Một bộ đội xuất ngũ làm thợ điện bậc 5/6 ngày xưa chắt chiu từng đồng lương gửi tiết kiệm vào 12 cuốn sổ, với tổng giá trị bằng một căn hộ nhỏ, nay trị giá chỉ còn ba tô phở.
Đó là trường hợp của ông Lê Minh Toán tại Hàng Bài - Hà Nội. Từ năm 1982-1985, ông đã chắt chiu tiền lương của mình để gửi 12 cuốn sổ tiết kiệm, với tổng giá trị là 4.100 đồng, vào các quỹ tiết kiệm thuộc Ngân hàng Nhà nước trung ương. Căn nhà người bộ đội xuất ngũ đang ở, mua ngày đó chỉ 3.100 đồng...
Ở thời điểm ấy, số tiền ông gửi đủ mua thêm một căn hộ nhỏ ở trung tâm Hà Nội. Thế nhưng sau 20 năm, cả gốc lẫn lãi số tiền mà ông gửi chỉ được 109.778 đồng, đủ ăn được vài ba tô phở.
Gửi tiền tiết kiệm 20 năm
“Cũng có lúc cuộc sống khó khăn, nhưng tôi lại không đi rút vì nghĩ chỉ dùng đến số tiền tiết kiệm khi ốm đau, bệnh tật lúc tuổi già, hay chuyện bất trắc của hai vợ chồng. Ngay cả khi Nhà nước có quyết định đổi tiền vào tháng 9/1985, 10 đồng tiền cũ lấy 1 đồng tiền mới, tôi cũng nghĩ càng để thì tiền càng sinh lời vì có lãi mà. Lãi suất tiền gửi lúc đó tính theo tháng chứ không theo năm như bây giờ với 3%/tháng. Hơn nữa, tiền để Nhà nước giữ nên không lo lắng gì. Cuộc sống lo toan hằng ngày cứ thế cuốn đi...", ông Toán cho biết.
Ông Lê Minh Toán đau xót cho hay, số tiền lúc gửi đủ mua được căn nhà, nhưng sau 20 năm gửi tiết kiệm ngân hàng, tiền này chỉ ăn được vài ba tô phở.
Ông Toán là thợ điện bậc 5/6 của Công ty Điện lực Hà Nội. Lương ông được nhận là 310 đồng một tháng. Ông nhớ lại 310 đồng lúc đó to lắm, vì tiền rất có giá trị, mệnh giá cao nhất cũng chỉ là 10 đồng. Căn hộ tập thể mà vợ chồng ông đang sống được mua những năm 1980 với giá 3.100 đồng. Ngày đó ngoài lương ra, để kiếm thêm thu nhập, những ngày nghỉ, ngoài giờ đi làm, ông còn tranh thủ đi sửa điện ở các hợp tác xã, ở nhà riêng, cứ ai nhờ là đi.
Công mỗi lần sửa cũng 10-15 đồng. Tích cóp từ chính hai bàn tay, lao động không mệt mỏi, ông về hưu khi tròn 34 năm lao động cộng với 9 năm quân ngũ.
Giờ tuổi già, căn hộ 14 m2 hai vợ chồng ông ở cũng đã hơn 30 năm, chật chội, ẩm thấp và cũ nát. Chính vì vậy, các con ông lập gia đình đã phải đi thuê nhà bên ngoài để ở.
Chỉ nhận được 109.788 đồng
Đến khi về hưu, tuổi cũng đã ngoài 60, nên năm 2002 ông Toán cho biết đã đi hỏi ngân hàng để rút tiền tiết kiệm ra.
Cầm sổ tiết kiệm đến địa chỉ mà ông đã gửi tiền thì không còn thấy quỹ tiết kiệm ở đó nữa. Thẫn thờ đi rồi lại về nhiều lần, khi hỏi ra thì có người mách, các chi nhánh đã sáp nhập hoặc đổi tên, chuyển đi chỗ khác và khuyên ông nên làm đơn phản ánh lên Ngân hàng Trung ương.
Tháng 6/2002, sau khi ông gửi đơn gửi lên Ngân hàng Trung ương được ít lâu, ông nhận được thư của Ngân hàng Nhà nước TP Hà Nội mời lên làm việc. Trong thư, ngân hàng có nêu rõ là khi đi ông phải mang tất cả các cuốn sổ tiết kiệm để họ đối chiếu với những gì ông phản ánh về 12 cuốn sổ tiết kiệm.
Sau buổi làm việc đó, ngân hàng đã gửi cho ông một quyết định, do giám đốc Nguyễn Hồng Kỳ ký, trong đó có liệt kê cụ thể số sổ tiết kiệm và nơi chịu trách nhiệm chi trả số tiền tiết kiệm của ông, là Sở Giao dịch Ngân hàng Công thương VN và chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng.
