GS Đặng Hùng Võ cho rằng, trách nhiệm không phải là hết yêu rồi mà vẫn cắn răng ở bên cạnh nhau.
Giáo sư Đặng Hùng Võ tâm sự, đời sống tình cảm luôn phức tạp và có nhiều điều khó nói. Khi ly thân quá lâu người ta cũng có thể tìm cho mình một người bạn khác để san sẻ tình cảm.
Ly hôn là giải phóng nếu không còn tình yêu
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, người không chỉ nổi tiếng về những đóng góp khoa học và phát ngôn gây ảnh hưởng tới công luận mà còn được biết đến như một người đàn ông khác biệt và đặc biệt phóng khoáng trong tình yêu.
Ông tâm sự, tình yêu luôn là đam mê để người ta theo đuổi, khi đã hết yêu thì mình không nên cố giữ nhau lại làm gì. Bất kể điều gì xảy ra, ông nghĩ khi hết yêu nên giải phóng cho nhau.
Tình yêu không phải là trách nhiệm. Trách nhiệm là khi người ta đã ly hôn rồi nhưng vẫn cùng nhau gánh vác con cái, chứ không phải là hết yêu rồi mà vẫn cắn răng ở bên cạnh nhau.
Kể về người vợ đầu, giáo sư Võ chia sẻ, ông và bà đến với nhau bằng tình yêu nhưng ngày đó cuộc sống vợ chồng cũng gặp nhiều khúc mắc. Sau này, ông sang Ba Lan học để dành thời gian cho vợ chồng suy nghĩ, nhìn nhận lại cuộc sống của mình.
Năm 1988, ông về nước họ cùng nhau bàn bạc và chia tay. Nói đến chuyện ly hôn, giáo sư Võ không giấu giếm: “Tôi nghĩ cuộc sống rất đơn giản và không nên gượng ép. Khi không còn tình cảm dành cho nhau thì nên giải thoát cho nhau.
Có người cố giữ lại cái gọi là trách nhiệm càng khiến cuộc sống tù túng hơn. Khi tôi chia tay vợ đầu, hai con đã lớn nên các con tôi hiểu. Tôi vẫn dành hết trách nhiệm cho con cái của mình. Có người hỏi tôi có phải xa mặt cách lòng không nhưng tôi thẳng thắn nói không vì mâu thuẫn của vợ chồng tôi có từ trước khi tôi đi học Tiến sĩ ở Ba Lan".
Hai lần ly hôn, Giáo sư Võ tâm sự, có nhiều điều mà ông không thể lý giải được và ông luôn dành cho những người phụ nữ từng là vợ mình sự trân trọng. Ông không muốn nói đến những gì đã đi qua.
Còn về tan vỡ của hôn nhân, vị giáo sư dí dỏm này cũng chỉ biết thở dài vì "có nhiều lý do lắm, mà không nói thì ai lớn một chút cũng biết rằng việc làm sao để hai cá thể người sinh động cùng chung sống hạnh phúc là một thách thức lớn với tất cả mọi người", lời Giáo sư Đặng Hùng Võ.
Với Giáo sư Võ hai cuộc hôn nhân trước của ông thì nguyên nhân lớn nhất vẫn là tình yêu không còn nữa. Người vợ đầu và ông có khoảng thời gian dài sống xa nhau, còn người vợ thứ hai họ không có con chung, sợi dây ràng buộc rất ít và khi không còn yêu, họ sống ly thân.
Khi ngồi nói chuyện với nhau về tình yêu, về hôn nhân về sự tan vỡ sắp diễn ra, theo Giáo sư Võ điều mà ông và những người vợ cũ đều cảm thấy thoải mái đó là sự thẳng thắn, ngồi đối diện với nhau và chia sẻ với nhau, thông cảm cho nhau để khi ly hôn hai phía đều cảm thấy tôn trọng nhau.
Ngoại tình là một góc của cuộc sống
Khi chúng tôi hỏi quan điểm về điều 182 Bộ luật hình sự có hiệu lực từ 1/7/2016 về hình phạt với người vi phạm chế độ một vợ một chồng dẫn đến ly hôn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hơn, có thể bị phạt tù từ 1 đến 3 năm, giáo sư Võ chỉ cười.
Ông cho rằng, ngoại tình là một góc độ của cuộc sống hàng ngày. Chúng ta khó có thể làm rõ thế nào là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Người vợ, người chồng ngoại tình đã vi phạm vào "chế độ một vợ một chồng" chưa? Làm sao để chứng minh.
Giáo sư Võ nhấn mạnh, chúng ta không thể nói trước điều gì trong đời sống tình cảm. Chúng ta không ai ủng hộ ngoại tình nhưng nó vẫn diễn ra bởi bản thân cuộc sống tình cảm rất da dạng.
Theo ông, có trường hợp họ quyết định ly thân và họ phải có người khác. Ly thân để bảo vệ lợi ích cho con cái gần như ly hôn. Nước ta đã thảo luận có nên công nhận nó trong luật hôn nhân gia đình không. Nó là thực tế của xã hội và ngoại tình cũng thế, nó vẫn diễn ra hàng ngày.
Một cuộc hôn nhân là phải có tình yêu bởi chỉ có tình yêu mới có sức hút. Mỗi người có một quan niệm khác nhau nhưng Giáo sư Võ cho rằng nếu cố gắng hi sinh với nhau vì con cái có khi lại thành bất hạnh.
