(VTC News)- Tết đến xuân về là lúc mọi người về với gia đình, cùng sum họp cùng nhau chuẩn bị đón năm mới. Là người luôn bận rộn với công việc nghiên cứu cũng như giảng dạy, nhưng GS Nguyễn Quang Diệu – GS trẻ tuổi nhất Việt Nam năm 2011 trong những ngày gần Tết luôn gác lại công việc sang một bên để chuẩn bị cùng gia đình.
- Đối với một người luôn bận rộn với công tác nghiên cứu,giảng dạy vậy anh sắp xếp công việc như thế nào để đón Tết cổ truyền của dân tộc?
Tôi là giảng viên nên cũng thường được nghỉ tết trước khoảng một tuần. Công việc giảng dạy hay nghiên cứu dù bận rộn thế nào cũng được gác lại để chuẩn bị cho ngày Tết.
- Anh và chị sẽ phân công công việc như thế nào để chuẩn bị cho ngày Tết?
Thường thì mỗi khi ở Việt Nam, tôi giúp vợ tôi dọn dẹp nhà cửa và mua sắm chuẩn bị cho Tết.
- Hiện nay anh đang công tác tại nước ngoài, vậy trong dịp Tết cổ truyền dân tộc sắp tới anh có về nước để đón năm mới cùng gia đình không?
Năm nay tôi sẽ Việt Nam vào đúng hôm 30 tết, đó cũng là cố gắng của tôi để sum họp cùng với gia đình. Tôi rất hạnh phúc trước thềm năm mới khi những đứa con nhỏ của tôi lại thêm một tuổi lớn, đại gia đình tôi lại “vật lộn” thành công qua một năm khó khăn nữa.
- Anh quan niệm như thế nào về một cái Tết cổ truyền của dân tộc? Nhiều người cho rằng, Tết ngày nay đã khác xưa rất nhiều và không còn nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Anh suy nghĩ gì về điều này?
Tôi thấy bây giờ cũng như trước kia, ngày tết là ngày sum họp của mỗi gia đình. Trong thời đại ngày nay, có thể các phong tục như đốt pháo hay gói bánh chưng không còn hoặc bị mai một, nhưng ý nghĩa sum họp của ngày tết cổ truyền vẫn là bất biến.
- Anh có thể chia sẻ một vài kỷ niệm thân thương, thú vị trong ngày Tết cổ truyền?
Tôi thích nhất là bữa cơm tất niên chiều 30. Khi đó mọi người quây quần bên nhau và cùng ước mong năm mới mọi điều hạnh phúc sẽ đến với mỗi thành viên trong gia đình.
- Năm nay, anh đã có vinh dự được trở thành GS trẻ nhất Việt Nam năm 2011. Vậy anh có gặp phải áp lực gì không sau khi đạt được vinh dự này?
Tôi thấy áp lực lớn nhất của học hàm này là bản thân phải luôn phấn đấu, cập nhật kiến thức để không bị “ngợp” mỗi khi đứng cạnh các nhà khoa học có tiếng ở trong cũng như ngoài nước.
- Với cương vị là một GS trẻ tuổi nhất Việt Nam và là một người thầy dạy Toán, vậy anh đặt kỳ vọng gì vào những thành tích mà toán học Việt Nam sẽ đạt được trong năm mới 2012?
Tôi mong muốn ngay trong năm 2012, tất cả các đề tài nghiên cứu khoa học quốc gia đã được phê duyệt năm ngoái, sẽ được cơ bản hoàn thành. Với cương vị là một giảng viên ngành Toán, tôi cũng kỳ vọng các sinh viên sẽ tìm thấy nhiều hơn vẻ đẹp của môn học.
- Là một người trẻ thành công, anh có điều gì muốn nhắn gửi tới các thế hệ sau trước thềm năm mới?
Thật ra thì tôi nhận thấy mình cũng mới chỉ có bước đầu thành công ở một góc cuộc sống. Trước thềm năm mới, tôi mong các bạn trẻ sẽ có thêm những cảm hứng và ý tưởng mới cho công việc đã và đang theo đuổi trong năm cũ và dần dần có hướng giải quyết chúng.
