(VTC News) – Theo ông Phan Thành Mai, Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), vai trò của Tập đoàn Thiên Thanh ở đây cũng giống như “siêu thị Big C” trong lĩnh vực xây dựng.
Thiên Thanh sẽ bán từ cái ốc vít
Nhiều ý kiến cho rằng Tập đoàn Thiên Thanh tham gia vào gói 50.000 tỷ đồng sẽ độc quyền trong việc cung ứng vật liệu xây dựng, dẫn đến những nghi vấn về “lợi ích nhóm”.
Tại “Hội nghị triển khai chương trình tín dụng 50.000 tỷ đồng ngành Xây dựng” lần 2 tổ chức tại Hà Nội, ông Đỗ Văn Quất, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh cho biết, cơ chế để vận hành chuỗi liên kết này là: nhà sản xuất, phân phối cung cấp vật liệu xây dựng – trang thiết bị nội thất trực tiếp đến người mua là nhà thầu/nhà đầu tư thông qua sự kết nối của nhà tổ chức (là Tập đoàn Thiên Thanh); các ngân hàng tham gia bảo lãnh thanh toán hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc cho vay tái sản xuất kinh doanh trong 1 thoả thuận chung.
Còn theo ông Phan Thành Mai, Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) – đơn vị đứng ra vận động các ngân hàng thương mại liên kết cung ứng gói tín dụng 50.000 tỷ đồng cho rằng, vai trò của Tập đoàn Thiên Thanh ở đây cũng giống như “siêu thị Big C” trong lĩnh vực xây dựng – tổ chức sàn giao dịch/sân chơi chung cho các nhà cung ứng vật liệu xây dựng đến các chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng.
“Hàng hoá là vật liệu xây dựng, từ chiếc đinh vít đến tất cả vật liệu để cấu thành 1 ngôi nhà sẽ được trả chậm đến tận chân các dự án, công trình. Thiên Thanh có trách nhiệm tổ chức, chịu trách nhiệm vận hành chuỗi cung ứng một cách nhịp nhàng và bảo lãnh thanh toán cho các hợp đồng giao dịch”, ông Mai nói!
Cũng theo ông Mai, cách đây hơn 2 năm, BIDV cùng với Tập đoàn Thiên Thanh đã phối hợp triển khai xây dựng 3 – 4 dự án theo mô hình liên kết “bốn nhà” và cũng đã khá thành công.
Ai được lợi?
Về lợi ích của các bên khi tham gia gói tín dụng này, ông Phan Thành Mai cho biết, ở Việt Nam, các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng thường có mối quan hệ với nhiều ngân hàng nên có thể một dự án nhưng nhà thầu, chủ đầu tư, đơn vị thi công… mỗi đơn vị vay một nơi và không thể kiểm soát hết quan hệ tín dụng của các hợp doanh nghiệp này.
Nên trước đây, đã xảy ra trường hợp doanh nghiệp vay số vốn gấp 3 lần so với khả năng tài chính của họ. Đến khi phát sinh nợ xấu, doanh nghiệp không có khả năng chi trả hoặc có trường hợp một tài sản được thế chấp vay ở nhiều ngân hàng dẫn đến tranh chấp tài sản đảm bảo…
Chưa kể cũng có không ít ông chủ đầu tư, nhất là đầu tư bất động sản sử dụng trái phép vốn góp của khách hàng từ dự án này sang dự án khác một cách dễ dàng, bởi không có cơ chế kiểm soát…
Nhưng với chương trình liên kết 4 nhà thì tất cả các bên tham gia: chủ đầu tư – nhà thầu – nhà tổ chức cung ứng vật liệu xây dựng – ngân hang sẽ cùng ký kết trên một hợp đồng thì phải tuân thủ các quy định chung.
Ví dụ, chủ đầu tư ký hợp đồng 100 tỷ đồng và được ngân hàng cho vay đối ứng. Nhưng ngân hàng không giải ngân trực tiếp toàn bộ số tiền trên cho chủ đầu tư mà theo các thành phần tham gia dự án.
Nếu số tiền phải trả cho nhà cung ứng vật liệu xây dựng là 30 tỷ đồng thì ngân hàng chuyển cho đơn vị này. Tương tự, nếu đơn vị thi công cần phải thanh toán 30 tỷ đồng thì cũng được ngân hàng trả trực tiếp chứ không qua chủ đầu tư… Như vậy, chủ đầu tư không có cơ hội sử dụng tiền sai mục đích. Còn lợi ích chủ đầu tư được nhận là sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn nhà thầu, nhà cung ứng vật liệu xây dựng với giá cả hợp lý.
