(VTC News) – GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng không cần biên soạn sách giáo khoa tự nhiên, ngoại ngữ và thay vào đó có thể đầu tư kinh phí để làm tốt chương trình.
Xung quanh vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với GS. Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
- Sau khi Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được Quốc hội thông qua, theo ông, lúc này cần làm gì để việc thực hiện đề án đạt kết quả cao nhất?
Tôi cho rằng trước hết cần đầu tư làm chương trình cho thật tốt. Bởi chương trình có tính pháp lệnh. Việc làm tốt chương trình là nhiệm vụ của Bộ GD-ĐT. Nếu Bộ GD-ĐT làm tốt chương trình sẽ thuận lợi cho việc viết sách giáo khoa.
Nếu lần này, chương trình chỉ là gạch đầu dòng thì cũng không bổ ích bao nhiêu, cũng không thể thực hiện được trong điều kiện chúng ta có nhiều sách giáo khoa.
Chúng ta cần tổ chức thi, kiểm tra theo chương trình chứ không theo sách giáo khoa. Do đó nhất quyết phải có một chương trình tốt, phải coi việc làm chương trình quan trọng hơn viết sách giáo khoa.
Tại các nước, giáo viên có thể nhìn vào chương trình mà không cần sách vẫn dạy được. Ở Canada, chương trình tiếng Anh dành cho một lớp mà dày hơn 100 trang, trong đó có đầy đủ kiến thức, bài tập và giáo viên không cần sách giáo khoa.
- Như vậy, khi Bộ GD-ĐT làm xong chương trình thì liệu có thể bắt tay luôn vào việc viết sách giáo khoa không, thưa ông?
Sau khi hoàn thành xong chương trình thì phải có thí điểm. Chúng ta có thể dạy chương trình này trong vòng 4 năm thì mới có thể đánh giá được chương trình. Khi sửa xong chương trình, lúc đó mới biên soạn sách giáo khoa.
Bên cạnh đó, chương trình đổi lần này sẽ có những nội dung mới, tránh việc dạy kiến thức đơn thuần, mà chú trọng tới việc phát triển năng lực học sinh nên càng phải được thí điểm.
Bên cạnh đó, một số chương trình hiện hành cũng đã hướng vào chú trọng phát triển năng lực, nhưng chỉ có điều chúng ta đang thực hiện không nổi khi một số cuốn sách giáo khoa viết không đúng tinh thần của chương trình, giáo viên dạy không đúng tinh thần chương trình.
- Chúng ta biết được những bất cập đó nhưng vì sao không thay đổi được, thưa ông?
Tôi cho rằng để xảy ra việc này cũng có nhiều lý do. Hiện tại, bậc THPT là cấp kém nhất trong việc đổi mới phương pháp vì vấn đề thi cử là một áp lực. Trong khi đó Bộ GD-ĐT quy định chỉ thi trong nội dung sách giáo khoa, thậm chí còn giới hạn thi trong sách giáo khoa lớp 12.
Do đó, người giáo viên không tội gì phải đổi mới phương pháp. Điều quan trọng với người giáo viên là nhồi kiến thức cho học sinh để 100% các em thi đỗ.
Vì vậy, đổi mới giáo dục lần này phải đổi mới phương pháp. Nếu không đổi mới phương pháp thì chương trình hay đến mấy cũng không giải quyết được vấn đề. Nếu giáo viên có phương pháp dạy tốt thì dù chương trình cũ nhưng học sinh vẫn phát triển được năng lực.
- Việc triển khai làm sách giáo khoa sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?
Bộ GD-ĐT không nên làm sách mà giao cho NXB Giáo dục Việt Nam làm sách. Lập tức sẽ có cuộc cạnh tranh công bằng giữa tất cả các NXB với nhau. Bởi theo Luật xuất bản, chỉ NXB mới có quyền in sách, do đó nơi đứng ra tổ chức bản thảo sách giáo khoa phải là các nhà xuất bản.
