(VTC News) - Các ngân hàng lớn đã thực hiện việc hạ lãi suất cho vay với doanh nghiệp, tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia kinh tế, ngân hàng vẫn chưa thực sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Theo đó, từ ngày 10/7/2012, Sacombank dành nguồn vốn 2.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi áp dụng cho các khoản vay mới đối với khách hàng doanh nghiệp nhằm đưa dòng vốn giá rẻ đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, với lãi suất 13%/năm.
Bên cạnh đó, Sacombank cũng triển khai gói 50 triệu USD cho vay ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với lãi suất áp dụng cho các khoản vay chỉ từ 4,5%/năm.
Việc triển khai gói ưu đãi 2.000 tỷ đồng và 50 triệu USD này của Sacombank là một trong những hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn có giá thành hợp lý để tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải quyết hàng tồn kho và phát triển ổn định trong giai đoạn kinh tế còn nhiều thách thức.
Cũng từ ngày 10/7 đến hết ngày 10/10/2012, Eximbank sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho các thương nhân được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân giao chỉ tiêu mua số thóc, gạo tạm trữ tối đa 150.000 tấn quy gạo vụ Hè Thu 2012 theo chủ trương của Chính phủ.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong thời gian thu mua, tạm trữ. Hồ sơ, thủ tục cấp bù lãi suất đối với các khoản cho vay mua tạm trữ thóc, gạo của các thương nhân thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Thời gian triển khai cho vay và giải ngân thu mua thóc gạo tạm trữ từ ngày 10/7/2012 đến hết ngày 10/8/2012. Thời gian cho vay tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 tháng, kể từ ngày 10/7/2012 đến hết ngày 10/10/2012.
Trao đổi với báo giới, một chuyên gia kinh tế nhận định: "Dù phía ngân hàng liên tục giảm lãi suất, nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó hoạt động được với lãi suất 13%. Có một điều ai cũng biết, tuy lãi suất đã hạ nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận được vốn với mức lãi suất như vậy.
Họ vẫn phải đi vay với lãi suất 14-15%, thậm chí là cao hơn nữa. Tôi cho rằng ngân hàng chưa thực sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển".
Trong khi đó, lãnh đạo một ngân hàng "kêu" với PV VTC News rằng: Nếu cho vay với lãi suất thấp quá thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng phá sản.
Hạ lãi suất thực ra là một chiêu thức để các ngân hàng nhằm tìm kiếm các doanh nghiệp có nhu cầu, có tình hình tài chính lành mạnh.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn, TS. Nguyễn Trọng Tài, nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng đã nói: "Hạ lãi suất lúc này là hơi sớm, bởi hiện tại nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro”.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa triển khai chương trình “Cho vay ưu đãi USD và VND đối với khách hàng doanh nghiệp” trên toàn hệ thống tại Việt Nam.
Theo đó, từ ngày 10/7/2012, Sacombank dành nguồn vốn 2.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi áp dụng cho các khoản vay mới đối với khách hàng doanh nghiệp nhằm đưa dòng vốn giá rẻ đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, với lãi suất 13%/năm.
Bên cạnh đó, Sacombank cũng triển khai gói 50 triệu USD cho vay ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu với lãi suất áp dụng cho các khoản vay chỉ từ 4,5%/năm.
Hạ lãi suất lúc này là hơi sớm? (Ảnh: Internet) |
Việc triển khai gói ưu đãi 2.000 tỷ đồng và 50 triệu USD này của Sacombank là một trong những hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn có giá thành hợp lý để tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giải quyết hàng tồn kho và phát triển ổn định trong giai đoạn kinh tế còn nhiều thách thức.
Cũng từ ngày 10/7 đến hết ngày 10/10/2012, Eximbank sẽ hỗ trợ nguồn vốn cho các thương nhân được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân giao chỉ tiêu mua số thóc, gạo tạm trữ tối đa 150.000 tấn quy gạo vụ Hè Thu 2012 theo chủ trương của Chính phủ.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong thời gian thu mua, tạm trữ. Hồ sơ, thủ tục cấp bù lãi suất đối với các khoản cho vay mua tạm trữ thóc, gạo của các thương nhân thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Thời gian triển khai cho vay và giải ngân thu mua thóc gạo tạm trữ từ ngày 10/7/2012 đến hết ngày 10/8/2012. Thời gian cho vay tạm trữ được hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 tháng, kể từ ngày 10/7/2012 đến hết ngày 10/10/2012.
Trao đổi với báo giới, một chuyên gia kinh tế nhận định: "Dù phía ngân hàng liên tục giảm lãi suất, nhưng doanh nghiệp vẫn rất khó hoạt động được với lãi suất 13%. Có một điều ai cũng biết, tuy lãi suất đã hạ nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận được vốn với mức lãi suất như vậy.
Họ vẫn phải đi vay với lãi suất 14-15%, thậm chí là cao hơn nữa. Tôi cho rằng ngân hàng chưa thực sự tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển".
Trong khi đó, lãnh đạo một ngân hàng "kêu" với PV VTC News rằng: Nếu cho vay với lãi suất thấp quá thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng phá sản.
Hạ lãi suất thực ra là một chiêu thức để các ngân hàng nhằm tìm kiếm các doanh nghiệp có nhu cầu, có tình hình tài chính lành mạnh.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn, TS. Nguyễn Trọng Tài, nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng đã nói: "Hạ lãi suất lúc này là hơi sớm, bởi hiện tại nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều rủi ro”.
Minh Quân
Bình luận