(VTC News) – “Sau cả năm dài với bao thiếu thốn, khó nhọc, ngày Tết đến như một niềm vui vô tận được san sẻ cùng với tất cả mọi người. Từ lúc cả nhà ngồi quây quần gói bánh chưng cho đến lúc hồi hộp chờ khoảnh khắc giao thừa để còn đốt pháo, lòng ta không thôi rộn ràng”. GS Ngô Bảo Châu chia sẻ về xúc cảm về ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
3 lần ăn Tết tại Việt Nam
Trong những ngày về nước hiếm hoi trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc, GS Ngô Bảo Châu vẫn bị cuốn vào bao công việc xung quanh sự kiện ra mắt của Viện nghiên cứu cao cấp về Toán. Ở đó, GS Ngô Bảo Châu giữ vai trò là giám đốc khoa học của Viện.
Chia sẻ với phóng viên, PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền (mẹ của GS Ngô Bảo Châu) tâm sự: “Một năm sau thành công của Châu cuộc sống của gia đình cũng có chút thay đổi. Châu trở thành người của công chúng hơn vì vậy gia đình cũng thiệt thòi hơn. Nhiều khi Châu đi suốt, hôm nào bảo về nhà ăn cơm cùng gia điình thì cô thường trêu là “vinh dự quá”.
PGS Hiền kể, trong suốt hàng chục năm học tập và sinh sống tại nước ngoài, GS Ngô Bảo Châu chỉ về nước được tổng cộng 3 lần vào dịp Tết Nguyên Đán. Đó cũng là những khoảng thời gian anh đi công tác dài ngày tại những nước trong khu vực nên có điều kiện sắp xếp về ăn Tết của gia đình. Năm nay cũng vậy, mùng 3 Tết anh lại sang Mỹ tiếp tục công việc của mình.
Kể đến đây, giọng PGS Hiền bỗng nghẹn lại: “Tết tuy là dịp đoàn tụ của gia đình nhưng do công việc của Châu quá bận rộn nên cũng khó về ăn Tết cùng gia đình. Năm nay có Châu về ăn Tết cùng gia đình nên chắc chắc sẽ vui hơn mọi năm”.
Mỗi lần có dịp về thăm nhà, anh Châu thường về quê, thắp nén hương cho ông ngoại - người mà anh rất yêu quý và gắn bó khi còn nhỏ. Năm nay, dịp về nước lại đúng vào ngày giỗ ông nên anh có điều kiện tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với người ông mà anh rất yêu quý.
Theo lời kể của PGS Hiền, tết ở gia đình GS Ngô Bảo Châu cũng được chuẩn bị khá đơn giản. Hàng năm GS Ngô Huy Cẩn (cha của GS Ngô Bảo Châu) vẫn thường lên nhà vườn trên Ba Vì (Hà Nội) chặt một cành đào to, đẹp trong cây đào cổ thụ đem về nhà chơi Tết.
“Những năm Châu được về ăn Tết cùng gia đình, cả nhà cùng nhau đi chùa, thăm họ hàng. Châu cũng dành nhiều thời gian cho bạn bè trong những dịp được về Việt Nam”. PGS Hiền kể lại.
Hoài niệm về Tết xưa
“Ai đi đâu về đâu cũng chỉ mong sum họp cùng gia đình trong ngày Tết. Khoảng khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới vẫn còn nguyên cảm giác thiêng liêng. Ngày xưa khi Châu còn nhỏ, ông ngoại vẫn còn. Cứ đến Tết cả nhà lại cùng gói bánh chưng, Châu và mọi người cùng ngồi quây quần bên nồi bánh, ông thì lo việc đun bánh chưng cả đêm. Tết xưa mang một hương vị rất đặc trưng”. PGS Hiền hoài niệm về những ngày Tết cổ truyền xa xưa.
Trong những ngày Tết gia đình PGS Hiền thường làm món cổ truyền của dân tộc như bánh chưng, nem, măng, mọc... Đặc biệt Tết nào cũng có món cá kho. Điều thú vị là trong những dịp Tết, cũng có khi GS Ngô Bảo Châu vào bếp trổ tài cuốn nem cho cả gia đình.
Hàng năm, vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, ba cô con gái của GS Ngô Bảo Châu đều bận học nên chưa năm nào có thể cùng gia đình về quê ăn Tết cùng ông bà. Đó có lẽ cũng là điều PGS Hiền nuối tiếc nhất mỗi dịp đón năm mới.
Tuy nhiên, để giữ gìn những nét văn hoá truyền thống của dân tộc, dù sống ở nước ngoài song gia đình nhỏ của GS Ngô Bảo Châu cũng tổ chức cũng gặp mặt, bạn bè, nấu những món ăn truyền thống của Việt Nam vào ngày Tết cổ truyền. Các thành viên nhỏ trong gia đình GS Ngô Bảo Châu luôn luôn háo hức đón chờ ngày Tết đặc biệt này.