Tổng cộng số dư tiền gửi tiết kiệm mà ông từ năm 1982-1985 và lãi nhập gốc tính đến ngày 30/6/2002 là 109.778 đồng. “Tôi không nghĩ là toàn bộ số tiền cả gốc lẫn lãi mà cả đời tiết kiệm được sẽ nhận được 1-2 trăm triệu đồng đâu, nhưng áng chừng là 50-70 triệu đồng. Trước khi đi rút, tôi còn lên kế hoạch sẽ mua cho cháu nội cháu ngoại cái quần áo mới hay quyển sách, quyển vở. Thế nhưng, nào ngờ toàn bộ số tiền của cả đời chắt bóp sau 20 năm gửi tiết kiệm chỉ đủ ăn vài ba bát phở, mà lúc gửi thì có thể mua được căn hộ nhỏ ở Hà Nội”, ông Toán ngậm ngùi đau xót.
Nhớ lại cảm giác cái ngày nhận được quyết định thông báo về tổng số tiền cả gốc lẫn lãi của 12 cuốn sổ là 109.788 đồng, ông nói rất ngỡ ngàng, hụt hẫng và sốc. "Tâm trạng khó tả lắm", ông lặng lẽ nói.
Bà Nguyễn Thị Vân - vợ ông Toán, chia sẻ cho đến bây giờ nhiều đêm ông Toán không ngủ được vì thấy xót xa. Bà biết ông đau buồn nhưng bà không biết làm thế nào được cho vơi bớt, ngoài việc khuyên ông có thể giữ những cuốn sổ tiết kiệm đó làm kỷ niệm.
Từ đó đến nay đã 13 năm, ông Toán cho biết chưa đến ngân hàng để rút số tiền tiết kiệm đó. Hiện Ngân hàng Nhà nước TP Hà Nội vẫn giữ toàn bộ 12 cuốn sổ tiết kiệm của ông.
“Sau buổi làm việc để đối chiếu phản ánh của tôi vào ngày 26/6/2002, Ngân hàng Nhà nước TP Hà Nội vẫn chưa trả lại các sổ tiết kiệm cho tôi. Tuy nhiên đến nay sổ tiết kiệm của tôi đã được hơn 30 năm, không biết lãi có tăng lên chút nào không? Tôi sẽ đi hỏi và lấy sổ về”, ông Toán tâm sự.
Nguồn: Tuổi trẻ
Đó là trường hợp của ông Lê Minh Toán tại Hàng Bài - Hà Nội. Từ năm 1982-1985, ông đã chắt chiu tiền lương của mình để gửi 12 cuốn sổ tiết kiệm, với tổng giá trị là 4.100 đồng, vào các quỹ tiết kiệm thuộc Ngân hàng Nhà nước trung ương. Căn nhà người bộ đội xuất ngũ đang ở, mua ngày đó chỉ 3.100 đồng...
Ở thời điểm ấy, số tiền ông gửi đủ mua thêm một căn hộ nhỏ ở trung tâm Hà Nội. Thế nhưng sau 20 năm, cả gốc lẫn lãi số tiền mà ông gửi chỉ được 109.778 đồng, đủ ăn được vài ba tô phở.
Gửi tiền tiết kiệm 20 năm
Ông Lê Minh Toán đau xót cho hay, số tiền lúc gửi đủ mua được căn nhà, nhưng sau 20 năm gửi tiết kiệm ngân hàng, tiền này chỉ ăn được vài ba tô phở. |
“Cũng có lúc cuộc sống khó khăn, nhưng tôi lại không đi rút vì nghĩ chỉ dùng đến số tiền tiết kiệm khi ốm đau, bệnh tật lúc tuổi già, hay chuyện bất trắc của hai vợ chồng. Ngay cả khi Nhà nước có quyết định đổi tiền vào tháng 9/1985, 10 đồng tiền cũ lấy 1 đồng tiền mới, tôi cũng nghĩ càng để thì tiền càng sinh lời vì có lãi mà. Lãi suất tiền gửi lúc đó tính theo tháng chứ không theo năm như bây giờ với 3%/tháng. Hơn nữa, tiền để Nhà nước giữ nên không lo lắng gì. Cuộc sống lo toan hằng ngày cứ thế cuốn đi...", ông Toán cho biết.
Ông Lê Minh Toán đau xót cho hay, số tiền lúc gửi đủ mua được căn nhà, nhưng sau 20 năm gửi tiết kiệm ngân hàng, tiền này chỉ ăn được vài ba tô phở.
Ông Toán là thợ điện bậc 5/6 của Công ty Điện lực Hà Nội. Lương ông được nhận là 310 đồng một tháng. Ông nhớ lại 310 đồng lúc đó to lắm, vì tiền rất có giá trị, mệnh giá cao nhất cũng chỉ là 10 đồng. Căn hộ tập thể mà vợ chồng ông đang sống được mua những năm 1980 với giá 3.100 đồng. Ngày đó ngoài lương ra, để kiếm thêm thu nhập, những ngày nghỉ, ngoài giờ đi làm, ông còn tranh thủ đi sửa điện ở các hợp tác xã, ở nhà riêng, cứ ai nhờ là đi.
