(VTC News) – GS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam đã lên tiếng xung quanh những lời bàn tán về đề tài nghiên cứu “Hành vi nịnh trong tiếng Việt’.
Vừa qua, dư luận cũng đặt ra câu hỏi băn khoăn về đề tài “Hành vi nịnh trong tiếng Việt” liệu có xứng tầm với một nghiên cứu sinh.
Sáng 22/4, GS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho biết rất cảm kích trước việc dư luận xã hội quan tâm đến việc đào tạo khoa học xã hội, đặc biệt là về ngôn ngữ học.
“Ngành Khoa học xã hội và khoa học tự nhiên có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau”, GS Hiệp khẳng định.
Trước hết, GS Hiệp khẳng định đề tài nghiên cứu về hành vi nịnh trong tiếng Việt là đề tài tốt. Trong khi đó, nhiều ý kiến còn bàn luận về đề tài này trên mạng xã hội vì vẫn chưa có những hiểu biết thấu đáo.
Ông Hiệp cho rằng muốn hiểu hành vi “nịnh” trong tiếng Việt cần phải đặt trong lí thuyết hành động ngôn từ (speech act) do J.L. Austin (một nhà triết học ngôn ngữ nổi tiếng của thế kỷ 20) khởi xướng vào những năm 50.
Sau khi ông mất, học trò đã in bài giảng của ông thành sách, cuốn "How to do things with words" (dịch là: Nói là hành động) tập hợp một số bài giảng của ông tại Đại học Harvard (Mỹ).
“Nếu các bạn vào Google để tìm kiếm thì sẽ thấy hàng trăm luận án tiến sĩ trên thế giới làm về những hành vi ngôn ngữ cụ thể. Có 5 nhóm hành vi chính là nhóm xác tín, nhóm cầu khiến, nhóm cam kết, nhóm biểu cảm, nhóm tuyên bố. Trong đó, hành vi “nịnh” thuộc nhóm biểu cảm”.
“Hành vi này có những đặt trưng riêng cho nhân loại, có những đặc trưng riêng về văn hóa. Ví dụ hành vi thề, phương Đông thề kiểu khác, dân tộc thiểu số thề kiểu khác. Nghiên cứu trong từng bối cảnh cụ thể và có sự so sánh để thấy sự khác biệt”, GS Hiệp lý giải.
Vì vậy, GS Nguyễn Văn Hiệp cho rằng không nên đánh giá “nịnh” theo nghĩa dung tục theo cách hiểu là dạy người ta cách nịnh.
“Còn chúng tôi quan sát theo góc độ ngôn ngữ học. Hành vi nịnh của người Việt có cái chung và cái riêng góp phần vào lý luận của hành vi ngôn ngữ thế giới. Đồng thời đề tài này cũng có giá trị trong thực tiễn góp phần xử lý các vấn đề trong giao tiếp. Chúng ta có thể hiểu cách đơn giản nhất là nhờ đó mà chúng ta biết thế nào là “nịnh” để tránh xa”, GS Hiệp dẫn giải cụ thể.
Ví dụ nghiên cứu về tội phạm không phải là để cổ vũ tội phạm, mà là để ngăn ngừa. Nghiên cứu về nịnh là để nhận ra.
“Việc đó rất tốt. Không nên quy chụp nịnh có gì mà nghiên cứu”, GS Hiệp tiếp tục khẳng định.
Trả lời băn khoăn về chất lượng luận án, ông Hiệp khẳng định hội đồng chấm có ít nhất 4 người bên ngoài độc lập hoàn toàn và toàn là các giáo sư đầu ngành ngôn ngữ học tham gia đánh giá.
“Đây là luận án khá tốt, tôi đang khuyến khích chị Huệ công bố nghiên cứu này thành sách. Đây là một vấn đề hay. Đề tài có tác động thực tiễn lớn đối với xã hội, để ngăn trừ nịnh phải biết và hiểu. Nếu nghi ngờ chất lượng xin Bộ và Học viện hậu kiểm. Tôi tin Bộ sẽ kết luận là luận án tốt”. GS Hiệp kết thúc chia sẻ.