Hàng năm, GS Ngô Bảo Châu cùng các thành viên trong gia đình thường cùng nhau nấu bữa cơm tất niên và quây quần bên nhau chờ đúng giây phút giao thừa gọi điện thoại chúc Tết bố mẹ, ông bà.
“Tôi nghĩ rằng những người lớn lên ở Hà Nội trong thời gian sau chiến tranh, ký ức về ngày Tết ở Hà Nội không dễ bị phai nhạt” - GS Châu chia sẻ - "Sau cả năm dài với bao thiếu thốn, khó nhọc, ngày tết đến như một niềm vui vô tận được san sẻ cùng với tất cả mọi người. Từ lúc cả nhà ngồi quây quần gói bánh chưng cho đến lúc hồi hộp chờ khoảnh khắc giao thừa để còn đốt pháo, lòng ta không thôi rộn ràng".
GS Ngô Bảo Châu nhớ lại: “Chiều mồng Một, sang mồng Hai mọi người náo nức đạp xe ra đường để đi chúc Tết nhau đến nỗi không ai gặp được ai. Bây giờ nhiều người trong chúng ta muốn lắm khôi phục cái không khí đặc biệt đó. Vì nó chính là cái ta mất đi vĩnh viễn. So với cuộc sống của ngày ấy, chúng ta có nhiều hơn rất nhiều, nhưng cũng đã mất đi một số thứ rất đẹp”.
Điều GS Ngô Bảo Châu cũng tiếc nuối nhất khi đại gia đình không thể quây quần bên mâm cơm tất niên để đón giao thừa năm nay chính là: “Tết âm lịch không phải là ngày nghỉ cho nên người lớn trẻ con, ai cũng bận cả. Có khi chỉ kịp gọi điện thoại chúc Tết ông bà. Có cái tiếc là Tết này ông bà lại không có con cháu cùng ăn Tết”.
Bạn đọc gửi lời chúc năm mới tới gia đình GS Ngô Bảo Châu xin gửi vào ô thảo luận cuối bài viết.
Phạm Thịnh
3 lần ăn Tết tại Việt Nam
Trong những ngày về nước hiếm hoi trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc, GS Ngô Bảo Châu vẫn bị cuốn vào bao công việc xung quanh sự kiện ra mắt của Viện nghiên cứu cao cấp về Toán. Ở đó, GS Ngô Bảo Châu giữ vai trò là giám đốc khoa học của Viện.
Dù được về nước đúng dịp Tết cổ truyền của dân tộc nhưng GS Ngô Bảo Châu vẫn bận rộn với hàng loạt công việc (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Dù đi đâu nhưng GS Ngô Bảo Châu vẫn hoài niệm về một cái Tết cổ truyền của dân tộc |
Chia sẻ với phóng viên, PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền (mẹ của GS Ngô Bảo Châu) tâm sự: “Một năm sau thành công của Châu cuộc sống của gia đình cũng có chút thay đổi. Châu trở thành người của công chúng hơn vì vậy gia đình cũng thiệt thòi hơn. Nhiều khi Châu đi suốt, hôm nào bảo về nhà ăn cơm cùng gia điình thì cô thường trêu là “vinh dự quá”.
PGS Hiền kể, trong suốt hàng chục năm học tập và sinh sống tại nước ngoài, GS Ngô Bảo Châu chỉ về nước được tổng cộng 3 lần vào dịp Tết Nguyên Đán. Đó cũng là những khoảng thời gian anh đi công tác dài ngày tại những nước trong khu vực nên có điều kiện sắp xếp về ăn Tết của gia đình. Năm nay cũng vậy, mùng 3 Tết anh lại sang Mỹ tiếp tục công việc của mình.
Kể đến đây, giọng PGS Hiền bỗng nghẹn lại: “Tết tuy là dịp đoàn tụ của gia đình nhưng do công việc của Châu quá bận rộn nên cũng khó về ăn Tết cùng gia đình. Năm nay có Châu về ăn Tết cùng gia đình nên chắc chắc sẽ vui hơn mọi năm”.
Ảnh tư liệu gia đình GS Ngô Bảo Châu |
Mỗi lần có dịp về thăm nhà, anh Châu thường về quê, thắp nén hương cho ông ngoại - người mà anh rất yêu quý và gắn bó khi còn nhỏ. Năm nay, dịp về nước lại đúng vào ngày giỗ ông nên anh có điều kiện tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với người ông mà anh rất yêu quý.