Công mỗi lần sửa cũng 10-15 đồng. Tích cóp từ chính hai bàn tay, lao động không mệt mỏi, ông về hưu khi tròn 34 năm lao động cộng với 9 năm quân ngũ.
Giờ tuổi già, căn hộ 14 m2 hai vợ chồng ông ở cũng đã hơn 30 năm, chật chội, ẩm thấp và cũ nát. Chính vì vậy, các con ông lập gia đình đã phải đi thuê nhà bên ngoài để ở.
Chỉ nhận được 109.788 đồng
Đến khi về hưu, tuổi cũng đã ngoài 60, nên năm 2002 ông Toán cho biết đã đi hỏi ngân hàng để rút tiền tiết kiệm ra.
Ba sổ tiết kiệm ông Lê Minh Toán gửi quỹ tín dụng từ năm 1990. |
Cầm sổ tiết kiệm đến địa chỉ mà ông đã gửi tiền thì không còn thấy quỹ tiết kiệm ở đó nữa. Thẫn thờ đi rồi lại về nhiều lần, khi hỏi ra thì có người mách, các chi nhánh đã sáp nhập hoặc đổi tên, chuyển đi chỗ khác và khuyên ông nên làm đơn phản ánh lên Ngân hàng Trung ương.
Tháng 6/2002, sau khi ông gửi đơn gửi lên Ngân hàng Trung ương được ít lâu, ông nhận được thư của Ngân hàng Nhà nước TP Hà Nội mời lên làm việc. Trong thư, ngân hàng có nêu rõ là khi đi ông phải mang tất cả các cuốn sổ tiết kiệm để họ đối chiếu với những gì ông phản ánh về 12 cuốn sổ tiết kiệm.
Sau buổi làm việc đó, ngân hàng đã gửi cho ông một quyết định, do giám đốc Nguyễn Hồng Kỳ ký, trong đó có liệt kê cụ thể số sổ tiết kiệm và nơi chịu trách nhiệm chi trả số tiền tiết kiệm của ông, là Sở Giao dịch Ngân hàng Công thương VN và chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Hai Bà Trưng.
Tổng cộng số dư tiền gửi tiết kiệm mà ông từ năm 1982-1985 và lãi nhập gốc tính đến ngày 30/6/2002 là 109.778 đồng. “Tôi không nghĩ là toàn bộ số tiền cả gốc lẫn lãi mà cả đời tiết kiệm được sẽ nhận được 1-2 trăm triệu đồng đâu, nhưng áng chừng là 50-70 triệu đồng. Trước khi đi rút, tôi còn lên kế hoạch sẽ mua cho cháu nội cháu ngoại cái quần áo mới hay quyển sách, quyển vở. Thế nhưng, nào ngờ toàn bộ số tiền của cả đời chắt bóp sau 20 năm gửi tiết kiệm chỉ đủ ăn vài ba bát phở, mà lúc gửi thì có thể mua được căn hộ nhỏ ở Hà Nội”, ông Toán ngậm ngùi đau xót.
Nhớ lại cảm giác cái ngày nhận được quyết định thông báo về tổng số tiền cả gốc lẫn lãi của 12 cuốn sổ là 109.788 đồng, ông nói rất ngỡ ngàng, hụt hẫng và sốc. "Tâm trạng khó tả lắm", ông lặng lẽ nói.
Bà Nguyễn Thị Vân - vợ ông Toán, chia sẻ cho đến bây giờ nhiều đêm ông Toán không ngủ được vì thấy xót xa. Bà biết ông đau buồn nhưng bà không biết làm thế nào được cho vơi bớt, ngoài việc khuyên ông có thể giữ những cuốn sổ tiết kiệm đó làm kỷ niệm.
Từ đó đến nay đã 13 năm, ông Toán cho biết chưa đến ngân hàng để rút số tiền tiết kiệm đó. Hiện Ngân hàng Nhà nước TP Hà Nội vẫn giữ toàn bộ 12 cuốn sổ tiết kiệm của ông.
“Sau buổi làm việc để đối chiếu phản ánh của tôi vào ngày 26/6/2002, Ngân hàng Nhà nước TP Hà Nội vẫn chưa trả lại các sổ tiết kiệm cho tôi. Tuy nhiên đến nay sổ tiết kiệm của tôi đã được hơn 30 năm, không biết lãi có tăng lên chút nào không? Tôi sẽ đi hỏi và lấy sổ về”, ông Toán tâm sự.
Nguồn: Tuổi trẻ
Bình luận