Phạm Thịnh
Vừa qua, dư luận cũng đặt ra câu hỏi băn khoăn về đề tài “Hành vi nịnh trong tiếng Việt” liệu có xứng tầm với một nghiên cứu sinh.
Sáng 22/4, GS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho biết rất cảm kích trước việc dư luận xã hội quan tâm đến việc đào tạo khoa học xã hội, đặc biệt là về ngôn ngữ học.
GS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam (Ảnh: Phạm Thịnh) |
“Ngành Khoa học xã hội và khoa học tự nhiên có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau”, GS Hiệp khẳng định.
Trước hết, GS Hiệp khẳng định đề tài nghiên cứu về hành vi nịnh trong tiếng Việt là đề tài tốt. Trong khi đó, nhiều ý kiến còn bàn luận về đề tài này trên mạng xã hội vì vẫn chưa có những hiểu biết thấu đáo.
Ông Hiệp cho rằng muốn hiểu hành vi “nịnh” trong tiếng Việt cần phải đặt trong lí thuyết hành động ngôn từ (speech act) do J.L. Austin (một nhà triết học ngôn ngữ nổi tiếng của thế kỷ 20) khởi xướng vào những năm 50.
Sau khi ông mất, học trò đã in bài giảng của ông thành sách, cuốn "How to do things with words" (dịch là: Nói là hành động) tập hợp một số bài giảng của ông tại Đại học Harvard (Mỹ).
“Nếu các bạn vào Google để tìm kiếm thì sẽ thấy hàng trăm luận án tiến sĩ trên thế giới làm về những hành vi ngôn ngữ cụ thể. Có 5 nhóm hành vi chính là nhóm xác tín, nhóm cầu khiến, nhóm cam kết, nhóm biểu cảm, nhóm tuyên bố. Trong đó, hành vi “nịnh” thuộc nhóm biểu cảm”.
GS Nguyễn Văn Hiệp lý giải về nghiên cứu "Hành vi nịnh trong tiếng Việt" (Thực hiện: Phạm Thịnh)
“Hành vi này có những đặt trưng riêng cho nhân loại, có những đặc trưng riêng về văn hóa. Ví dụ hành vi thề, phương Đông thề kiểu khác, dân tộc thiểu số thề kiểu khác. Nghiên cứu trong từng bối cảnh cụ thể và có sự so sánh để thấy sự khác biệt”, GS Hiệp lý giải.
GS.TS Nguyễn Văn Hiệp- Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam và nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Thanh Huệ |
Vì vậy, GS Nguyễn Văn Hiệp cho rằng không nên đánh giá “nịnh” theo nghĩa dung tục theo cách hiểu là dạy người ta cách nịnh.
“Còn chúng tôi quan sát theo góc độ ngôn ngữ học. Hành vi nịnh của người Việt có cái chung và cái riêng góp phần vào lý luận của hành vi ngôn ngữ thế giới. Đồng thời đề tài này cũng có giá trị trong thực tiễn góp phần xử lý các vấn đề trong giao tiếp. Chúng ta có thể hiểu cách đơn giản nhất là nhờ đó mà chúng ta biết thế nào là “nịnh” để tránh xa”, GS Hiệp dẫn giải cụ thể.
Ví dụ nghiên cứu về tội phạm không phải là để cổ vũ tội phạm, mà là để ngăn ngừa. Nghiên cứu về nịnh là để nhận ra.
“Việc đó rất tốt. Không nên quy chụp nịnh có gì mà nghiên cứu”, GS Hiệp tiếp tục khẳng định.
Trả lời băn khoăn về chất lượng luận án, ông Hiệp khẳng định hội đồng chấm có ít nhất 4 người bên ngoài độc lập hoàn toàn và toàn là các giáo sư đầu ngành ngôn ngữ học tham gia đánh giá.
“Đây là luận án khá tốt, tôi đang khuyến khích chị Huệ công bố nghiên cứu này thành sách. Đây là một vấn đề hay. Đề tài có tác động thực tiễn lớn đối với xã hội, để ngăn trừ nịnh phải biết và hiểu. Nếu nghi ngờ chất lượng xin Bộ và Học viện hậu kiểm. Tôi tin Bộ sẽ kết luận là luận án tốt”. GS Hiệp kết thúc chia sẻ.
Phạm Thịnh
Bình luận