(VTC News) - Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra trên 10 vụ chống lại người thi hành công vụ, đứng đầu cả nước về tội phạm này.
Theo thống kê của Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt, tình trạng chống người thi hành công vụ trong 6 tháng đầu năm xảy ra 27 vụ (trong đó Hà Nội 10 vụ, TP Hồ Chí Minh 3 vụ, Tuyên Quang, Ninh Bình xảy ra 2 vụ…).
So với cùng kỳ năm 2011, số vụ chống lại người thi hành công vụ đã tăng 3 vụ, làm 1 chiến sỹ CSGT huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) hy sinh, 4 chiến sỹ bị thương.
Cũng theo thống kê của Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt, không chỉ có lực lượng Cảnh sát giao thông mới gặp phải tình trạng chống người thi hành công vụ. Ngay cả lực lượng Cảnh sát cơ động có vũ trang, lực lượng cảnh sát liên ngành điển hình là các tổ công tác 141 (gồm CSGT, cảnh sát hình sự và cảnh sát trật tự) cũng liên tiếp vấp phải sự phản ứng của các đối tượng.
Vừa qua, ngày 17/7 Công an quận Tây Hồ đã bắt 4 kẻ đấm vào mặt một Trung tá Công an. Cùng ngày, trong khi làm nhiệm vụ, Thượng úy Nguyễn Hồng Quân thuộc Đội Cảnh sát giao thông số 4 đã bị một số kẻ hành hung khi đang làm nhiệm vụ.
Trao đổi với báo chí, Thượng tá Trần Sơn, Phó Phòng hướng dẫn tuyên truyền luật giao thông, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Việt Nam cho hay, người vi phạm chống đối vì luôn có suy nghĩ trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát cũng như việc xử lý của cơ quan chức năng.
“Khi vi phạm, họ dùng mọi biện pháp như xin xỏ, gọi điện cầu cứu nhằm tác động, hối lộ công an để bỏ qua hành vi phạm lỗi. Khi không được đáp ứng, họ bắt đầu cản trở, hành hung đối với người thi hành công vụ”, Thượng tá Trần Sơn nói.
Thống kê từ Cục Cảnh sát Đường bộ - Đường sắt Việt Nam cũng nêu, độ tuổi trung bình của nhóm người này hiện nay rơi vào khoảng từ 17-30.
Đáng chú ý, nhóm người từ 17-25 tuổi chiếm phần lớn trong số này. Điều đáng nói, trong nhóm các người đang ngày càng trẻ hóa này, không ít người là học sinh, sinh viên, thậm chí viên chức Nhà nước.
Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đang được sửa đổi và nâng lên thành luật, thiết nghĩ các hành vi chống người thi hành công vụ cần phải được đưa vào các khung hình phạt nghiêm khắc, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật
Minh Quân
Theo thống kê của Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt, tình trạng chống người thi hành công vụ trong 6 tháng đầu năm xảy ra 27 vụ (trong đó Hà Nội 10 vụ, TP Hồ Chí Minh 3 vụ, Tuyên Quang, Ninh Bình xảy ra 2 vụ…).
So với cùng kỳ năm 2011, số vụ chống lại người thi hành công vụ đã tăng 3 vụ, làm 1 chiến sỹ CSGT huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) hy sinh, 4 chiến sỹ bị thương.
Lực lượng 141 cũng vấp phải sự chống đối (Ảnh: Internet) |
Cũng theo thống kê của Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt, không chỉ có lực lượng Cảnh sát giao thông mới gặp phải tình trạng chống người thi hành công vụ. Ngay cả lực lượng Cảnh sát cơ động có vũ trang, lực lượng cảnh sát liên ngành điển hình là các tổ công tác 141 (gồm CSGT, cảnh sát hình sự và cảnh sát trật tự) cũng liên tiếp vấp phải sự phản ứng của các đối tượng.
Vừa qua, ngày 17/7 Công an quận Tây Hồ đã bắt 4 kẻ đấm vào mặt một Trung tá Công an. Cùng ngày, trong khi làm nhiệm vụ, Thượng úy Nguyễn Hồng Quân thuộc Đội Cảnh sát giao thông số 4 đã bị một số kẻ hành hung khi đang làm nhiệm vụ.
Trao đổi với báo chí, Thượng tá Trần Sơn, Phó Phòng hướng dẫn tuyên truyền luật giao thông, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Việt Nam cho hay, người vi phạm chống đối vì luôn có suy nghĩ trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát cũng như việc xử lý của cơ quan chức năng.
“Khi vi phạm, họ dùng mọi biện pháp như xin xỏ, gọi điện cầu cứu nhằm tác động, hối lộ công an để bỏ qua hành vi phạm lỗi. Khi không được đáp ứng, họ bắt đầu cản trở, hành hung đối với người thi hành công vụ”, Thượng tá Trần Sơn nói.
Thống kê từ Cục Cảnh sát Đường bộ - Đường sắt Việt Nam cũng nêu, độ tuổi trung bình của nhóm người này hiện nay rơi vào khoảng từ 17-30.
Đáng chú ý, nhóm người từ 17-25 tuổi chiếm phần lớn trong số này. Điều đáng nói, trong nhóm các người đang ngày càng trẻ hóa này, không ít người là học sinh, sinh viên, thậm chí viên chức Nhà nước.
Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đang được sửa đổi và nâng lên thành luật, thiết nghĩ các hành vi chống người thi hành công vụ cần phải được đưa vào các khung hình phạt nghiêm khắc, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật
Minh Quân
Bình luận