Tôi cho rằng, việc đầu tiên phải làm là sửa Luật Giáo dục và Luật Xuất bản. Bởi Luật Giáo dục đang quy định hiện nay là một chương trình, một bộ sách. Tuy rằng lời lẽ không phải vậy nhưng nếu nói “Một chương trình, sách giáo khoa sử dụng ổn định, thống nhất trong cả nước…” tức là một bộ sách.
Cũng theo đó Luật Xuất bản quy định:“NXB phải có tôn chỉ mục đích phù hợp với chức năng nhiệm vụ của cơ quan chủ quản…”, trong tất cả các NXB thì duy nhất chỉ có NXB Giáo dục Việt Nam có tôn chỉ, mục đích làm sách giáo khoa.
Nếu Bộ GD-ĐT giao cho NXB Giáo dục Việt Nam làm sách thì không cần đầu tư kinh phí, bởi đơn vị này là một công ty có vốn, và sẽ phải tự bỏ vốn ra để làm sách. Sau khi bán sách thì NXB Giáo dục Việt Nam có thể thu hồi lại vốn. Nếu thiếu vốn, NXB Giáo dục Việt Nam có thể vay Nhà nước, vay ngân hàng. Do đó, Bộ GD-ĐT nên tập trung kinh phí để làm chương trình thật tốt.
- Để việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa ít tốn kém nhất, ông có góp ý gì không?
Tôi cho rằng, chúng ta chỉ nên làm sách ở các môn khoa học xã hội còn các sách tự nhiên, kỹ thuật và ngoại ngữ có thể dịch từ nước ngoài.
Toán của Việt Nam và Nhật, Mỹ không khác gì nhau. Thậm chí, chương trình của Việt Nam còn nặng hơn các nước. Do đó có thể lấy cả chương trình và sách của nước ngoài để dạy tại Việt Nam, chỗ nào không hợp thì có thể sửa, nhưng tôi thấy hầu như không có chỗ nào là không hợp.
- Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này cần lưu ý điều gì thưa ông?
Tôi cho rằng việc thay đổi không nên xóa đi làm lại từ đầu. Tốt nhất, chúng ta đánh giá quyển nào cần thay thì thay ngay, quyển nào chưa cần thay thì vẫn dạy. Trong khi đó cứ để các tổ chức, cá nhân viết quyển khác, nếu thấy hay hơn quyển hiện hành xã hội sẽ tự biết phải lựa chọn quyển sách nào.
Tất cả các cuộc cải cách kinh nghiệm cho thấy không thể thành công nếu không có kế thừa, nếu cải cách làm lại từ đầu là không bao giờ thành công.
- Có ý kiến cho rằng, sau khi hoàn thành xong chương trình có thể đưa lên mạng để lấy ý kiến đóng góp của đông đảo chuyên gia, các bậc phụ huynh. Ông có đồng tình với quan điểm này?
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, tôi cho rằng khi làm chương trình cũng nên đưa lên mạng công khai để xã hội góp ý, sẽ có nhiều cơ quan, nhiều chuyên gia, phụ huynh tham gia góp ý để hoàn chỉnh hơn.
Tôi cho rằng, dù tiếp thu ý kiến tới đâu thì ban soạn thảo chương trình cũng cần có bản giải trình. Vấn đề nào tiếp thu được và không tiếp thu được, cần phải giải thích và nhân dân thấy được rằng ý kiến của mình có tác dụng.
- Theo lộ trình của đề án, năm học 2018-2019, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Liệu như vậy có quá gấp không, thưa ông?
Với lộ trình thực hiện triển khai chương trình, sách giáo khoa mới vào năm học 2018-2019, tôi cho rằng sẽ hơi gấp với cách làm bình thường như hiện nay.
Nếu nhanh có thể 2015 mới xong được chương trình, xong chương trình còn khâu thẩm định, và có thể giữa năm 2016 mới xong thẩm định. Sau thẩm định chương trình mới bắt đầu viết sách giáo khoa, thời gian viết sách có thể mất 8 tháng đến 1 năm và sau đó là thẩm định sách giáo khoa.
