(VTC News)- "Về công, tôi khen các thí sinh đó trung thực và dũng cảm. Vì nếu các em cũng im lặng chép “phao” mà người của hội đồng thi đưa vào thì các em có thể đỗ, thậm chí đỗ với điểm cao." GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ.
Xung quanh việc sai phạm trong tổ chức thi tốt nghiệp tại hội đồng thi trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Lục Nam, Bắc Giang) đang gây xôn xao dư luận, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với GS Nguyễn Minh Thuyết.
- Thưa ông, khi xem clip ghi lại cảnh lộn xộn trong phòng thi tại hội đồng thi trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Lục Nam, Bắc Giang) vừa qua, ông có suy nghĩ gì?
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Các giám thị ở hai phòng thi đã vi phạm quy chế thi một cách nghiêm trọng. Việc đưa đáp án vào cho rất nhiều thí sinh như vậy chứng tỏ đây có khả năng là một vụ làm trái có tổ chức.
Việc làm này có thể nói là rất đáng xấu hổ, trong khi thí sinh năm nay làm đề thi Văn bàn về chủ đề dối trá, thì đây là một hành động dối trá trắng trợn, không thể nào chấp nhận được.
- Thưa ông, dựa vào đâu ông cho rằng sự việc lộn xộn vừa qua tại hội đồng thi trường THPT Dân lập Đồi Ngô có khả năng là có tổ chức?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Nếu không có tổ chức thì không thể làm như vậy được. Phải có người đưa đề ra ngoài, rồi làm đáp án, sau đó phô tô và chuyển hàng chục bản đáp án vào phòng cho thí sinh chép.
Vì vậy, việc này cần phải xử lý nghiêm. Trước hết, phải xử lý những người trực tiếp vi phạm và lãnh đạo hội đồng thi. Tiếp theo là xử lý lãnh đạo giáo dục địa phương, từ Phòng GD huyện đến Sở GD-ĐT.
- Thí sinh đem thiết bị quay vào phòng thi ghi lại cảnh gian lận trong thi cử và tố giác thi trong trường hợp này liệu có công hay có tội, thưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết:Việc học sinh mang thiết bị quay vào phòng thi là vi phạm quy chế rõ ràng. Nhưng chuyện gì cũng vậy, khi xử lý, phải xem xét “công” và “tội”.
Về công, tôi khen các thí sinh đó trung thực và dũng cảm. Vì nếu các em cũng im lặng chép “phao” mà người của hội đồng thi đưa vào thì các em có thể đỗ, thậm chí đỗ với điểm cao.
Nhưng các em này đã không chấp nhận chuyện gian dối, đã quay video và phản ánh lại, nhờ đó mà cơ quan quản lý giáo dục biết được những sai phạm đang diễn ra để rút kinh nghiệm chỉ đạo những kỳ thi tiếp theo.
- Giữa công và tội thì bên nào nặng hơn, thưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Mang trang thiết bị trái phép vào phòng thi thì bị đình chỉ thi, tức là không được công nhận kết quả thi của môn thi có vi phạm. Nhưng kết quả thi của các thí sinh khác ở hai phòng thi này cũng khó có thể được công nhận.
Còn việc các em đó nêu bằng chứng tố cáo sai phạm thì có lợi cho công tác giáo dục chứ không có hại. Bình thường, công này đáng được khen thưởng. Bởi vậy, việc xem xét trường hợp này phải hết sức cân nhắc, không thể nói một cách máy móc, đơn giản được.
- Nhiều ý kiến cho rằng, thiết bị quay của thí sinh không có chức năng xem lại video, không có thiết bị phát sóng vì vậy không thể phục vụ cho lợi ích của thí sinh. Vậy thiết bị này có bị coi là một thiết bị vi phạm quy chế không thưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Quy chế thi đã nêu rõ những thiết bị nào được phép mang vào phòng thi. Mang những thiết bị không được phép là vi phạm quy chế.
- Thưa ông, nếu những cán bộ và giám thị trong clip được xác định là tổ chức giải đề, ném bài cho thí sinh thì liệu đây có phải là tội danh làm lộ bí mật quốc gia?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi, đây là hành vi vi phạm Luật Giáo dục.
Khoản 2 Điều 75 Luật Giáo dục quy định một trong những hành vi nhà giáo không được làm là “gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học”. Các nhân viên được phản ánh trong video clip đã vi phạm quy định này.
Về hướng xử lý vi phạm thì khoản 1 Điều 118 Luật Giáo dục đã quy định rõ: “Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật: […] đ) Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ.”
