(VTC News)- GS Đào Trọng Thi đã có những nhận định xác đáng khi nói về những kiến nghị của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập gửi lên Bộ GD-ĐT.
Tự chủ thế nào?
GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cho rằng, nhiều đề xuất của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập mới đây về tuyển sinh ĐH - CĐ đã vi phạm quyền tự chủ.
Ông cũng lập luận, từng trường có quyền tổ chức thi tuyển hay xét tuyển, tham gia kỳ thi “3 chung” hay tham gia kỳ thi của một trường nào đó. Cũng không ai nói là các cơ sở giáo dục ĐH phải lấy kỳ tuyển sinh tốt nghiệp THPT làm cơ sở để xét tuyển.
GS Đào Trọng Thi cho rằng Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đề nghị như vậy là trái với tinh thần của Luật Giáo dục ĐH. Luật Giáo dục ĐH không nói đến bỏ mà chỉ giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục ĐH.
Như vậy, có cơ sở giáo dục ĐH không tổ chức thi, xét tuyển; nhưng có cơ sở vẫn muốn thi. Họ có quyền lựa chọn. Vậy thì bỏ thế nào? Đề nghị ấy trái với tinh thần của tự chủ ĐH, là tước quyền tổ chức thi của các trường.
Nếu đề nghị như thế này hóa ra là tước đi quyền tự chủ của các trường; ép các trường theo một phương thức tuyển sinh mà Hiệp hội đó muốn.
Nói về kiến nghị bỏ điểm sàn của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, GS Đào Trọng Thi cho biết tự chủ ĐH không nói đến điểm sàn.
Điểm sàn chẳng qua là một giải pháp tình thế khi chúng ta sử dụng “3 chung”, muốn có một ngưỡng nào đó để quản lý chất lượng đầu vào.
Nó không phải là một yếu tố bất biến. Nếu các trường tự tổ chức tuyển sinh sẽ không còn khái niệm điểm sàn.
Bởi vậy, khái niệm điểm sàn là giải pháp tình thế. Nếu không có điểm sàn, chúng ta phải có một giải pháp khác để kiểm soát chất lượng đầu vào.
Vị Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cũng ủng hộ việc các trường phải làm đề án tuyển sinh riêng.
Lý do của việc làm đề án bởi việc thực hiện quyền tự chủ với chúng ta còn mới mẻ, bỡ ngỡ; trách nhiệm xã hội cũng chưa được tin tưởng lắm.
Nếu cho anh làm, anh làm bừa thì ai chịu. Trường hợp không công nhận kết quả thi của trường thì lại ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh, lại là một vấn đề xã hội.
Bởi vậy, từng trường phải tự giác làm đề án và tự mình lấy ý kiến của xã hội, phụ huynh để tự mình hoàn chỉnh đề án phù hợp với mình, đó là yêu cầu.
Ai chịu trách nhiệm trước trò?
Bộ GD-ĐT với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, không phải duyệt đề án mà chỉ có thể là góp ý, nhận xét hộ xem trường đã đáp ứng các yêu cầu theo quy định hay chưa.
Ông Đào Trọng Thi cũng cho rằng: “Trong tương lai, khi các trường có ý thức rất cao trong thực hiện trách nhiệm tự chủ của mình thì đúng là không nên xem đề án trước mà nên hậu kiểm. Tức, sau khi trường thực hiện sẽ kiểm tra xem họ làm có đúng quy định hay không”.
Nhưng cũng phải nói rằng, nếu như vậy cũng sẽ xảy ra nhiều sự cố vì tính tự giác của các trường còn kém. Trên thực tế, chúng ta đã thấy, quy định có nhưng vẫn vi phạm. Mà khi đã vi phạm rồi, việc xử lý lại ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh.
Bên cạnh đó, GS Thi cũng đề nghị Bộ GD-ĐT không nên dùng chữ phê duyệt đề án vì không có quyền phê duyệt.
Bộ chỉ có quyền thẩm định, góp ý, rồi xác định với cơ sở là đề án có chỗ này chỗ kia chưa phù hợp để trường sửa chữa.
Trên tinh thần xây dựng vì cái chung, vì quyền lợi của học sinh, ông Đào Trọng Thi cho rằng, nếu hiểu như vậy thì cũng không có gì là trái với tinh thần tự chủ.
Trong khi đó, nhiều trường còn chưa hiểu quyền tự chủ là gắn với tự chịu trách nhiệm, gắn với trách nhiệm trước xã hội. Quyền mà không gắn với nghĩa vụ, không gắn với tự chịu trách nhiệm thì rất nguy hiểm.
Trong tương lai, tự chủ là các trường tự làm, tự chịu trách nhiệm. Nếu làm sai sẽ bị xử lý.
“Nhưng tôi cũng nhấn mạnh lại, trường sai thì chỉ chịu một phần, còn học trò chịu 10 phần. Lúc đó, ai chịu trách nhiệm trước trò?”, vị quan chức quốc hội băn khoăn.