Theo lời kể của PGS Hiền, tết ở gia đình GS Ngô Bảo Châu cũng được chuẩn bị khá đơn giản. Hàng năm GS Ngô Huy Cẩn (cha của GS Ngô Bảo Châu) vẫn thường lên nhà vườn trên Ba Vì (Hà Nội) chặt một cành đào to, đẹp trong cây đào cổ thụ đem về nhà chơi Tết.
“Những năm Châu được về ăn Tết cùng gia đình, cả nhà cùng nhau đi chùa, thăm họ hàng. Châu cũng dành nhiều thời gian cho bạn bè trong những dịp được về Việt Nam”. PGS Hiền kể lại.
Hoài niệm về Tết xưa
“Ai đi đâu về đâu cũng chỉ mong sum họp cùng gia đình trong ngày Tết. Khoảng khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới vẫn còn nguyên cảm giác thiêng liêng. Ngày xưa khi Châu còn nhỏ, ông ngoại vẫn còn. Cứ đến Tết cả nhà lại cùng gói bánh chưng, Châu và mọi người cùng ngồi quây quần bên nồi bánh, ông thì lo việc đun bánh chưng cả đêm. Tết xưa mang một hương vị rất đặc trưng”. PGS Hiền hoài niệm về những ngày Tết cổ truyền xa xưa.
Trong những ngày Tết gia đình PGS Hiền thường làm món cổ truyền của dân tộc như bánh chưng, nem, măng, mọc... Đặc biệt Tết nào cũng có món cá kho. Điều thú vị là trong những dịp Tết, cũng có khi GS Ngô Bảo Châu vào bếp trổ tài cuốn nem cho cả gia đình.
PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền rạng rỡ mỗi lần có dịp quây quần cùng toàn thể gia đình |
Hàng năm, vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, ba cô con gái của GS Ngô Bảo Châu đều bận học nên chưa năm nào có thể cùng gia đình về quê ăn Tết cùng ông bà. Đó có lẽ cũng là điều PGS Hiền nuối tiếc nhất mỗi dịp đón năm mới.
Tuy nhiên, để giữ gìn những nét văn hoá truyền thống của dân tộc, dù sống ở nước ngoài song gia đình nhỏ của GS Ngô Bảo Châu cũng tổ chức cũng gặp mặt, bạn bè, nấu những món ăn truyền thống của Việt Nam vào ngày Tết cổ truyền. Các thành viên nhỏ trong gia đình GS Ngô Bảo Châu luôn luôn háo hức đón chờ ngày Tết đặc biệt này.
Hàng năm, GS Ngô Bảo Châu cùng các thành viên trong gia đình thường cùng nhau nấu bữa cơm tất niên và quây quần bên nhau chờ đúng giây phút giao thừa gọi điện thoại chúc Tết bố mẹ, ông bà.
Rất hiếm có dịp Tết Nguyên Đán, đại gia đình GS Ngô Bảo Châu có thể quây quần đầy đủ |
“Tôi nghĩ rằng những người lớn lên ở Hà Nội trong thời gian sau chiến tranh, ký ức về ngày Tết ở Hà Nội không dễ bị phai nhạt” - GS Châu chia sẻ - "Sau cả năm dài với bao thiếu thốn, khó nhọc, ngày tết đến như một niềm vui vô tận được san sẻ cùng với tất cả mọi người. Từ lúc cả nhà ngồi quây quần gói bánh chưng cho đến lúc hồi hộp chờ khoảnh khắc giao thừa để còn đốt pháo, lòng ta không thôi rộn ràng".
GS Ngô Bảo Châu nhớ lại: “Chiều mồng Một, sang mồng Hai mọi người náo nức đạp xe ra đường để đi chúc Tết nhau đến nỗi không ai gặp được ai. Bây giờ nhiều người trong chúng ta muốn lắm khôi phục cái không khí đặc biệt đó. Vì nó chính là cái ta mất đi vĩnh viễn. So với cuộc sống của ngày ấy, chúng ta có nhiều hơn rất nhiều, nhưng cũng đã mất đi một số thứ rất đẹp”.
Điều GS Ngô Bảo Châu cũng tiếc nuối nhất khi đại gia đình không thể quây quần bên mâm cơm tất niên để đón giao thừa năm nay chính là: “Tết âm lịch không phải là ngày nghỉ cho nên người lớn trẻ con, ai cũng bận cả. Có khi chỉ kịp gọi điện thoại chúc Tết ông bà. Có cái tiếc là Tết này ông bà lại không có con cháu cùng ăn Tết”.
Bạn đọc gửi lời chúc năm mới tới gia đình GS Ngô Bảo Châu xin gửi vào ô thảo luận cuối bài viết.
Phạm Thịnh
Bình luận