(VTC News)- Ngày 16/1, các nhà toán học hàng đầu thế giới đã trao đổi với Viện nghiên cứu cao cấp về Toán những kinh nghiệm trong hoạt động của Viện Toán các nước.
Mặc dù mới chỉ về nước chưa quá 2 ngày và sức khoẻ không được tốt nhưng GS Ngô Bảo Châu vẫn miệt mài lắng nghe những kinh nghiệm thành công từ các quốc gia có nền toán học phát triển trong việc thành lập và điều hành Viện Toán.
Tuyển chọn nhân tài
Trong bài trình bày về quá trình phát triển của Viện Toán tại Viện nghiên cứu cơ bản Tata (TIFR) từ một trung tâm toán học vô danh đến khi trở thành một Viện có trình độ cao như hiện nay, GS.M.S. Raghunathan - Trung tâm Toán học Quốc gia Học viện Kỹ thuật Ấn Độ, Mumbai nhấn mạnh vai trò của Chandrasekharan, người đã đặt ra một cơ chế tuyển chọn tài năng từ khắp nơi trên quốc gia, đồng thời mời nhiều nhà toán học hàng đầu châu Âu đến dạy những khóa cao học tại Viện...
GS.M.S. Raghunathan chia sẻ: “Trong mỗi khóa học do giáo sư mời, Chandrasekaran đã chọn một sinh viên để ghi lại bài giảng và xuất bản tại TIFR. Điều này đảm bảo rằng những sinh viên ghi lại những bài giảng đó ít nhất cũng có được tài liệu của những bài giảng này. Những bài giảng này đã khơi ra những vấn đề thú vị mà nhiều sinh viên đã chọn để giải quyết trong luận văn của họ”
Lợi ích của việc làm đó là sinh viên được khuyến khích tổ chức những lớp nghiên cứu chuyên đề chính quy và không chính quy, điều này khiến cho chương trình cao học trở nên rất thú vị.
GS.M.S. Raghunathan vẫn còn những kỉ niệm rất mạnh mẽ về thời kì còn là sinh viên cao học đầu những năm 60. Những vị khách mời thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, một vài lĩnh vực còn còn xa lạ với lĩnh vực chuyên môn của Chandrasekharan và Ramanathan. Điều này có nghĩa là sinh viên đã được tiếp cận với rất nhiều lĩnh vực khác nhau và có quyền tự do chon lựa những lĩnh vực họ thích.
Những sinh viên có thành tích tốt được nhận vào Viện Toán. Viện đã có những thành tựu cùng với sự phát triển mạnh mẽ, điều chưa xảy ra ở bất cứ đâu trong nước. Trong thời gian này, học viện cũng xử lý mạnh tay với những sinh viên không đạt được những tiêu chuẩn đề ra.
“Tôi tin rằng đây là một Viện mà đất nước chúng tôi có thể tự hào và có thể lấy làm kiểu mẫu cho các quốc gia thế giới thứ 3” - GS.M.S. Raghunathan tự hào chia sẻ.
Cùng quan điểm này, GS A.D.M Choudary - Học viện toán học Ab Dus Salam (Đại học Lahore - Pakistan) chia sẻ, mục tiêu của Viện toán Ab Dus Salam là tăng cường giáo dục và nghiên cứu khoa học về Toán, theo đó sẽ có nhiệm vụ cung cấp nền tảng cho các tài năng trẻ quốc gia, tạo điều kiện cho người học có cơ hội được tiếp xúc với các nhà khoa học hàng đầu quốc tế.
Chia sẻ với buổi nói chuyện, GS Masaki Kashiwara đến từ Viện nghiên cứu Toán học (Đại học Tokyo Nhật Bản) cho biết, để đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu về Toán, Viện nghiên cứu Toán học hiện đã có chương trình đào tạo thạc sĩ riêng, không liên quan đến trường đại học. Viện ra đời với chỉ mục đích phục vụ cộng đồng Toán ở Nhật Bản.
Tài chính và quản lý
Trong khi đó, GS Louis Chen Đại học quốc gia Singapore cho biết, Viện Toán này được thành lập tháng 7/2000 nhưng sau 5 năm mới bắt đầu nhận tài trợ của Bộ Giáo dục Singapore. Hiện nay Viện nhận tài trợ chủ yếu từ Trường đại học quốc gia Singapore.
