chỉ đạo giải quyết đơn của bà Dương Phương Vinh (địa chỉ số 171 Bà Triệu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội) về việc một số hộ gia đình trong cùng số nhà cải tạo, cơi nới lấn chiếm diện tích sử dụng chung, chiếm đoạt diện tích riêng và tình hình an ninh trật tự bất ổn tại biển số nhà.
Theo đó, UBND quận chỉ đạo Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà Hai Bà Trưng rà soát hồ sơ, có văn bản báo cáo UBND quận và gửi UBND phường Lê Đại Hành nêu rõ về các diện tích sử dụng chung đã bán, đã thu tiền bán phân bổ không hoạch định, nêu rõ mục đích sử dụng từng khu vực làm cơ sở để chính quyền địa phương giải quyết, xử lý, quản lý sử dụng đất đúng mục đích, ổn định tình hình khu vực. Đồng thời, ông Tuấn cũng chỉ đạo UBND phường Lê Đại Hành tiến hành kiểm tra, lập hồ sơ, xử lý đồng bộ các vi phạm về xây dựng cơi nới, xây dựng chiếm dụng diện tích sử dụng chung tại biển số nhà.
Đến bao giờ mới xử lý?
Ngày 12/4/2012, Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà Hai Bà Trưng đã có văn bản nêu rõ: Các vi phạm trong quản lý xây dựng cơ bản như nới rộng diện tích, cơi cao mái, lấn chiếm ngõ đi chung, sân chung, cầu thang – hành lang chung của các hộ ở thời điểm sau mua 61/CP (hộ trong số nhà này mua nhà ở thời điểm cuối cùng là năm 2006- PV) đều vi phạm nếu chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
Đề nghị UBND phường Lê Đại Hành kiểm tra xử lý theo quy định.Thế nhưng, kể từ khi có báo cáo lên UBND quận Hai Bà Trưng, cho đến nay, tức đã 3 tháng trôi qua, những vi phạm tại số nhà 171 được UBND phường Lê Đại Hành vạch ra xử lý vẫn nằm nguyên trên giấy.
Đáng nói, theo phản ánh của bà Dương Phương Vinh, tính từ thời điểm gửi lá đơn đầu tiên ở cấp phường, đến nay đã 10 tháng, còn cấp quận là 3 tháng mà sự việc vẫn... dậm chân tại chỗ. Được biết, số nhà 171 phố Bà Triệu là nhà thuộc sở hữu Nhà nước do Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà Hai Bà Trưng quản lý, nay đã bán và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số hộ theo Nghị định 61/CP.
Do việc bán nhà đối với phần diện tích sử dụng chung như: ngõ đi, sân, nhà vệ sinh... ngành nhà đất đã thu tiền, bán phân bổ không hoạch định và việc các hộ tự cơi nới, xây dựng không được xử lý triệt để đã phát sinh các mâu thuẫn tại đây.
Cách chức với cán bộ buông lỏng quản lý xây dựng
Trường hợp thiếu quyết liệt trong việc xử lý các vi phạm trong xây dựng tương tự đã xảy ra tại 171 Bà Triệu không còn là hiếm, nó đang trở thành điểm nóng của Hà Nội. Thậm chí, mới đây, tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, sở, ban, ngành về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo phải thừa nhận, sau một thời gian duy trì, lập lại trật tự xây dựng hết sức nghiêm túc, vừa qua, tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Thủ đô đang diễn ra nghiêm trọng ở cả nội thành và ngoại thành, với mức độ và tính chất trầm trọng hơn.
Theo đó, từ 1/1/2010 đến nay, trên địa bàn rhành phố có 1.700 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, trong đó có 1.104 trường hợp lấn chiếm đất đai để xây dựng trên đất nông nghiệp, đất công; 490 trường hợp xây dựng không phép; 100 trường hợp xây dựng sai so với giấy phép; 6 trường hợp xây dựng gây lún nứt, ảnh hưởng đến công trình liền kề và môi trường xung quanh.
Cũng theo ông Nguyễn Thế Thảo, chính quyền thành phố sẽ thực hiện thanh tra công vụ định kỳ và đột xuất, đặc biệt “sẽ xây dựng những chế tài cụ thể đối với những thanh tra trật tự xây dựng cấp phường và cấp quận, chủ tịch phường, phó chủ tịch phường phụ trách, chủ tịch quận, phó chủ tịch quận phụ trách nếu để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng."
Theo đó, "sẽ có thể áp dụng các biện pháp từ mức nhẹ nhất là thuyên chuyển công tác, đến các hình thức nặng hơn là cách chức đối với cả những chủ đầu tư vi phạm và cả cán bộ buông lỏng quản lý trật tự xây dựng”, chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh.
Theo Nguoiduatin
Vạch ra sai phạm rồi... để đấy
Ngày 3/5/2012, UBND phường Lê Đại Hành đã chính thức có báo cáo trình UBND quận Hai Bà Trưng về những vi phạm về xây dựng cơi nới, xây dựng chiếm dụng diện tích sử dụng chung tại biển số nhà 171 phố Bà Triệu.
