(VTC News)- Chưa có quốc gia nào bảo vệ thành công danh hiệu vô địch Châu Âu. Nhưng còn một cái dớp nữa cũng đáng sợ không kém, ấy là tất cả những đội về nhì ở World Cup khi trở về thi đấu tại Euro hai năm sau đó đều thất bại thảm bại.
Bắt đầu bằng đội tuyển Thụy Điển. Họ vào đến trận chung kết của World Cup 1958 nhưng hai năm sau, từ chối không tham dự Euro 1960. Đội tuyển Tiệp Khắc thì đỡ hơn, họ thua CHDC Đức hai trận vòng loại nên đành lỗi hẹn với Euro 1964, dù ở Chile 1962, Tiệp Khắc chỉ mất ngôi vương vì thiếu may mắn.
Euro 1968 và Euro 1972 tới phiên lịch sử hỏi thăm ĐT Đức của Beckenbauer và Italia với Riva, Mazzola lừng lẫy. Liên tiếp hai kì Euro sau, Hà Lan khi ấy là đương kim á quân thế giới, biết thế nào là lời nguyền đáng sợ trên lục địa già. Năm 1976, Cơn lốc màu da cam trong lần đầu tham dự đã lọt vào danh sách 4 đội cuối cùng. Song họ chỉ thắng được Nam Tư ở hiệp phụ để giành lấy vị trí thứ 3. Gần nửa thập kỉ sau, kết cục còn u ám hơn rất nhiều. Hà Lan chỉ xếp thứ 3 trong bảng đấu vòng tròn để rồi chia tay Euro ngay khi vòng bảng kết thúc.
Thế hệ vàng tiếp theo của Cỗ xe tăng Đức gồm Pierre Littbarski Karl Heinz Rummenigge, Rudi Voeller và Bern Schuster cũng được đánh giá cực cao khi chỉ chịu dừng bước trước Italia tại Espana 1982. Tuy nhiên, tất cả niềm tin dồn vào tỉ lệ 5/2 cho chức vô địch đã nhanh chóng tan thành mây khói. Thua Tây Ban Nha ở lượt đấu cuối, Đức thậm chí còn không qua được vòng bảng.
Tới kì Euro 1988, Đức là chủ nhà. Họ đã rút được rất nhiều kinh nghiệm từ thất bại trước đấy nhưng Hà Lan năm đó quá mạnh khi trình làng những nhân tố làm thay đổi cục diện bóng đá châu Âu sau này là Van Basten và Ruud Gullit.
Tới Anh 1996, tưởng như định mệnh đã lãng quên ngôi vị á quân World Cup (vốn thuộc về Argentina năm 1990) nhưng không phải. Italia mang nỗi buồn trên chấm phạt đến từ nước Mỹ xa xôi đến tận xứ sở sương mù. Ở trận đấu quyết định, Zola đá hỏng quả 11m khiến Italia bị Đức cầm hòa, đành nhìn CH Séc- đội sau đó gặp lại chính ĐT Đức ở trận chung kết, lọt tiếp vào vòng trong.
Vòng bảng rõ ràng là thử thách thực sự khủng khiếp. Bởi cả Đức và Pháp cũng bất lực xách va li về nước năm 2004 và 2008. Đáng chú ý hơn, Đức để đội bóng tí hon Latvia cầm hòa còn Pháp giành được vỏn vẹn 1 điểm cùng hai trận thua cách biệt trước Hà Lan và Italia trong bảng tử thần.
Thống kê ra mới thấy tình hình của Hà Lan trên đất Ba Lan&Ukraine nguy ngập đến nhường nào. Chẳng biết thầy trò Van Marwijk có đi lại vết xe đổ của các tiền bối hay không, chỉ biết họ đang trắng tay sau hai trận vòng bảng. Thua sút cả về lối chơi, tinh thần lẫn điểm số, thật khó để Cơn lốc màu da cam làm nên điều thần kỳ tại Euro 2012.
N.D
Bắt đầu bằng đội tuyển Thụy Điển. Họ vào đến trận chung kết của World Cup 1958 nhưng hai năm sau, từ chối không tham dự Euro 1960. Đội tuyển Tiệp Khắc thì đỡ hơn, họ thua CHDC Đức hai trận vòng loại nên đành lỗi hẹn với Euro 1964, dù ở Chile 1962, Tiệp Khắc chỉ mất ngôi vương vì thiếu may mắn.
Euro 1968 và Euro 1972 tới phiên lịch sử hỏi thăm ĐT Đức của Beckenbauer và Italia với Riva, Mazzola lừng lẫy. Liên tiếp hai kì Euro sau, Hà Lan khi ấy là đương kim á quân thế giới, biết thế nào là lời nguyền đáng sợ trên lục địa già. Năm 1976, Cơn lốc màu da cam trong lần đầu tham dự đã lọt vào danh sách 4 đội cuối cùng. Song họ chỉ thắng được Nam Tư ở hiệp phụ để giành lấy vị trí thứ 3. Gần nửa thập kỉ sau, kết cục còn u ám hơn rất nhiều. Hà Lan chỉ xếp thứ 3 trong bảng đấu vòng tròn để rồi chia tay Euro ngay khi vòng bảng kết thúc.
Thế hệ vàng tiếp theo của Cỗ xe tăng Đức gồm Pierre Littbarski Karl Heinz Rummenigge, Rudi Voeller và Bern Schuster cũng được đánh giá cực cao khi chỉ chịu dừng bước trước Italia tại Espana 1982. Tuy nhiên, tất cả niềm tin dồn vào tỉ lệ 5/2 cho chức vô địch đã nhanh chóng tan thành mây khói. Thua Tây Ban Nha ở lượt đấu cuối, Đức thậm chí còn không qua được vòng bảng.
Tới kì Euro 1988, Đức là chủ nhà. Họ đã rút được rất nhiều kinh nghiệm từ thất bại trước đấy nhưng Hà Lan năm đó quá mạnh khi trình làng những nhân tố làm thay đổi cục diện bóng đá châu Âu sau này là Van Basten và Ruud Gullit.
Tới Anh 1996, tưởng như định mệnh đã lãng quên ngôi vị á quân World Cup (vốn thuộc về Argentina năm 1990) nhưng không phải. Italia mang nỗi buồn trên chấm phạt đến từ nước Mỹ xa xôi đến tận xứ sở sương mù. Ở trận đấu quyết định, Zola đá hỏng quả 11m khiến Italia bị Đức cầm hòa, đành nhìn CH Séc- đội sau đó gặp lại chính ĐT Đức ở trận chung kết, lọt tiếp vào vòng trong.
Vòng bảng rõ ràng là thử thách thực sự khủng khiếp. Bởi cả Đức và Pháp cũng bất lực xách va li về nước năm 2004 và 2008. Đáng chú ý hơn, Đức để đội bóng tí hon Latvia cầm hòa còn Pháp giành được vỏn vẹn 1 điểm cùng hai trận thua cách biệt trước Hà Lan và Italia trong bảng tử thần.
Thống kê ra mới thấy tình hình của Hà Lan trên đất Ba Lan&Ukraine nguy ngập đến nhường nào. Chẳng biết thầy trò Van Marwijk có đi lại vết xe đổ của các tiền bối hay không, chỉ biết họ đang trắng tay sau hai trận vòng bảng. Thua sút cả về lối chơi, tinh thần lẫn điểm số, thật khó để Cơn lốc màu da cam làm nên điều thần kỳ tại Euro 2012.
Cực nóng, cực độc, cực ấn tượng về Euro 2012 Xem thêm tại đây |
N.D
Bình luận