(VTC News)- Theo số liệu của Sở GD&ĐT Hà Nội, trong số trẻ khuyết tật học đường, trẻ tự kỷ chiếm 30%. Ở cấp tiểu học, Hà Nội có 1.021 học sinh đang học hòa nhập tại các trường trên địa bàn, trong đó khoảng 80% học sinh mắc chứng tự kỷ.
Đó là những thông tin được đưa ra tại Hội thảo "Giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ cấp tiểu học" do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức ngày 15/12.
Ở Việt Nam, hội chứng tự kỷ mới được chẩn đoán gần 10 năm trước nhưng đã phát triển rất nhanh. Năm 2003, bệnh viện Nhi đồng I chỉ điều trị 2 trẻ, đến năm 2007 là 170 trẻ, năm 2008 là 350 trẻ. Còn tại bệnh viện Nhi Trung ương, số lượng trẻ tự kỷ cũng tăng theo từng năm: năm 2007 là 405 trẻ, năm 2008 là 963 trẻ và năm 2009 là 1.752 trẻ.
Theo nhiều đại biểu, con số trẻ tự kỷ được phát hiện tại Hà Nội và trên địa bàn cả nước còn lớn hơn rất nhiều những số liệu công bố vì có nhiều trẻ tự kỷ chưa được đến khám và can thiệp kịp thời.
Hiện nay, câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội đã được thành lập và có gần 800 gia đình trẻ tự kỷ tham gia nhằm chung tay giúp đỡ các em.
Tuy nhiên, hiện nay có những sai lầm trong nhận thức của dư luận khi cho rằng tự kỷ là rối loạn thần kinh, cảm xúc, chậm phát triển trí tuệ, hoặc do cha mẹ không yêu thương, chăm sóc gây nên. Chính những hiểu lầm này đã khiến nhiều người có cách cư xử không đúng khi nói về bệnh tự kỷ.
Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh, giảng viên trường CĐ Sư phạm Trung ương dẫn ra một ví dụ: “Có lần tôi đến thăm một trường học một em chạy ra nói: “Lớp em có một bạn bị tự kỷ”, nghe xong câu nói này em học sinh tự kỷ luôn lảng tránh không muốn giao tiếp với tôi nữa…”
Một phụ huynh có con bị mắc bệnh tự kỷ cho biết, ban đầu khi có kết luận của bác sĩ rằng con mình bị mắc chứng tự kỷ thì gia đình và bản thân chị cũng bị sốc nhưng sau đó chị cũng nhận ra chính tình yêu thương của gia đình và phương pháp giáo dục hòa nhập sẽ giúp trẻ có những tiến triển trong bệnh lý.
Ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng GD Tiểu học (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, nhiều năm nay Sở chỉ đạo các nhà trường tiếp nhận, tạo mọi điều kiện cho học sinh tự kỷ hòa nhập tốt nhất trong môi trường giáo dục bình thường.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng thường xuyên mở các lớp tập huấn cho giáo viên, gia đình để nâng cao trình độ, phối hợp thường xuyên hơn giữa gia đình và nhà trường nhằm tạo điều kiện tốt cho trẻ được chữa khỏi.
Theo đánh giá của lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật nói chung là một công việc khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay ngành GD Hà Nội cũng chưa có chính sách hỗ trợ đặc biệt nào cho giáo viên làm công tác này.
“Dạy trẻ vốn là một công việc đầy khó nhọc, nhưng dạy trẻ tự kỷ còn lại khó nhọc hơn nhiều, bởi vì công việc này đòi hỏi người thực hiện không chỉ có chuyên môn vững vàng, mà còn phải lòng thương yêu cao cả và tinh thần trách nhiệm...”. Ông Tiến nhận định.
Đó là những thông tin được đưa ra tại Hội thảo "Giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ cấp tiểu học" do Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức ngày 15/12.
Số lượng trẻ tự kỷ ngày càng gia tăng (Ảnh minh họa) |
Ở Việt Nam, hội chứng tự kỷ mới được chẩn đoán gần 10 năm trước nhưng đã phát triển rất nhanh. Năm 2003, bệnh viện Nhi đồng I chỉ điều trị 2 trẻ, đến năm 2007 là 170 trẻ, năm 2008 là 350 trẻ. Còn tại bệnh viện Nhi Trung ương, số lượng trẻ tự kỷ cũng tăng theo từng năm: năm 2007 là 405 trẻ, năm 2008 là 963 trẻ và năm 2009 là 1.752 trẻ.
Theo nhiều đại biểu, con số trẻ tự kỷ được phát hiện tại Hà Nội và trên địa bàn cả nước còn lớn hơn rất nhiều những số liệu công bố vì có nhiều trẻ tự kỷ chưa được đến khám và can thiệp kịp thời.
Hiện nay, câu lạc bộ Gia đình trẻ tự kỷ Hà Nội đã được thành lập và có gần 800 gia đình trẻ tự kỷ tham gia nhằm chung tay giúp đỡ các em.
Tuy nhiên, hiện nay có những sai lầm trong nhận thức của dư luận khi cho rằng tự kỷ là rối loạn thần kinh, cảm xúc, chậm phát triển trí tuệ, hoặc do cha mẹ không yêu thương, chăm sóc gây nên. Chính những hiểu lầm này đã khiến nhiều người có cách cư xử không đúng khi nói về bệnh tự kỷ.
Thạc sỹ Nguyễn Thị Thanh, giảng viên trường CĐ Sư phạm Trung ương dẫn ra một ví dụ: “Có lần tôi đến thăm một trường học một em chạy ra nói: “Lớp em có một bạn bị tự kỷ”, nghe xong câu nói này em học sinh tự kỷ luôn lảng tránh không muốn giao tiếp với tôi nữa…”
Một phụ huynh có con bị mắc bệnh tự kỷ cho biết, ban đầu khi có kết luận của bác sĩ rằng con mình bị mắc chứng tự kỷ thì gia đình và bản thân chị cũng bị sốc nhưng sau đó chị cũng nhận ra chính tình yêu thương của gia đình và phương pháp giáo dục hòa nhập sẽ giúp trẻ có những tiến triển trong bệnh lý.
Tình yêu của gia đình sẽ là biện pháp tốt nhất để giúp trẻ hòa nhập trở lại |
Ông Phạm Xuân Tiến, Trưởng phòng GD Tiểu học (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết, nhiều năm nay Sở chỉ đạo các nhà trường tiếp nhận, tạo mọi điều kiện cho học sinh tự kỷ hòa nhập tốt nhất trong môi trường giáo dục bình thường.
Bên cạnh đó, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng thường xuyên mở các lớp tập huấn cho giáo viên, gia đình để nâng cao trình độ, phối hợp thường xuyên hơn giữa gia đình và nhà trường nhằm tạo điều kiện tốt cho trẻ được chữa khỏi.
Theo đánh giá của lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật nói chung là một công việc khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay ngành GD Hà Nội cũng chưa có chính sách hỗ trợ đặc biệt nào cho giáo viên làm công tác này.
“Dạy trẻ vốn là một công việc đầy khó nhọc, nhưng dạy trẻ tự kỷ còn lại khó nhọc hơn nhiều, bởi vì công việc này đòi hỏi người thực hiện không chỉ có chuyên môn vững vàng, mà còn phải lòng thương yêu cao cả và tinh thần trách nhiệm...”. Ông Tiến nhận định.
Phạm Thịnh
Bình luận