• Zalo

Hà Lan sau trận thua Đức: “Thảm kịch” 10.000 năm?

Tổng hợpThứ Năm, 14/06/2012 12:43:00 +07:00Google News

(VTC News) – Cánh cửa vào tứ kết của Hà Lan ở bảng tử thần chỉ còn là một kẽ hở. Nếu Hà Lan bị loại thì đó là một thảm kịch cho bóng đá xứ hoa tulip.


(VTC News) – Cánh cửa vào tứ kết của Hà Lan ở bảng tử thần chỉ còn là một kẽ hở. Nếu Hà Lan bị loại thì đó là một thảm kịch cho bóng đá xứ hoa tulip.

>>> Xem clip trận tử chiến Đức-Hà Lan

Lời thề 10.000 năm sau thảm kịch

Đêm 31/1/1953, cả đất nước Hà Lan chết lặng khi rơi vào một thảm họa bão lũ. Sóng lớn, gió to và triều cường cùng với mực nước dâng của biển Bắc đã phá tan khoảng 45km đê biển, nhấn chìm ba tỉnh phía nam. Gần 2.000 người thiệt mạng, 100.000 người phải di dời, 10.000 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn.

Giữa đau thương ngút trời ấy, người Hà Lan – những người bao năm đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại, phát triển - đã thề rằng: Không bao giờ để thảm họa lặp lại, ít nhất là trong 10.000 năm nữa.

Đập cửa lùa Nieuwe Waterweg một trong những công trình ngăn lũ cuối cùng trong lời thề của người Hà Lan.

Một loạt công trình chống lũ đã được thực hiện với ý chí quyết tâm của cả đất nước Hà Lan. Hệ thống đê lập tức được đắp cao hơn mức cũ 2m. Bên cạnh đó là một kế hoạch bảo vệ châu thổ đồng bộ và toàn diện được xây dựng, trong đó hàng loạt công trình được hoạch định, gồm các kè chắn sóng, cống xoay, đập ngăn lũ, đê biển... An toàn cho con người sinh sống sau đê được ưu tiên hàng đầu, với tần suất thiết kế ở các vùng dân cư là 1/10.000, tức cho phép rủi ro chỉ xảy ra một lần trên 10.000 năm!

24 năm một thảm kịch Euro?

Đại gia đầu tiên chia tay Euro 2012
“Brilliant Orange: The Neurotic Genius of Dutch Football” - “Màu cam rực rỡ – Vẻ đẹp cuồng nhiệt của bóng đá Hà Lan” là cuốn sách để đời của David Winner (Một người không mang quốc tịch Hà Lan) viết về bóng đá Hà Lan. Trong cuốn sách này Winner đã có những liên hệ rất thuyết phục về sự hình thành tính cách, lối chơi của bóng đá Hà Lan với hoàn cảnh tự nhiên của đất nước này.

Winner viết: “Bóng đá Hà Lan dựa trên nguyên tắc tinh thần tập thể, mỗi người thực hiện một nhiệm vụ nhỏ, và nếu không hoàn thành tốt nhiệm vụ này, họ sẽ làm ảnh hưởng đến toàn đội. Ví dụ như khi một hậu vệ quyết định tham gia tấn công, thì một trung vệ phải ngay lập tức thế chỗ của anh ta trong hàng phòng ngự.

 Nếu không, anh ta sẽ khiến hàng phòng ngự lỏng lẻo, dễ bị tấn công, do đó sẽ ảnh hưởng đến cả đội. Lối chơi bóng dựa trên tinh thần tập thể này xuất phát từ khi người Hà Lan bắt đầu cuộc chiến giành lại đất liền và xây dựng các con đê ngăn sóng.

Những người Hà Lan bay của Euro 1988

Tiếp theo, người Hà Lan sáng tạo ra lối chơi bóng tổng lực là dựa vào lý thuyết tận dụng khoảng trống để có lợi cho mình. Khi có bóng, họ muốn có càng nhiều khoảng trống càng tốt bằng cách tạt bóng ra hai cánh hoặc di chuyển xa nhau ra. Điều này làm cho đối phương khó phòng thủ hơn. Khi không có bóng, họ muốn thu hẹp khoảng không càng ít càng tốt bằng cách di chuyển lại gần nhau, điều này khiến đối phương rất khó thâm nhập được.

Cách chơi bóng này bắt nguồn từ việc người Hà Lan sống trong một khu vực địa lí rất nhỏ hẹp, đất chật người đông nên họ luôn phải tìm mọi cách hiệu quả nhất để tận dụng khoảng không của mình”.

Đã suốt 24 năm kể từ ngày những người Hà Lan bay lên đỉnh nhờ bộ ba siêu đẳng Gulit, Rijkaard và Marco van Basten cùng sự vân dụng thành công hệ lý thuyết mà Winner kể trên, Hà Lan chưa thể lần thứ 2 với tay tới Cup bạc. Còn Euro 2012 hiện tại, Hà Lan đang đứng trước một thạm kịch: Bị loại ngay từ vòng bảng.

Hiện tại là những người Hà Lan phơi áo

“Sự kiêu ngạo là một trong những nguyên nhân khiến Hà Lan thua cuộc. Cầu thủ Hà Lan tin rằng họ xứng đáng giành được chiến thắng bởi vì phong cách chơi bóng của họ hơn hẳn phần còn lại của thế giới…” - Kiến giải xưa của Winner vẫn còn giá trị.

“Sự ích kỷ cá nhân trong một tập thể khiến cho những chiếc cối xay gió không quay cùng một hướng, dẫn đến thất bại” –  Đúc kết của người Hà Lan về đội bóng xứ mình cũng còn nguyên giá trị.

“Cái đau khổ lớn nhất của bóng đá Hà Lan là người Hà Lan không cảm thấy đau đớn trước những thất bại của đội nhà bằng những người nước ngoài đau khổ ngay khi mới nghĩ về nền bóng đá nước này. Sự khác biệt trong cảm nhận nỗi đau thất bại cũng là phần nguyên nhân khiến Hà Lan không thể giành chiến thắng?” – Bình luận của những nhà báo quanh tác phẩm “Màu cam rực rỡ” của David Winner vẫn thâm sâu giá trị!

Cực nóng, cực độc, cực ấn tượng về Euro 2012 

Xem thêm tại đây



Hà Thành


Bình luận
vtcnews.vn