- Theo ông, nếu không sử dụng các mang thiết bị quay bí mật vào phòng thi thì liệu có cách nào khác có thể tố cáo tiêu cực một cách rõ ràng nhất và vẫn đảm bảo quy chế?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi vẫn có cách để các em không vi phạm quy chế thi. Tuy nhiên, cách đó đòi hỏi thí sinh phải có bản lĩnh hơn.
Ví dụ, thí sinh có thể yêu cầu nhân viên hội đồng thi chấm dứt vi phạm hoặc phản ánh với chủ tịch hội đồng thi để lập biên bản và chấm dứt vi phạm. Nếu chủ tịch hội đồng thi không giải quyết thì sẽ phản ánh lên cấp cao hơn.
Tuy nhiên, các em đã chọn con đường riêng. Điều đó cũng chứng tỏ các em chưa đủ tự tin và chưa tin vào hội đồng, vào công lý.
- Đối với các phòng thi có để xảy ra tình trạng gian lận như clip phản ánh thì sẽ phải xử lý như thế nào thưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi, phải hủy kết quả thi. Xem đoạn video, tôi thấy các em tấp nập quay bài, chuyển đáp án cho nhau, bàn bạc với nhau tự nhiên như chỗ không người thì tôi nghĩ rằng không có mấy em là không chép bài.
Tuy vậy, vẫn có thể có thí sinh không quay cóp. Để đánh giá được chính xác thì phải đối chiếu bài làm của thí sinh với “phao” và thực hiện một số biện pháp kỹ thuật khác.
- Theo ông, cần áp dụng những biện pháp nào để hạn chế tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi nghĩ rằng Bộ GD- ĐT, các Sở GD-ĐT phải tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý thật nghiêm. Chúng ta chỉ cần xử lý nghiêm vài vụ thôi thì sẽ đâu vào đấy. Còn nếu cứ nương nhẹ cho nhau thì sang năm lại nảy ra những vụ khác có khi còn tệ hại hơn.
Xin cảm ơn ông!
Bạn đọc chia sẻ về suy nghĩ xung quanh việc thí sinh quay clip tố cáo tiêu cực thi tại trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Lục Nam, Bắc Giang) xin gửi vào ô thảo luận cuối bài viết.
Phạm Thịnh( thực hiện)
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng nên khen ngợi hành động dũng cảm của thí sinh quay clip tiêu cực tại Bắc Giang (Ảnh: Phạm Thịnh) |
- Thưa ông, khi xem clip ghi lại cảnh lộn xộn trong phòng thi tại hội đồng thi trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Lục Nam, Bắc Giang) vừa qua, ông có suy nghĩ gì?
GS. Nguyễn Minh Thuyết: Các giám thị ở hai phòng thi đã vi phạm quy chế thi một cách nghiêm trọng. Việc đưa đáp án vào cho rất nhiều thí sinh như vậy chứng tỏ đây có khả năng là một vụ làm trái có tổ chức.
Việc làm này có thể nói là rất đáng xấu hổ, trong khi thí sinh năm nay làm đề thi Văn bàn về chủ đề dối trá, thì đây là một hành động dối trá trắng trợn, không thể nào chấp nhận được.
- Thưa ông, dựa vào đâu ông cho rằng sự việc lộn xộn vừa qua tại hội đồng thi trường THPT Dân lập Đồi Ngô có khả năng là có tổ chức?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Nếu không có tổ chức thì không thể làm như vậy được. Phải có người đưa đề ra ngoài, rồi làm đáp án, sau đó phô tô và chuyển hàng chục bản đáp án vào phòng cho thí sinh chép.
Vì vậy, việc này cần phải xử lý nghiêm. Trước hết, phải xử lý những người trực tiếp vi phạm và lãnh đạo hội đồng thi. Tiếp theo là xử lý lãnh đạo giáo dục địa phương, từ Phòng GD huyện đến Sở GD-ĐT.
- Thí sinh đem thiết bị quay vào phòng thi ghi lại cảnh gian lận trong thi cử và tố giác thi trong trường hợp này liệu có công hay có tội, thưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết:Việc học sinh mang thiết bị quay vào phòng thi là vi phạm quy chế rõ ràng. Nhưng chuyện gì cũng vậy, khi xử lý, phải xem xét “công” và “tội”.
Về công, tôi khen các thí sinh đó trung thực và dũng cảm. Vì nếu các em cũng im lặng chép “phao” mà người của hội đồng thi đưa vào thì các em có thể đỗ, thậm chí đỗ với điểm cao.