» Tuyển sinh 2014: Đề xuất thi riêng vào tháng 2
» Lịch thi chính thức ĐH, CĐ năm 2014
» Tuyển sinh 2014: Trường nào được tăng học phí?
Minh Đức
Tự chủ thế nào?
GS Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cho rằng, nhiều đề xuất của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập mới đây về tuyển sinh ĐH - CĐ đã vi phạm quyền tự chủ.
Ông cũng lập luận, từng trường có quyền tổ chức thi tuyển hay xét tuyển, tham gia kỳ thi “3 chung” hay tham gia kỳ thi của một trường nào đó. Cũng không ai nói là các cơ sở giáo dục ĐH phải lấy kỳ tuyển sinh tốt nghiệp THPT làm cơ sở để xét tuyển.
GS.TS Đào Trọng Thi (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Như vậy, có cơ sở giáo dục ĐH không tổ chức thi, xét tuyển; nhưng có cơ sở vẫn muốn thi. Họ có quyền lựa chọn. Vậy thì bỏ thế nào? Đề nghị ấy trái với tinh thần của tự chủ ĐH, là tước quyền tổ chức thi của các trường.
Nếu đề nghị như thế này hóa ra là tước đi quyền tự chủ của các trường; ép các trường theo một phương thức tuyển sinh mà Hiệp hội đó muốn.
Nói về kiến nghị bỏ điểm sàn của các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, GS Đào Trọng Thi cho biết tự chủ ĐH không nói đến điểm sàn.
Điểm sàn chẳng qua là một giải pháp tình thế khi chúng ta sử dụng “3 chung”, muốn có một ngưỡng nào đó để quản lý chất lượng đầu vào.
Nó không phải là một yếu tố bất biến. Nếu các trường tự tổ chức tuyển sinh sẽ không còn khái niệm điểm sàn.
Bởi vậy, khái niệm điểm sàn là giải pháp tình thế. Nếu không có điểm sàn, chúng ta phải có một giải pháp khác để kiểm soát chất lượng đầu vào.
Vị Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội cũng ủng hộ việc các trường phải làm đề án tuyển sinh riêng.
Lý do của việc làm đề án bởi việc thực hiện quyền tự chủ với chúng ta còn mới mẻ, bỡ ngỡ; trách nhiệm xã hội cũng chưa được tin tưởng lắm.
Nếu cho anh làm, anh làm bừa thì ai chịu. Trường hợp không công nhận kết quả thi của trường thì lại ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh, lại là một vấn đề xã hội.
Bởi vậy, từng trường phải tự giác làm đề án và tự mình lấy ý kiến của xã hội, phụ huynh để tự mình hoàn chỉnh đề án phù hợp với mình, đó là yêu cầu.
Ai chịu trách nhiệm trước trò?
Bộ GD-ĐT với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, không phải duyệt đề án mà chỉ có thể là góp ý, nhận xét hộ xem trường đã đáp ứng các yêu cầu theo quy định hay chưa.
|
Nhưng cũng phải nói rằng, nếu như vậy cũng sẽ xảy ra nhiều sự cố vì tính tự giác của các trường còn kém. Trên thực tế, chúng ta đã thấy, quy định có nhưng vẫn vi phạm. Mà khi đã vi phạm rồi, việc xử lý lại ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh.
Bên cạnh đó, GS Thi cũng đề nghị Bộ GD-ĐT không nên dùng chữ phê duyệt đề án vì không có quyền phê duyệt.
Bộ chỉ có quyền thẩm định, góp ý, rồi xác định với cơ sở là đề án có chỗ này chỗ kia chưa phù hợp để trường sửa chữa.
Trong năm 2014, các trường ĐH, CĐ vẫn thi theo phương thức "3 chung" |
Trên tinh thần xây dựng vì cái chung, vì quyền lợi của học sinh, ông Đào Trọng Thi cho rằng, nếu hiểu như vậy thì cũng không có gì là trái với tinh thần tự chủ.
Trong khi đó, nhiều trường còn chưa hiểu quyền tự chủ là gắn với tự chịu trách nhiệm, gắn với trách nhiệm trước xã hội. Quyền mà không gắn với nghĩa vụ, không gắn với tự chịu trách nhiệm thì rất nguy hiểm.
Trong tương lai, tự chủ là các trường tự làm, tự chịu trách nhiệm. Nếu làm sai sẽ bị xử lý.
“Nhưng tôi cũng nhấn mạnh lại, trường sai thì chỉ chịu một phần, còn học trò chịu 10 phần. Lúc đó, ai chịu trách nhiệm trước trò?”, vị quan chức quốc hội băn khoăn.
» Tuyển sinh 2014: Đề xuất thi riêng vào tháng 2
» Lịch thi chính thức ĐH, CĐ năm 2014
» Tuyển sinh 2014: Trường nào được tăng học phí?
Minh Đức
Bình luận