Chúc GS và gia đình một năm mới an khang thịnh vượng!
- Đối với một người luôn bận rộn với công tác nghiên cứu,giảng dạy vậy anh sắp xếp công việc như thế nào để đón Tết cổ truyền của dân tộc?
Tôi là giảng viên nên cũng thường được nghỉ tết trước khoảng một tuần. Công việc giảng dạy hay nghiên cứu dù bận rộn thế nào cũng được gác lại để chuẩn bị cho ngày Tết.
- Anh và chị sẽ phân công công việc như thế nào để chuẩn bị cho ngày Tết?
Thường thì mỗi khi ở Việt Nam, tôi giúp vợ tôi dọn dẹp nhà cửa và mua sắm chuẩn bị cho Tết.
GS Nguyễn Quang Diệu mong chờ được quây quần cùng gia đình trong bữa cơm tất niên |
- Hiện nay anh đang công tác tại nước ngoài, vậy trong dịp Tết cổ truyền dân tộc sắp tới anh có về nước để đón năm mới cùng gia đình không?
Năm nay tôi sẽ Việt Nam vào đúng hôm 30 tết, đó cũng là cố gắng của tôi để sum họp cùng với gia đình. Tôi rất hạnh phúc trước thềm năm mới khi những đứa con nhỏ của tôi lại thêm một tuổi lớn, đại gia đình tôi lại “vật lộn” thành công qua một năm khó khăn nữa.
- Anh quan niệm như thế nào về một cái Tết cổ truyền của dân tộc? Nhiều người cho rằng, Tết ngày nay đã khác xưa rất nhiều và không còn nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Anh suy nghĩ gì về điều này?
Tôi thấy bây giờ cũng như trước kia, ngày tết là ngày sum họp của mỗi gia đình. Trong thời đại ngày nay, có thể các phong tục như đốt pháo hay gói bánh chưng không còn hoặc bị mai một, nhưng ý nghĩa sum họp của ngày tết cổ truyền vẫn là bất biến.
- Anh có thể chia sẻ một vài kỷ niệm thân thương, thú vị trong ngày Tết cổ truyền?
Tôi thích nhất là bữa cơm tất niên chiều 30. Khi đó mọi người quây quần bên nhau và cùng ước mong năm mới mọi điều hạnh phúc sẽ đến với mỗi thành viên trong gia đình.
GS Nguyễn Quang Diệu cùng gia đình |
- Năm nay, anh đã có vinh dự được trở thành GS trẻ nhất Việt Nam năm 2011. Vậy anh có gặp phải áp lực gì không sau khi đạt được vinh dự này?
Tôi thấy áp lực lớn nhất của học hàm này là bản thân phải luôn phấn đấu, cập nhật kiến thức để không bị “ngợp” mỗi khi đứng cạnh các nhà khoa học có tiếng ở trong cũng như ngoài nước.
- Với cương vị là một GS trẻ tuổi nhất Việt Nam và là một người thầy dạy Toán, vậy anh đặt kỳ vọng gì vào những thành tích mà toán học Việt Nam sẽ đạt được trong năm mới 2012?
Tôi mong muốn ngay trong năm 2012, tất cả các đề tài nghiên cứu khoa học quốc gia đã được phê duyệt năm ngoái, sẽ được cơ bản hoàn thành. Với cương vị là một giảng viên ngành Toán, tôi cũng kỳ vọng các sinh viên sẽ tìm thấy nhiều hơn vẻ đẹp của môn học.
- Là một người trẻ thành công, anh có điều gì muốn nhắn gửi tới các thế hệ sau trước thềm năm mới?
Thật ra thì tôi nhận thấy mình cũng mới chỉ có bước đầu thành công ở một góc cuộc sống. Trước thềm năm mới, tôi mong các bạn trẻ sẽ có thêm những cảm hứng và ý tưởng mới cho công việc đã và đang theo đuổi trong năm cũ và dần dần có hướng giải quyết chúng.
Chúc GS và gia đình một năm mới an khang thịnh vượng!
Phạm Thịnh
Bình luận