Phương Thuý/Infonet
Ly hôn là giải phóng nếu không còn tình yêu
Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, người không chỉ nổi tiếng về những đóng góp khoa học và phát ngôn gây ảnh hưởng tới công luận mà còn được biết đến như một người đàn ông khác biệt và đặc biệt phóng khoáng trong tình yêu.
GS Đặng Hùng Võ |
Ông tâm sự, tình yêu luôn là đam mê để người ta theo đuổi, khi đã hết yêu thì mình không nên cố giữ nhau lại làm gì. Bất kể điều gì xảy ra, ông nghĩ khi hết yêu nên giải phóng cho nhau.
Tình yêu không phải là trách nhiệm. Trách nhiệm là khi người ta đã ly hôn rồi nhưng vẫn cùng nhau gánh vác con cái, chứ không phải là hết yêu rồi mà vẫn cắn răng ở bên cạnh nhau.
Kể về người vợ đầu, giáo sư Võ chia sẻ, ông và bà đến với nhau bằng tình yêu nhưng ngày đó cuộc sống vợ chồng cũng gặp nhiều khúc mắc. Sau này, ông sang Ba Lan học để dành thời gian cho vợ chồng suy nghĩ, nhìn nhận lại cuộc sống của mình.
Năm 1988, ông về nước họ cùng nhau bàn bạc và chia tay. Nói đến chuyện ly hôn, giáo sư Võ không giấu giếm: “Tôi nghĩ cuộc sống rất đơn giản và không nên gượng ép. Khi không còn tình cảm dành cho nhau thì nên giải thoát cho nhau.
Có người cố giữ lại cái gọi là trách nhiệm càng khiến cuộc sống tù túng hơn. Khi tôi chia tay vợ đầu, hai con đã lớn nên các con tôi hiểu. Tôi vẫn dành hết trách nhiệm cho con cái của mình. Có người hỏi tôi có phải xa mặt cách lòng không nhưng tôi thẳng thắn nói không vì mâu thuẫn của vợ chồng tôi có từ trước khi tôi đi học Tiến sĩ ở Ba Lan".
Hai lần ly hôn, Giáo sư Võ tâm sự, có nhiều điều mà ông không thể lý giải được và ông luôn dành cho những người phụ nữ từng là vợ mình sự trân trọng. Ông không muốn nói đến những gì đã đi qua.
Còn về tan vỡ của hôn nhân, vị giáo sư dí dỏm này cũng chỉ biết thở dài vì "có nhiều lý do lắm, mà không nói thì ai lớn một chút cũng biết rằng việc làm sao để hai cá thể người sinh động cùng chung sống hạnh phúc là một thách thức lớn với tất cả mọi người", lời Giáo sư Đặng Hùng Võ.
Với Giáo sư Võ hai cuộc hôn nhân trước của ông thì nguyên nhân lớn nhất vẫn là tình yêu không còn nữa. Người vợ đầu và ông có khoảng thời gian dài sống xa nhau, còn người vợ thứ hai họ không có con chung, sợi dây ràng buộc rất ít và khi không còn yêu, họ sống ly thân.
Khi ngồi nói chuyện với nhau về tình yêu, về hôn nhân về sự tan vỡ sắp diễn ra, theo Giáo sư Võ điều mà ông và những người vợ cũ đều cảm thấy thoải mái đó là sự thẳng thắn, ngồi đối diện với nhau và chia sẻ với nhau, thông cảm cho nhau để khi ly hôn hai phía đều cảm thấy tôn trọng nhau.
Ngoại tình là một góc của cuộc sống
Khi chúng tôi hỏi quan điểm về điều 182 Bộ luật hình sự có hiệu lực từ 1/7/2016 về hình phạt với người vi phạm chế độ một vợ một chồng dẫn đến ly hôn hoặc gây hậu quả nghiêm trọng hơn, có thể bị phạt tù từ 1 đến 3 năm, giáo sư Võ chỉ cười.
Ông cho rằng, ngoại tình là một góc độ của cuộc sống hàng ngày. Chúng ta khó có thể làm rõ thế nào là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Người vợ, người chồng ngoại tình đã vi phạm vào "chế độ một vợ một chồng" chưa? Làm sao để chứng minh.
Giáo sư Võ nhấn mạnh, chúng ta không thể nói trước điều gì trong đời sống tình cảm. Chúng ta không ai ủng hộ ngoại tình nhưng nó vẫn diễn ra bởi bản thân cuộc sống tình cảm rất da dạng.
Theo ông, có trường hợp họ quyết định ly thân và họ phải có người khác. Ly thân để bảo vệ lợi ích cho con cái gần như ly hôn. Nước ta đã thảo luận có nên công nhận nó trong luật hôn nhân gia đình không. Nó là thực tế của xã hội và ngoại tình cũng thế, nó vẫn diễn ra hàng ngày.
Một cuộc hôn nhân là phải có tình yêu bởi chỉ có tình yêu mới có sức hút. Mỗi người có một quan niệm khác nhau nhưng Giáo sư Võ cho rằng nếu cố gắng hi sinh với nhau vì con cái có khi lại thành bất hạnh.
Phương Thuý/Infonet
Bình luận (1)
e thay bai nay giao su noi rat dung va y nghia,nhung trong cuoc song nay rat it nguoi nghi dc nhu vay .vi e cung co suy nghi giong nhu giao su nhung noi ra ai cung noi chac e la phat hoac noi e bi dien.vi trong tinh cam ko the noi truoc dc dieu gi va ko nen noi la mai mai vinh cuu dc ,e nghi la nhu the,khi da het yeu thi giai thoat cho nhau la cach tot nhat