Trong đó nêu rõ việc xử lý các hạng mục công trình vi phạm mới, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của các hộ dân trong biển số nhà. Cụ thể, hộ ông Đào Duy Kỳ là các vi phạm như: Lợp mái tôn sắt, tôn nền, lát nền trên ngõ đi chung; Hộ bà Hoàng Tuệ Châu là làm vách thạch cao, cửa sắt trên sàn chiếu tới cầu thang chung tại vị trí tầng 2.
Số nhà 171 Bà Triệu - buông lỏng quản lý xây dựng của phường Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng). |
Báo cáo này được lập trên cơ sở chỉ đạo của phó chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng, Lâm Anh Tuấn từ cuối tháng 3/2012 để làm rõ nội dung, chỉ đạo giải quyết đơn của bà Dương Phương Vinh (địa chỉ số 171 Bà Triệu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội) về việc một số hộ gia đình trong cùng số nhà cải tạo, cơi nới lấn chiếm diện tích sử dụng chung, chiếm đoạt diện tích riêng và tình hình an ninh trật tự bất ổn tại biển số nhà.
Theo đó, UBND quận chỉ đạo Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà Hai Bà Trưng rà soát hồ sơ, có văn bản báo cáo UBND quận và gửi UBND phường Lê Đại Hành nêu rõ về các diện tích sử dụng chung đã bán, đã thu tiền bán phân bổ không hoạch định, nêu rõ mục đích sử dụng từng khu vực làm cơ sở để chính quyền địa phương giải quyết, xử lý, quản lý sử dụng đất đúng mục đích, ổn định tình hình khu vực. Đồng thời, ông Tuấn cũng chỉ đạo UBND phường Lê Đại Hành tiến hành kiểm tra, lập hồ sơ, xử lý đồng bộ các vi phạm về xây dựng cơi nới, xây dựng chiếm dụng diện tích sử dụng chung tại biển số nhà.
Đến bao giờ mới xử lý?
Ngày 12/4/2012, Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà Hai Bà Trưng đã có văn bản nêu rõ: Các vi phạm trong quản lý xây dựng cơ bản như nới rộng diện tích, cơi cao mái, lấn chiếm ngõ đi chung, sân chung, cầu thang – hành lang chung của các hộ ở thời điểm sau mua 61/CP (hộ trong số nhà này mua nhà ở thời điểm cuối cùng là năm 2006- PV) đều vi phạm nếu chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
Đề nghị UBND phường Lê Đại Hành kiểm tra xử lý theo quy định.Thế nhưng, kể từ khi có báo cáo lên UBND quận Hai Bà Trưng, cho đến nay, tức đã 3 tháng trôi qua, những vi phạm tại số nhà 171 được UBND phường Lê Đại Hành vạch ra xử lý vẫn nằm nguyên trên giấy.
Đáng nói, theo phản ánh của bà Dương Phương Vinh, tính từ thời điểm gửi lá đơn đầu tiên ở cấp phường, đến nay đã 10 tháng, còn cấp quận là 3 tháng mà sự việc vẫn... dậm chân tại chỗ. Được biết, số nhà 171 phố Bà Triệu là nhà thuộc sở hữu Nhà nước do Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà Hai Bà Trưng quản lý, nay đã bán và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số hộ theo Nghị định 61/CP.
Do việc bán nhà đối với phần diện tích sử dụng chung như: ngõ đi, sân, nhà vệ sinh... ngành nhà đất đã thu tiền, bán phân bổ không hoạch định và việc các hộ tự cơi nới, xây dựng không được xử lý triệt để đã phát sinh các mâu thuẫn tại đây.
Cách chức với cán bộ buông lỏng quản lý xây dựng
Trường hợp thiếu quyết liệt trong việc xử lý các vi phạm trong xây dựng tương tự đã xảy ra tại 171 Bà Triệu không còn là hiếm, nó đang trở thành điểm nóng của Hà Nội. Thậm chí, mới đây, tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, sở, ban, ngành về công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo phải thừa nhận, sau một thời gian duy trì, lập lại trật tự xây dựng hết sức nghiêm túc, vừa qua, tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn Thủ đô đang diễn ra nghiêm trọng ở cả nội thành và ngoại thành, với mức độ và tính chất trầm trọng hơn.
Theo đó, từ 1/1/2010 đến nay, trên địa bàn rhành phố có 1.700 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, trong đó có 1.104 trường hợp lấn chiếm đất đai để xây dựng trên đất nông nghiệp, đất công; 490 trường hợp xây dựng không phép; 100 trường hợp xây dựng sai so với giấy phép; 6 trường hợp xây dựng gây lún nứt, ảnh hưởng đến công trình liền kề và môi trường xung quanh.
Cũng theo ông Nguyễn Thế Thảo, chính quyền thành phố sẽ thực hiện thanh tra công vụ định kỳ và đột xuất, đặc biệt “sẽ xây dựng những chế tài cụ thể đối với những thanh tra trật tự xây dựng cấp phường và cấp quận, chủ tịch phường, phó chủ tịch phường phụ trách, chủ tịch quận, phó chủ tịch quận phụ trách nếu để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng."
Theo đó, "sẽ có thể áp dụng các biện pháp từ mức nhẹ nhất là thuyên chuyển công tác, đến các hình thức nặng hơn là cách chức đối với cả những chủ đầu tư vi phạm và cả cán bộ buông lỏng quản lý trật tự xây dựng”, chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh.
Theo Nguoiduatin
Bình luận