Theo GS Chen, để Viện hoạt động tốt và minh bạch cần có một Ban quản lí giám sát các hoạt động của Viện, và có Ban tư vấn cho Giám đốc về đường lối phát triển khoa học.
GS Chen chia sẻ: “Muốn thúc đẩy viện phát triển, theo tôi cần phát triển trình độ của các nhà nghiên cứu. Đào tạo tài năng cho nghiên cứu các ngành khoa học về Toán. Ngoài ra Viện cần phải tổ chức các khóa học hè, các bài giảng đại chúng để nâng cao tính tương tác trong quá trình nghiên cứu”
GS.K.A.M.Atan – Viện nghiên cứu về Toán ĐH Putra Malaysia cho rằng, điều tối quan trọng là đưa ra các chương trình làm việc thích hợp và rõ ràng và thực hiện nó. Để thực hiện một cách thành công điều này, các chương trình phải mang tính thực tế và trong khả năng thực hiện của Viện.
Để có thể đạt được thành công, GS.K.A.M.Atan đề xuất, Viện nghiên cứu cấp cao về Toán ở Việt Nam nên thành lập một hội đồng chỉ đạo do chính Viện chỉ định gồm những nhà toán học Việt Nam và nước ngoài và họp định kỳ để đưa ra những hướng dẫn thực hiện chứng năng của mình. Viện cũng cần có nguồn kinh phí dồi dào, ổn định và liên tục.
Được biết, Viện nghiên cứu Toán cao cấp sẽ có quyết định chính thức thành lập vào ngày 17/1/2012.
Phạm Thịnh
Mặc dù mới chỉ về nước chưa quá 2 ngày và sức khoẻ không được tốt nhưng GS Ngô Bảo Châu vẫn miệt mài lắng nghe những kinh nghiệm thành công từ các quốc gia có nền toán học phát triển trong việc thành lập và điều hành Viện Toán.
Tuyển chọn nhân tài
Trong bài trình bày về quá trình phát triển của Viện Toán tại Viện nghiên cứu cơ bản Tata (TIFR) từ một trung tâm toán học vô danh đến khi trở thành một Viện có trình độ cao như hiện nay, GS.M.S. Raghunathan - Trung tâm Toán học Quốc gia Học viện Kỹ thuật Ấn Độ, Mumbai nhấn mạnh vai trò của Chandrasekharan, người đã đặt ra một cơ chế tuyển chọn tài năng từ khắp nơi trên quốc gia, đồng thời mời nhiều nhà toán học hàng đầu châu Âu đến dạy những khóa cao học tại Viện...
GS M.S Raghunathan (Học viện kỹ thuật Ấn Độ Mumbai) cho biết, trong Trung tâm toán học quốc gia mỗi lần giáo sư giảng bài sẽ chọn ra một sinh viên để ghi lại những bài giảng đó (Ảnh: Phạm Thịnh) |
GS Ngô Bảo Châu chăm chú lắng nghe các kinh nghiệm thành công từ các nền toán học hàng đầu thế giới (Ảnh: Phạm Thịnh) |
GS.M.S. Raghunathan chia sẻ: “Trong mỗi khóa học do giáo sư mời, Chandrasekaran đã chọn một sinh viên để ghi lại bài giảng và xuất bản tại TIFR. Điều này đảm bảo rằng những sinh viên ghi lại những bài giảng đó ít nhất cũng có được tài liệu của những bài giảng này. Những bài giảng này đã khơi ra những vấn đề thú vị mà nhiều sinh viên đã chọn để giải quyết trong luận văn của họ”
Lợi ích của việc làm đó là sinh viên được khuyến khích tổ chức những lớp nghiên cứu chuyên đề chính quy và không chính quy, điều này khiến cho chương trình cao học trở nên rất thú vị.
GS.M.S. Raghunathan vẫn còn những kỉ niệm rất mạnh mẽ về thời kì còn là sinh viên cao học đầu những năm 60. Những vị khách mời thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, một vài lĩnh vực còn còn xa lạ với lĩnh vực chuyên môn của Chandrasekharan và Ramanathan. Điều này có nghĩa là sinh viên đã được tiếp cận với rất nhiều lĩnh vực khác nhau và có quyền tự do chon lựa những lĩnh vực họ thích.