Như vậy, với chuỗi liên kết này, ngân hàng kiểm soát được dòng tiền đến đúng địa chỉ, khách hàng không lo tiền sử dụng sai mục đích. Ngoài ra, việc VNCB đề xuất nhiều ngân hàng tham gia để có thêm chính sách hỗ trợ cho khách hàng, nhằm giảm thiểu rủi ro cho mình. Giả dụ một dự án quy mô vốn 1.000 tỷ đồng, nếu 3 ngân hàng tham gia thì rủi ro cũng phân tán, giảm bớt đi nhiều.
50.000 tỷ đồng – Tiền ở đâu?
Trả lời câu hỏi ngân hang lấy 50.000 tỷ đồng ở đâu, ông Phan Thành Mai, Tổng giám đốc VNBC lý giải: “Vấn đề bản chất ở đây 50.000 tỷ đồng thực ra là tăng trưởng tín dụng bình thường của các ngân hàng.
Ví như VNBC được tăng trưởng 10 nghìn tỷ trong tỷ lệ 12 - 14% thì chúng tôi sử dụng “room” đó cho sản phẩm này chứ không phải là cái gì riêng biệt.
Giả sử dùng cả 10.000 tỷ cho một dự án nhưng chỉ trong vòng 6 tháng công trình lên các ngân hàng khác trả khoản bảo lãnh của VNBC kết thúc thì như vậy 6 tháng tiếp theo VNBC có thể dùng tiếp số tiền này.
Vậy, thực chất VNCB sẽ có bao nhiêu trong “gói” 50.000 tỷ đồng này và vai trò của VNCB sẽ làm gì? Vẫn ông Mai khẳng định: Dự kiến VNBC sẽ cung ứng khoảng 10.000 tỷ đồng tín dụng ngắn hạn cho vật liệu xây dựng và được quay vòng trong năm 2014, số còn lại là của các ngân hàng khác cùng tham dự.
“Nhưng nếu chúng tôi quay vòng khéo trong năm 2014 thì số vốn của VNCB dành cho ngành Xây dựng có thể lên 15 – 17 nghìn tỷ đồng. Đấy chỉ là VNCB, còn với các ngân hàng khác cũng có thể có vòng quay vốn cao hơn 2 lần thì số tiền dành cho lĩnh vực bất động sản có thể cao hơn nữa”, ông Mai nhấn mạnh.
Châu Anh
Thiên Thanh sẽ bán từ cái ốc vít
Nhiều ý kiến cho rằng Tập đoàn Thiên Thanh tham gia vào gói 50.000 tỷ đồng sẽ độc quyền trong việc cung ứng vật liệu xây dựng, dẫn đến những nghi vấn về “lợi ích nhóm”.
Gói 50.000 tỷ đồng: Thiên Thanh sẽ như ‘siêu thị Big C’ . Ảnh: Châu Anh |
Còn theo ông Phan Thành Mai, Tổng Giám đốc Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) – đơn vị đứng ra vận động các ngân hàng thương mại liên kết cung ứng gói tín dụng 50.000 tỷ đồng cho rằng, vai trò của Tập đoàn Thiên Thanh ở đây cũng giống như “siêu thị Big C” trong lĩnh vực xây dựng – tổ chức sàn giao dịch/sân chơi chung cho các nhà cung ứng vật liệu xây dựng đến các chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng.
“Hàng hoá là vật liệu xây dựng, từ chiếc đinh vít đến tất cả vật liệu để cấu thành 1 ngôi nhà sẽ được trả chậm đến tận chân các dự án, công trình. Thiên Thanh có trách nhiệm tổ chức, chịu trách nhiệm vận hành chuỗi cung ứng một cách nhịp nhàng và bảo lãnh thanh toán cho các hợp đồng giao dịch”, ông Mai nói!
Cũng theo ông Mai, cách đây hơn 2 năm, BIDV cùng với Tập đoàn Thiên Thanh đã phối hợp triển khai xây dựng 3 – 4 dự án theo mô hình liên kết “bốn nhà” và cũng đã khá thành công.
Ai được lợi?
