(VTC News) - Tổng Công ty Vận tải Hà Nội vừa đề nghị UBND TP. Hà Nội xem xét cho phép triển khai xây dựng thêm 4 bến xe khách tại các cửa ngõ Thủ đô.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng lớn của người dân về Thủ đô và kết nối hoạt động giữa loại hình vận tải xe khách và các loại hình khách trong tương lai, Transerco đề nghị UBND TP. Hà Nội cho phép đầu tư xây dựng thêm 4 bến xe mới.
Dự án thứ nhất là Bến xe khách Văn Bình. Địa điểm đề xuất trên bản đồ quy hoạch nằm trên ngã tư quốc lộ 1A và đường vành đai 4, thuộc địa phận xã Yên Thái, Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Dự án thứ hai là Bến xe khách An Khánh. Địa điểm đề xuất xây dựng tại Song Phương, huyện Hoài ức, Hà Nội.
Diện tích khoảng 10ha, hiện trạng là đất nông nghiệp nằm trên trục đường Đại lộ Thăng Long giao với đường vành đai 4 cách trung tâm Hà Nội hiện nay về hướng Tây khoảng 22km.
Dự án thứ ba là Bến xe khách Hạ Mỗ. Địa điểm dự án tại xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội, với diện tích khoảng 10ha. Đây là khu đất nông nghiệp, nằm trên đường vành đai 4 hướng đi Hà Nội Sơn Tây cách trung tâm Hà Nội hiện nay về hướng Tây Bắc khoảng 27km.
Cuối cùng là dự án đầu tư xây dựng bến xe khách Hải Bối. Địa điểm dự án tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội, với diện tích cũng khoảng 10ha. Hiện nay, đây là khu đất nông nghiệp, nằm trên đường cao tốc Bắc Thăng Long Nội Bài, cách trung tâm Hà Nội hiện nay về hướng Bắc khoảng 12km.
Theo đề xuất của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, kinh phí triển khai Dự án trên được sử dụng từ nguồn vốn tự có và vốn huy động hợp pháp của Tổng công ty vận tải Hà Nội.
Diện tích đề xuất nghiên cứu dự án khoảng 10ha, với hiện trạng đang là đất nông nghiệp nằm trên trục đường quốc lộ 1A cũ và đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, cách trung tâm Thủ đô về phía nam khoảng 15km.
Hiện nay, Tổng công ty đã làm việc với xã Văn Bình và có văn bản chấp thuận của UBND xã để Tổng Công ty tiến hành lập dự án.
Trước lo ngại có quá nhiều bến xe khách tại Thủ đô, đại diện Công ty Quản lý các bến xe Hà Nội cho rằng các bến xe hiện tại đang nằm ở những vị trí có mật độ giao thông dày đặc trong nội thành, các bến xe được xây dựng đã lâu nên đều đã xuống cấp và cần được nâng cấp cải tạo.
Thu Minh
Theo Tổng công ty Vận tai Hà Nội, hiện nay, hệ thống bến xe tại Hà Nội đã xuống cấp, quá tải, trong khi đó, một số bến xe ở Hà Nội đã và đang di dời lại được thay thế bằng nhà cao tầng hay trung tâm thương mại khiến năng lực hệ thống bến xe Hà Nội càng thêm yếu.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng lớn của người dân về Thủ đô và kết nối hoạt động giữa loại hình vận tải xe khách và các loại hình khách trong tương lai, Transerco đề nghị UBND TP. Hà Nội cho phép đầu tư xây dựng thêm 4 bến xe mới.
Dự án thứ nhất là Bến xe khách Văn Bình. Địa điểm đề xuất trên bản đồ quy hoạch nằm trên ngã tư quốc lộ 1A và đường vành đai 4, thuộc địa phận xã Yên Thái, Văn Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Dự án thứ hai là Bến xe khách An Khánh. Địa điểm đề xuất xây dựng tại Song Phương, huyện Hoài ức, Hà Nội.
Diện tích khoảng 10ha, hiện trạng là đất nông nghiệp nằm trên trục đường Đại lộ Thăng Long giao với đường vành đai 4 cách trung tâm Hà Nội hiện nay về hướng Tây khoảng 22km.
Đại diện Công ty Quản lý các bến xe Hà Nội cho rằng, các bến xe được xây dựng đã lâu nên đều đã xuống cấp và cần được nâng cấp cải tạo (Ảnh: Internet) |
Dự án thứ ba là Bến xe khách Hạ Mỗ. Địa điểm dự án tại xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội, với diện tích khoảng 10ha. Đây là khu đất nông nghiệp, nằm trên đường vành đai 4 hướng đi Hà Nội Sơn Tây cách trung tâm Hà Nội hiện nay về hướng Tây Bắc khoảng 27km.
Cuối cùng là dự án đầu tư xây dựng bến xe khách Hải Bối. Địa điểm dự án tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Hà Nội, với diện tích cũng khoảng 10ha. Hiện nay, đây là khu đất nông nghiệp, nằm trên đường cao tốc Bắc Thăng Long Nội Bài, cách trung tâm Hà Nội hiện nay về hướng Bắc khoảng 12km.
Theo đề xuất của Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, kinh phí triển khai Dự án trên được sử dụng từ nguồn vốn tự có và vốn huy động hợp pháp của Tổng công ty vận tải Hà Nội.
Diện tích đề xuất nghiên cứu dự án khoảng 10ha, với hiện trạng đang là đất nông nghiệp nằm trên trục đường quốc lộ 1A cũ và đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, cách trung tâm Thủ đô về phía nam khoảng 15km.
Hiện nay, Tổng công ty đã làm việc với xã Văn Bình và có văn bản chấp thuận của UBND xã để Tổng Công ty tiến hành lập dự án.
Trước lo ngại có quá nhiều bến xe khách tại Thủ đô, đại diện Công ty Quản lý các bến xe Hà Nội cho rằng các bến xe hiện tại đang nằm ở những vị trí có mật độ giao thông dày đặc trong nội thành, các bến xe được xây dựng đã lâu nên đều đã xuống cấp và cần được nâng cấp cải tạo.
Thu Minh
Bình luận