'Phải mang chuyện này ra bàn thảo và để bàn về việc nên lấy không gian ấy là một biểu trưng văn hóa hơn hay để làm một tòa nhà hơn?'
Đại biểu Quốc hội, Nhà sử học Dương Trung Quốc chia sẻ với phóng viên trước thông tin Hà Nội tiếp tục cho xây dựng tòa nhà tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, gần sát hồ Hoàn Kiếm.
- Sau một thời gian phải tạm dừng vì bị dư luận phản ứng, được biết quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục triển khai dự án Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Cá nhân ông có ý kiến như thế nào về việc này?
Việc xây dựng ở những vùng nhạy cảm quanh Hồ Gươm là một vấn đề hệ trọng, không chỉ mang tính hợp lý mà quan trọng là phải hợp lòng người.
Hồ Gươm ngày càng bị thu hẹp không gian công cộng, những thiết chế văn hóa, cảnh quan văn hóa cũng ngày càng nghèo nàn. Vì thế việc thu hẹp không gian ấy, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm và Hà Nội phải cân nhắc.
Công trình này đã bị dừng một lần do dư luận xã hội, tổ chức xã hội không đồng tình. Nếu triển khai nó thì Hà Nội phải trả lời câu hỏi mà dư luận đặt ra trước đây.
Nhưng theo tôi, không gì tốt bằng công khai chuyện đó: Xây ở đó cái gì? Kiến trúc như thế nào? Tác động đến cảnh quan đến đâu? có tác động xấu không?... Làm như vậy mới tạo ra sự đồng thuận cao, hoặc có sự đóng góp ý kiến cho xác đáng.
Tôi đề nghị Hà Nội cần công khai chuyện này ra trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc tối thiểu phải có phối cảnh để công khai theo đúng quy định của luật xây dựng. Phải mang chuyện này ra bàn thảo và để bàn về việc nên lấy không gian ấy là một biểu trưng văn hóa hơn hay để làm một tòa nhà hơn?
- Trước kia Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo từng nói “đụng vào một viên gạch ở đây cũng không xong, phải tính kỹ”. Theo ông quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục có vai trò và ý nghĩa ra sao?
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo bày tỏ thái độ đó là đúng. Ngoài giá trị đã được định hình, đây còn là không gian mở nối kết khu phố cổ với Hồ Hoàn Kiếm. Đây cũng là không gian lâu nay chúng ta chưa quan tâm đúng mức, chưa phát huy được công năng của nó ngoài cái đài phun nước.
Vậy tại sao quận Hoàn Kiếm và Hà Nội không đầu tư trí tuệ vào để mở rộng, chỉnh trang không gian này? Tôi cho rằng đây là một cơ hội để làm việc này.
- Nằm trong một khu đất vàng, linh thiêng giữa thủ đô Hà Nội, phải chăng vì giá trị vật chất rất lớn nên người ta sẵn sàng bán đi một phần, dù đó là một không gian văn hóa, một di tích?
Điều này tôi biết. Có lẽ họ cũng tận dụng cái kiến trúc đang bị đổ nát để biến thành một chỗ cho cái cơ quan có liên quan đến không gian ấy để quản lý và cho tiện về địa bàn. Nhưng tôi nghĩ đấy chỉ là một phương án, và còn nhiều phương án tốt hơn.
Lịch sử thì không phải ở đâu cũng có, nhưng một ngôi nhà để ở thì ở đâu cũng có và ngôi nhà làm việc thì ở đâu cũng vậy. Tôi nghĩ phải cân nhắc lại chuyện xây dựng đó.
- Được biết ông đã từng viết tâm thư phản đối xây dựng công trình này giữa quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Vậy ông sẽ làm gì khi họ tiếp tục xây dựng nhà làm việc ở đây?
Tôi cũng sẽ làm công văn để nhắc nhở lãnh đạo Hà Nội về việc xây dựng này. Tôi không đặt vấn đề dừng ngay mà chỉ muốn công trình đó đáp ứng nhu cầu đòi hỏi chính đáng của người dân nói chung và dư luận cũng như cá nhân tôi.
Xin cảm ơn ông!
Theo Infonet
- Sau một thời gian phải tạm dừng vì bị dư luận phản ứng, được biết quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục triển khai dự án Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Cá nhân ông có ý kiến như thế nào về việc này?
Việc xây dựng ở những vùng nhạy cảm quanh Hồ Gươm là một vấn đề hệ trọng, không chỉ mang tính hợp lý mà quan trọng là phải hợp lòng người.
|
Công trình này đã bị dừng một lần do dư luận xã hội, tổ chức xã hội không đồng tình. Nếu triển khai nó thì Hà Nội phải trả lời câu hỏi mà dư luận đặt ra trước đây.
Nhưng theo tôi, không gì tốt bằng công khai chuyện đó: Xây ở đó cái gì? Kiến trúc như thế nào? Tác động đến cảnh quan đến đâu? có tác động xấu không?... Làm như vậy mới tạo ra sự đồng thuận cao, hoặc có sự đóng góp ý kiến cho xác đáng.
Tôi đề nghị Hà Nội cần công khai chuyện này ra trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc tối thiểu phải có phối cảnh để công khai theo đúng quy định của luật xây dựng. Phải mang chuyện này ra bàn thảo và để bàn về việc nên lấy không gian ấy là một biểu trưng văn hóa hơn hay để làm một tòa nhà hơn?
- Trước kia Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo từng nói “đụng vào một viên gạch ở đây cũng không xong, phải tính kỹ”. Theo ông quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục có vai trò và ý nghĩa ra sao?
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo bày tỏ thái độ đó là đúng. Ngoài giá trị đã được định hình, đây còn là không gian mở nối kết khu phố cổ với Hồ Hoàn Kiếm. Đây cũng là không gian lâu nay chúng ta chưa quan tâm đúng mức, chưa phát huy được công năng của nó ngoài cái đài phun nước.
Vậy tại sao quận Hoàn Kiếm và Hà Nội không đầu tư trí tuệ vào để mở rộng, chỉnh trang không gian này? Tôi cho rằng đây là một cơ hội để làm việc này.
- Nằm trong một khu đất vàng, linh thiêng giữa thủ đô Hà Nội, phải chăng vì giá trị vật chất rất lớn nên người ta sẵn sàng bán đi một phần, dù đó là một không gian văn hóa, một di tích?
Điều này tôi biết. Có lẽ họ cũng tận dụng cái kiến trúc đang bị đổ nát để biến thành một chỗ cho cái cơ quan có liên quan đến không gian ấy để quản lý và cho tiện về địa bàn. Nhưng tôi nghĩ đấy chỉ là một phương án, và còn nhiều phương án tốt hơn.
Lịch sử thì không phải ở đâu cũng có, nhưng một ngôi nhà để ở thì ở đâu cũng có và ngôi nhà làm việc thì ở đâu cũng vậy. Tôi nghĩ phải cân nhắc lại chuyện xây dựng đó.
- Được biết ông đã từng viết tâm thư phản đối xây dựng công trình này giữa quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục. Vậy ông sẽ làm gì khi họ tiếp tục xây dựng nhà làm việc ở đây?
Tôi cũng sẽ làm công văn để nhắc nhở lãnh đạo Hà Nội về việc xây dựng này. Tôi không đặt vấn đề dừng ngay mà chỉ muốn công trình đó đáp ứng nhu cầu đòi hỏi chính đáng của người dân nói chung và dư luận cũng như cá nhân tôi.
Xin cảm ơn ông!
Theo Infonet
Bình luận