Về lợi ích của các bên khi tham gia gói tín dụng này, ông Phan Thành Mai cho biết, ở Việt Nam, các doanh nghiệp trong ngành Xây dựng thường có mối quan hệ với nhiều ngân hàng nên có thể một dự án nhưng nhà thầu, chủ đầu tư, đơn vị thi công… mỗi đơn vị vay một nơi và không thể kiểm soát hết quan hệ tín dụng của các hợp doanh nghiệp này.
Nên trước đây, đã xảy ra trường hợp doanh nghiệp vay số vốn gấp 3 lần so với khả năng tài chính của họ. Đến khi phát sinh nợ xấu, doanh nghiệp không có khả năng chi trả hoặc có trường hợp một tài sản được thế chấp vay ở nhiều ngân hàng dẫn đến tranh chấp tài sản đảm bảo…
Chưa kể cũng có không ít ông chủ đầu tư, nhất là đầu tư bất động sản sử dụng trái phép vốn góp của khách hàng từ dự án này sang dự án khác một cách dễ dàng, bởi không có cơ chế kiểm soát…
Nhưng với chương trình liên kết 4 nhà thì tất cả các bên tham gia: chủ đầu tư – nhà thầu – nhà tổ chức cung ứng vật liệu xây dựng – ngân hang sẽ cùng ký kết trên một hợp đồng thì phải tuân thủ các quy định chung.
Ví dụ, chủ đầu tư ký hợp đồng 100 tỷ đồng và được ngân hàng cho vay đối ứng. Nhưng ngân hàng không giải ngân trực tiếp toàn bộ số tiền trên cho chủ đầu tư mà theo các thành phần tham gia dự án.
Nếu số tiền phải trả cho nhà cung ứng vật liệu xây dựng là 30 tỷ đồng thì ngân hàng chuyển cho đơn vị này. Tương tự, nếu đơn vị thi công cần phải thanh toán 30 tỷ đồng thì cũng được ngân hàng trả trực tiếp chứ không qua chủ đầu tư… Như vậy, chủ đầu tư không có cơ hội sử dụng tiền sai mục đích. Còn lợi ích chủ đầu tư được nhận là sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn nhà thầu, nhà cung ứng vật liệu xây dựng với giá cả hợp lý.
Như vậy, với chuỗi liên kết này, ngân hàng kiểm soát được dòng tiền đến đúng địa chỉ, khách hàng không lo tiền sử dụng sai mục đích. Ngoài ra, việc VNCB đề xuất nhiều ngân hàng tham gia để có thêm chính sách hỗ trợ cho khách hàng, nhằm giảm thiểu rủi ro cho mình. Giả dụ một dự án quy mô vốn 1.000 tỷ đồng, nếu 3 ngân hàng tham gia thì rủi ro cũng phân tán, giảm bớt đi nhiều.
50.000 tỷ đồng – Tiền ở đâu?
Trả lời câu hỏi ngân hang lấy 50.000 tỷ đồng ở đâu, ông Phan Thành Mai, Tổng giám đốc VNBC lý giải: “Vấn đề bản chất ở đây 50.000 tỷ đồng thực ra là tăng trưởng tín dụng bình thường của các ngân hàng.
Ví như VNBC được tăng trưởng 10 nghìn tỷ trong tỷ lệ 12 - 14% thì chúng tôi sử dụng “room” đó cho sản phẩm này chứ không phải là cái gì riêng biệt.
Giả sử dùng cả 10.000 tỷ cho một dự án nhưng chỉ trong vòng 6 tháng công trình lên các ngân hàng khác trả khoản bảo lãnh của VNBC kết thúc thì như vậy 6 tháng tiếp theo VNBC có thể dùng tiếp số tiền này.
Vậy, thực chất VNCB sẽ có bao nhiêu trong “gói” 50.000 tỷ đồng này và vai trò của VNCB sẽ làm gì? Vẫn ông Mai khẳng định: Dự kiến VNBC sẽ cung ứng khoảng 10.000 tỷ đồng tín dụng ngắn hạn cho vật liệu xây dựng và được quay vòng trong năm 2014, số còn lại là của các ngân hàng khác cùng tham dự.
“Nhưng nếu chúng tôi quay vòng khéo trong năm 2014 thì số vốn của VNCB dành cho ngành Xây dựng có thể lên 15 – 17 nghìn tỷ đồng. Đấy chỉ là VNCB, còn với các ngân hàng khác cũng có thể có vòng quay vốn cao hơn 2 lần thì số tiền dành cho lĩnh vực bất động sản có thể cao hơn nữa”, ông Mai nhấn mạnh.
Châu Anh
Bình luận