Hà Nội sẽ trích từ nguồn ngân sách gần 33,7 đồng để chống mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục bậc trung học giai đoạn 2011-2015.
Thành phố duy trì huy động trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%; xây dựng 100% phòng học kiên cố cho lớp mầm non 5 tuổi; 100% quận, huyện, thị xã được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi.
| |
Hà Nội chi hơn 30 tỷ đồng chống mù chữ. Ảnh: TTXVN |
Việc phổ cập giáo dục trung học cơ sở của thành phố sẽ được giữ vững kết quả 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn; phòng học kiên cố đảm bảo đạt tỉ lệ 99%. Giáo viên trung học cơ sở đạt chuẩn 100% và trên chuẩn đạt 80%. Đặc biệt, đến năm 2015, thành phố phấn đấu đạt chuẩn phổ cập trình độ trung học.
Theo kế hoạch, hàng năm thành phố phải huy động hầu hết trẻ em mầm non 5 tuổi và các đối tượng trong độ tuổi phổ cập đi học các bậc đến lớp; Ưu tiên nhận trẻ 5 tuổi vào học ở các trường mầm non công lập.
Thành phố ưu tiên đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục, phấn đấu đến năm 2015 có 100% cơ sở giáo dục có máy tính phục vụ giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyên môn, nghiệp vụ.
Thành phố cũng ưu tiên củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp, xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị, bảo đảm ngân sách để phục chống mù chữ, phổ cập giáo dục cho tất cả các bậc học.
Hà Nội sẽ đẩy mạnh xã hội hóa công tác này bằng việc khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đầu tư phát triển trường, lớp theo tinh thần Nghị định 69 của Chính phủ về khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao.
TTXVN
Bình luận (2)
cảm ơn bài viết Bất cập lựa chọn môn học từ lớp 10, vậy các cháu 2k7 Bộ GDDT có giải pháp gì tháo gỡ, các cháu đang chọn tạm trường, ngành theo đề án 2024 các trường đại học ở Hà nội đã quá đau đầu vì vướng mắc tổ hợp, đề án tuyển sinh năm nay hiện chưa công bố. Chưa kể đến việc thi THPT, cơ sở xét tuyển đại học cũng đang không biết thế nào. Thật tội cho các cháu thực hiện CTGD mới khi chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng với các chính sách tuyển sinh công bố từ trước khi các cháu vào 10. Phụ huynh đi làm có kinh nghiệm đọc văn bản, nghiên cứu chính sách còn đau đầu nghiên cứu tìm hiểu, vậy các cháu chưa trải nghiệm điều này thì chỉ lơ mơ và loay hoay.
Điều cần làm nhất là chấn chỉnh, siết, loại bỏ các trường cấp 3, cao đẳng, đại học không đảm bảo chất lượng. Từ đó học nước ngoài tập trung phát triển các trường đào tạo nghề theo đặt hàng của xã hội. Còn cấp 3 trở xuống sẽ không chấm điểm và không tổ chức thi học sinh giỏi, bỏ thi vào cấp 3 và tốt nghiệp cấp 3. Đấy mới là đi đúng hướng phổ cập giáo dục xoá mù tốt nghiệp cấp 3🥑, có làm như vậy mới phát triển được nguồn nhân lực giỏi. Một đất nước nhiều cử nhân, thạc sỹ, pgs, giáo sư; nhưng không được các nước công nhận, đã đến lúc dám nhìn thẳng sự thật rồi, không nên hão huyền ru ngủ