Thẩm định chương trình, sách giáo khoa không hề đơn giản. Chưa chắc thẩm định một vòng có thể xong được. Kinh nghiệm trước đây cho thấy, việc thẩm định sách giáo khoa thường phải làm ba vòng.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh
Xung quanh vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với GS. Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
GS Nguyễn Minh Thuyết đề xuất không nên biên soạn sách giáo khoa tự nhiên, ngoại ngữ, kỹ thuật |
Tôi cho rằng trước hết cần đầu tư làm chương trình cho thật tốt. Bởi chương trình có tính pháp lệnh. Việc làm tốt chương trình là nhiệm vụ của Bộ GD-ĐT. Nếu Bộ GD-ĐT làm tốt chương trình sẽ thuận lợi cho việc viết sách giáo khoa.
Nếu lần này, chương trình chỉ là gạch đầu dòng thì cũng không bổ ích bao nhiêu, cũng không thể thực hiện được trong điều kiện chúng ta có nhiều sách giáo khoa.
Chúng ta cần tổ chức thi, kiểm tra theo chương trình chứ không theo sách giáo khoa. Do đó nhất quyết phải có một chương trình tốt, phải coi việc làm chương trình quan trọng hơn viết sách giáo khoa.
Tại các nước, giáo viên có thể nhìn vào chương trình mà không cần sách vẫn dạy được. Ở Canada, chương trình tiếng Anh dành cho một lớp mà dày hơn 100 trang, trong đó có đầy đủ kiến thức, bài tập và giáo viên không cần sách giáo khoa.
- Như vậy, khi Bộ GD-ĐT làm xong chương trình thì liệu có thể bắt tay luôn vào việc viết sách giáo khoa không, thưa ông?
|
Bên cạnh đó, chương trình đổi lần này sẽ có những nội dung mới, tránh việc dạy kiến thức đơn thuần, mà chú trọng tới việc phát triển năng lực học sinh nên càng phải được thí điểm.
Bên cạnh đó, một số chương trình hiện hành cũng đã hướng vào chú trọng phát triển năng lực, nhưng chỉ có điều chúng ta đang thực hiện không nổi khi một số cuốn sách giáo khoa viết không đúng tinh thần của chương trình, giáo viên dạy không đúng tinh thần chương trình.
- Chúng ta biết được những bất cập đó nhưng vì sao không thay đổi được, thưa ông?
Tôi cho rằng để xảy ra việc này cũng có nhiều lý do. Hiện tại, bậc THPT là cấp kém nhất trong việc đổi mới phương pháp vì vấn đề thi cử là một áp lực. Trong khi đó Bộ GD-ĐT quy định chỉ thi trong nội dung sách giáo khoa, thậm chí còn giới hạn thi trong sách giáo khoa lớp 12.
Do đó, người giáo viên không tội gì phải đổi mới phương pháp. Điều quan trọng với người giáo viên là nhồi kiến thức cho học sinh để 100% các em thi đỗ.
Vì vậy, đổi mới giáo dục lần này phải đổi mới phương pháp. Nếu không đổi mới phương pháp thì chương trình hay đến mấy cũng không giải quyết được vấn đề. Nếu giáo viên có phương pháp dạy tốt thì dù chương trình cũ nhưng học sinh vẫn phát triển được năng lực.
Đề xuất chỉ viết sách giáo khoa các môn khoa học xã hội |
Bộ GD-ĐT không nên làm sách mà giao cho NXB Giáo dục Việt Nam làm sách. Lập tức sẽ có cuộc cạnh tranh công bằng giữa tất cả các NXB với nhau. Bởi theo Luật xuất bản, chỉ NXB mới có quyền in sách, do đó nơi đứng ra tổ chức bản thảo sách giáo khoa phải là các nhà xuất bản.
Tôi cho rằng, việc đầu tiên phải làm là sửa Luật Giáo dục và Luật Xuất bản. Bởi Luật Giáo dục đang quy định hiện nay là một chương trình, một bộ sách. Tuy rằng lời lẽ không phải vậy nhưng nếu nói “Một chương trình, sách giáo khoa sử dụng ổn định, thống nhất trong cả nước…” tức là một bộ sách.