Nhưng các em này đã không chấp nhận chuyện gian dối, đã quay video và phản ánh lại, nhờ đó mà cơ quan quản lý giáo dục biết được những sai phạm đang diễn ra để rút kinh nghiệm chỉ đạo những kỳ thi tiếp theo.
- Giữa công và tội thì bên nào nặng hơn, thưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Mang trang thiết bị trái phép vào phòng thi thì bị đình chỉ thi, tức là không được công nhận kết quả thi của môn thi có vi phạm. Nhưng kết quả thi của các thí sinh khác ở hai phòng thi này cũng khó có thể được công nhận.
Còn việc các em đó nêu bằng chứng tố cáo sai phạm thì có lợi cho công tác giáo dục chứ không có hại. Bình thường, công này đáng được khen thưởng. Bởi vậy, việc xem xét trường hợp này phải hết sức cân nhắc, không thể nói một cách máy móc, đơn giản được.
- Nhiều ý kiến cho rằng, thiết bị quay của thí sinh không có chức năng xem lại video, không có thiết bị phát sóng vì vậy không thể phục vụ cho lợi ích của thí sinh. Vậy thiết bị này có bị coi là một thiết bị vi phạm quy chế không thưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Quy chế thi đã nêu rõ những thiết bị nào được phép mang vào phòng thi. Mang những thiết bị không được phép là vi phạm quy chế.
- Thưa ông, nếu những cán bộ và giám thị trong clip được xác định là tổ chức giải đề, ném bài cho thí sinh thì liệu đây có phải là tội danh làm lộ bí mật quốc gia?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi, đây là hành vi vi phạm Luật Giáo dục.
Khoản 2 Điều 75 Luật Giáo dục quy định một trong những hành vi nhà giáo không được làm là “gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học”. Các nhân viên được phản ánh trong video clip đã vi phạm quy định này.
Về hướng xử lý vi phạm thì khoản 1 Điều 118 Luật Giáo dục đã quy định rõ: “Người nào có một trong các hành vi sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật: […] đ) Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ.”
- Theo ông, nếu không sử dụng các mang thiết bị quay bí mật vào phòng thi thì liệu có cách nào khác có thể tố cáo tiêu cực một cách rõ ràng nhất và vẫn đảm bảo quy chế?
Thí sinh ngang nghiên quay bài trong phòng thi tại trường THPT Đồi Ngô (Lục Nam, Bắc Giang) |
GS Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi vẫn có cách để các em không vi phạm quy chế thi. Tuy nhiên, cách đó đòi hỏi thí sinh phải có bản lĩnh hơn.
Ví dụ, thí sinh có thể yêu cầu nhân viên hội đồng thi chấm dứt vi phạm hoặc phản ánh với chủ tịch hội đồng thi để lập biên bản và chấm dứt vi phạm. Nếu chủ tịch hội đồng thi không giải quyết thì sẽ phản ánh lên cấp cao hơn.
Tuy nhiên, các em đã chọn con đường riêng. Điều đó cũng chứng tỏ các em chưa đủ tự tin và chưa tin vào hội đồng, vào công lý.
- Đối với các phòng thi có để xảy ra tình trạng gian lận như clip phản ánh thì sẽ phải xử lý như thế nào thưa ông?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Theo tôi, phải hủy kết quả thi. Xem đoạn video, tôi thấy các em tấp nập quay bài, chuyển đáp án cho nhau, bàn bạc với nhau tự nhiên như chỗ không người thì tôi nghĩ rằng không có mấy em là không chép bài.
Tuy vậy, vẫn có thể có thí sinh không quay cóp. Để đánh giá được chính xác thì phải đối chiếu bài làm của thí sinh với “phao” và thực hiện một số biện pháp kỹ thuật khác.
- Theo ông, cần áp dụng những biện pháp nào để hạn chế tiêu cực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT?
GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi nghĩ rằng Bộ GD- ĐT, các Sở GD-ĐT phải tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý thật nghiêm. Chúng ta chỉ cần xử lý nghiêm vài vụ thôi thì sẽ đâu vào đấy. Còn nếu cứ nương nhẹ cho nhau thì sang năm lại nảy ra những vụ khác có khi còn tệ hại hơn.
Xin cảm ơn ông!
Bạn đọc chia sẻ về suy nghĩ xung quanh việc thí sinh quay clip tố cáo tiêu cực thi tại trường THPT Dân lập Đồi Ngô (Lục Nam, Bắc Giang) xin gửi vào ô thảo luận cuối bài viết.
Phạm Thịnh( thực hiện)
Bình luận