• Zalo

Hà Nội: Đào, quất ủ rũ… đội mưa đợi khách

Kinh tếThứ Bảy, 14/02/2015 10:56:00 +07:00Google News

Trời trở mưa khiến những chợ hoa Tết heo hắt người xem. Những ông chủ hàng thì rầu lòng, lo lắng...

Trời trở mưa khiến những chợ hoa Tết heo hắt người xem. Những ông chủ hàng thì rầu lòng, lo lắng...

Ngày 26 Âm lịch nhưng trời đổ mưa khiến những chợ hoa xuân của Hà Nội thưa thớt khách xem.
Đây cũng là thời điểm được các chủ hàng kỳ vọng vì vừa rơi vào ngày cuối tuần, vừa là ngày cuối cùng làm việc trong năm theo lịch công sở sẽ khiến lượng mua “ấm lên”.

Tuy nhiên, điều đó vẫn chỉ là niềm hy vọng bởi cơn mưa cuối năm.
Chủ hàng đào, quất đội mưa chờ khách.
Chủ hàng đào, quất đội mưa chờ khách. 

Dọc các tuyến phố Kim Giang từ Ngã Tư Sở chạy xuống đường 70 xuôi theo con sông Tô Lịch; đường Lê Văn Lương kéo dài; đường Khuất Duy Tiến..., hàng trăm điểm bán hàng tết tự phát của những người buôn ngoại tỉnh tấp nập kéo về từ vài ngày qua.

Theo quan sát, lượng mua sắm của người dân Hà Nội vẫn ở mức độ cầm chừng.Cơn mưa cuối năm khiến đường xá lẹp nhẹp ướt, và gây không ít phiền toái cho những chủ hàng hoa.
Cơn mưa cuối năm làm đường xá lầy lội, nhớp nháp khiến lượng khách đi sắm Tết trở nên héo hắt
Cơn mưa cuối năm làm đường xá lầy lội, nhớp nháp khiến lượng khách đi sắm Tết trở nên héo hắt 

Chị Nguyễn Thị Hà (đến từ huyện Ba Vì) lo lắng nhìn đào cả cành lẫn cây gần 300 gốc của mình đang ủ rũ dưới làn mưa. Dù mưa không nặng hạt, nhưng mưa xuân khiến đào tưng bừng nở.

“Chỉ còn vài ngày nữa là hết năm. Cứ tiến độ bán nhúc nhắc mỗi ngày chỉ được 10 – 20 gốc như thế này, không biết có kịp về đón Giao thừa hay không” – chị lo lắng.
Nhiều chủ hàng ngóng trời nên chưa dám hạ hàng xuống bày bán.
Nhiều chủ hàng ngóng trời nên chưa dám hạ hàng xuống bày bán. 

Toàn bộ vốn liếng đầu tư vào “mẻ hàng cuối năm” của chị Hà lên đến vài chục triệu đồng. Mấy ngày qua, anh chị phải mượn thêm người để phụ giúp trông nom đào và bán hàng.

Chị thuê của Ban quản lý chợ hoa Thanh Trì ba ô để bán hàng, mỗi ô 600 ngàn đồng/đợt, buổi tối, anh chị dựng lều bạt bên cạnh đám đào để trông coi, cắt lượt để lúc nào cũng phải có người thức.

“Kiếm được đồng tiền vất vả lắm. Nắng thì có cái khổ của nắng, đào nở toe toét, khách chê không ai mua. Mưa thì cũng có tội của mưa, khách ngại không đến xem hàng, thành thử chỉ trật khấc có người bán đứng... ngó hàng của mình” – anh Thành, chồng chị Hà góp lời.
ên Hà Nội bán được giá hơn so với ngoại tỉnh, nhưng thêm hàng trăm thứ chi phí, và cũng phải cạnh tranh với hàng vạn người
Lên Hà Nội bán được giá hơn so với ngoại tỉnh, nhưng thêm hàng trăm thứ chi phí, và cũng phải cạnh tranh với hàng vạn người 

Anh Nguyễn Văn Mạnh (quê Nam Định) mua cả vườn quất hơn 200 gốc từ Hưng Yên lên Hà Nội bán Tết. Từ ngày 23 ông Công ông Táo đến nay, Mạnh mới bán được 30 cây, số còn lại vẫn xếp chồng đống, chưa dám mở bó, tháo dây trưng cho khách xem.

“Lên Hà Nội bán được giá hơn so với ngoại tỉnh, nhưng thêm hàng trăm thứ chi phí, và cũng phải cạnh tranh với hàng vạn người, khó lắm anh ạ. Thôi thì, một năm chỉ có một ngày, đành cố gắng chứ biết làm sao” – Mạnh than phiền.

Nhìn lên bầu trời xám xịt mà mưa có vẻ mỗi lúc thêm nặng hạt, chị Hà, anh Thành, anh Mạnh... càng thêm rầu lòng.
Mưa khiến cả người bán - người mua đều vất vả.
Mưa khiến cả người bán - người mua đều vất vả. 

Dù trời mưa, nhưng các chủ hàng vẫn mặc áo mưa mỏng, nón lá... tạm bợ “phơi mặt” cùng đào, quất... chờ khách.

“Mong trời mau tạnh để có khách, có như thế mới có người mua đào, quất, chúng tôi mới mong bán được hàng thu hồi vốn để kịp về quê đón Giao thừa cúng các cụ” – chị Hà chân thật.

Nguồn: Vietnamnet
Bình luận
vtcnews.vn