Cũng theo đó Luật Xuất bản quy định:“NXB phải có tôn chỉ mục đích phù hợp với chức năng nhiệm vụ của cơ quan chủ quản…”, trong tất cả các NXB thì duy nhất chỉ có NXB Giáo dục Việt Nam có tôn chỉ, mục đích làm sách giáo khoa.
Nếu Bộ GD-ĐT giao cho NXB Giáo dục Việt Nam làm sách thì không cần đầu tư kinh phí, bởi đơn vị này là một công ty có vốn, và sẽ phải tự bỏ vốn ra để làm sách. Sau khi bán sách thì NXB Giáo dục Việt Nam có thể thu hồi lại vốn. Nếu thiếu vốn, NXB Giáo dục Việt Nam có thể vay Nhà nước, vay ngân hàng. Do đó, Bộ GD-ĐT nên tập trung kinh phí để làm chương trình thật tốt.
- Để việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa ít tốn kém nhất, ông có góp ý gì không?
Tôi cho rằng, chúng ta chỉ nên làm sách ở các môn khoa học xã hội còn các sách tự nhiên, kỹ thuật và ngoại ngữ có thể dịch từ nước ngoài.
Toán của Việt Nam và Nhật, Mỹ không khác gì nhau. Thậm chí, chương trình của Việt Nam còn nặng hơn các nước. Do đó có thể lấy cả chương trình và sách của nước ngoài để dạy tại Việt Nam, chỗ nào không hợp thì có thể sửa, nhưng tôi thấy hầu như không có chỗ nào là không hợp.
- Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này cần lưu ý điều gì thưa ông?
Tôi cho rằng việc thay đổi không nên xóa đi làm lại từ đầu. Tốt nhất, chúng ta đánh giá quyển nào cần thay thì thay ngay, quyển nào chưa cần thay thì vẫn dạy. Trong khi đó cứ để các tổ chức, cá nhân viết quyển khác, nếu thấy hay hơn quyển hiện hành xã hội sẽ tự biết phải lựa chọn quyển sách nào.
Tất cả các cuộc cải cách kinh nghiệm cho thấy không thể thành công nếu không có kế thừa, nếu cải cách làm lại từ đầu là không bao giờ thành công.
Bộ GD-ĐT có nên viết một bộ sách giáo khoa hay không?
|
- Có ý kiến cho rằng, sau khi hoàn thành xong chương trình có thể đưa lên mạng để lấy ý kiến đóng góp của đông đảo chuyên gia, các bậc phụ huynh. Ông có đồng tình với quan điểm này?
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, tôi cho rằng khi làm chương trình cũng nên đưa lên mạng công khai để xã hội góp ý, sẽ có nhiều cơ quan, nhiều chuyên gia, phụ huynh tham gia góp ý để hoàn chỉnh hơn.
Tôi cho rằng, dù tiếp thu ý kiến tới đâu thì ban soạn thảo chương trình cũng cần có bản giải trình. Vấn đề nào tiếp thu được và không tiếp thu được, cần phải giải thích và nhân dân thấy được rằng ý kiến của mình có tác dụng.
- Theo lộ trình của đề án, năm học 2018-2019, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai chương trình, sách giáo khoa mới. Liệu như vậy có quá gấp không, thưa ông?
Với lộ trình thực hiện triển khai chương trình, sách giáo khoa mới vào năm học 2018-2019, tôi cho rằng sẽ hơi gấp với cách làm bình thường như hiện nay.
Nếu nhanh có thể 2015 mới xong được chương trình, xong chương trình còn khâu thẩm định, và có thể giữa năm 2016 mới xong thẩm định. Sau thẩm định chương trình mới bắt đầu viết sách giáo khoa, thời gian viết sách có thể mất 8 tháng đến 1 năm và sau đó là thẩm định sách giáo khoa.
Thẩm định chương trình, sách giáo khoa không hề đơn giản. Chưa chắc thẩm định một vòng có thể xong được. Kinh nghiệm trước đây cho thấy, việc thẩm định sách giáo khoa thường phải làm ba vòng.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh
Bình luận