Những sinh viên có thành tích tốt được nhận vào Viện Toán. Viện đã có những thành tựu cùng với sự phát triển mạnh mẽ, điều chưa xảy ra ở bất cứ đâu trong nước. Trong thời gian này, học viện cũng xử lý mạnh tay với những sinh viên không đạt được những tiêu chuẩn đề ra.
“ Tôi tin rằng đây là một Viện mà đất nước chúng tôi có thể tự hào và có thể lấy làm kiểu mẫu cho các quốc gia thế giới thứ 3” - GS.M.S. Raghunathan tự hào chia sẻ (Ảnh: Phạm Thịnh) |
“Tôi tin rằng đây là một Viện mà đất nước chúng tôi có thể tự hào và có thể lấy làm kiểu mẫu cho các quốc gia thế giới thứ 3” - GS.M.S. Raghunathan tự hào chia sẻ.
Cùng quan điểm này, GS A.D.M Choudary - Học viện toán học Ab Dus Salam (Đại học Lahore - Pakistan) chia sẻ, mục tiêu của Viện toán Ab Dus Salam là tăng cường giáo dục và nghiên cứu khoa học về Toán, theo đó sẽ có nhiệm vụ cung cấp nền tảng cho các tài năng trẻ quốc gia, tạo điều kiện cho người học có cơ hội được tiếp xúc với các nhà khoa học hàng đầu quốc tế.
Chia sẻ với buổi nói chuyện, GS Masaki Kashiwara đến từ Viện nghiên cứu Toán học (Đại học Tokyo Nhật Bản) cho biết, để đóng góp vào sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu về Toán, Viện nghiên cứu Toán học hiện đã có chương trình đào tạo thạc sĩ riêng, không liên quan đến trường đại học. Viện ra đời với chỉ mục đích phục vụ cộng đồng Toán ở Nhật Bản.
Tài chính và quản lý
Trong khi đó, GS Louis Chen Đại học quốc gia Singapore cho biết, Viện Toán này được thành lập tháng 7/2000 nhưng sau 5 năm mới bắt đầu nhận tài trợ của Bộ Giáo dục Singapore. Hiện nay Viện nhận tài trợ chủ yếu từ Trường đại học quốc gia Singapore.
Theo GS Chen, để Viện hoạt động tốt và minh bạch cần có một Ban quản lí giám sát các hoạt động của Viện, và có Ban tư vấn cho Giám đốc về đường lối phát triển khoa học.
GS Chen chia sẻ: “Muốn thúc đẩy viện phát triển, theo tôi cần phát triển trình độ của các nhà nghiên cứu. Đào tạo tài năng cho nghiên cứu các ngành khoa học về Toán. Ngoài ra Viện cần phải tổ chức các khóa học hè, các bài giảng đại chúng để nâng cao tính tương tác trong quá trình nghiên cứu”
Các nhà toán học hàng đầu thế giới tặng sách cho GS Ngô Bảo Châu và Viện Toán cao cấp (Ảnh: Phạm Thịnh) |
GS.K.A.M.Atan – Viện nghiên cứu về Toán ĐH Putra Malaysia cho rằng, điều tối quan trọng là đưa ra các chương trình làm việc thích hợp và rõ ràng và thực hiện nó. Để thực hiện một cách thành công điều này, các chương trình phải mang tính thực tế và trong khả năng thực hiện của Viện.
Để có thể đạt được thành công, GS.K.A.M.Atan đề xuất, Viện nghiên cứu cấp cao về Toán ở Việt Nam nên thành lập một hội đồng chỉ đạo do chính Viện chỉ định gồm những nhà toán học Việt Nam và nước ngoài và họp định kỳ để đưa ra những hướng dẫn thực hiện chứng năng của mình. Viện cũng cần có nguồn kinh phí dồi dào, ổn định và liên tục.
Được biết, Viện nghiên cứu Toán cao cấp sẽ có quyết định chính thức thành lập vào ngày 17/1/2012.
Phạm Thịnh
Bình luận