• Zalo

Góc Premier League: Dấu ấn sương mù

Bóng đá AnhThứ Sáu, 20/05/2011 10:27:00 +07:00Google News

(VTC News)-Công cuộc bản địa và trẻ hóa Premier League một năm qua đã ít nhiều phát huy hiệu quả.

(VTC News)- Bắt đầu từ mùa 2010-11, Premier League đã áp dụng luật sử dụng cầu thủ bản địa của UEFA cho các CLB thành viên. Và đến thời điểm này, dấu ấn "sương mù" đã ít nhiều phát huy hiệu quả.
Tháng 5/2009, 20 đội bóng thuộc hạng đấu cao nhất nước Anh đã đồng ý áp dụng điều luật này. Theo đó, 1/3 đội hình trẻ của các CLB phải là cầu thủ bản địa. UEFA cũng khuyến khích họ sử dụng các cầu thủ trong độ tuổi U21.

Sau một năm, trong khi số cầu thủ trẻ người Anh tại Premier League tăng không đáng kể, từ 55 lên 57, thì số trận thi đấu của họ lại tăng đột biến, từ 483 lần lên 584 lần ra sân. Những đại diện tiêu biểu là Jack Wilshere của Arsenal và Andy Carroll của Newcastle (sau đó là Liverpool). Wilshere đã ra sân 34 trận mùa này và là nhân tố chủ chốt trong đội hình của HLV Wenger. Chính HLV Fabio Capello cũng không ít lần bày tỏ mong muốn xây dựng đội tuyển Anh xoay quanh tiền vệ nhỏ con này. Carroll cũng có 25 lần xuất trận và vừa mới có màn ra mắt đội tuyển Anh.

Andy Carroll cùng với Jack Wilshere là những gương mặt tiêu biểu cho công cuộc bản địa và trẻ hóa lực lượng ở Premier League.Họ cũng là nhân tố mới đầy triển vọng ở tuyển Anh.

Đúng như những hứa hẹn của giám đốc điều hành Premier League Richard Scudamore lúc đầu: "Sẽ có những khích lệ lớn khi đầu tư vào các cầu thủ trẻ. Rõ ràng nhất là đội tuyển quốc gia chúng ta sẽ được hưởng lợi", cả hai ngôi sao này đều là những tương lai đầy triển vọng của "Tam sư".


XEM bóng đá, NGÓ clip hài, NGẮM mỹ nhân tại: http://thethao24.tv/  
Còn Ged Roddy, giám đốc phu trách mảng cầu thủ trẻ, thì hồ hởi: "Premier League đã làm hết sức mình để đưa các tài năng trẻ từ học viện bóng đá lên đội hình một. Các CLB cũng nhận thức được lợi ích từ điều luật này và hợp tác rất tích cực với chúng tôi".
Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh không chỉ có màu hồng. Premier League vẫn là giải đấu có tỉ lệ cầu thủ ngoại quốc cao nhất. 58,4 % là con số quá cao nếu so với 46,4% ở Italia, 45,7% ở Đức, 37,9% ở TBN, 29,5% ở Pháp. Tỉ lệ trung bình ở châu Âu cũng chỉ là 33,6%.

Theo luật, trong đội hình 25 cầu thủ của mình, các CLB phải có ít nhất 8 người đủ tiêu chuẩn khoác áo tuyển Anh. Ngoài ra, UEFA khuyến khích các đội bóng đem ra sân càng nhiều cầu thủ U21 càng tốt. Nhưng sự khuyến khích này chưa được hưởng ứng rộng rãi và nhiệt tình lắm. Man City, Wolverhampton là điển hình. Các đội khác như Blackpool (Mark Halstead), Bolton (Daniel Sturridge), Manchester United (Chris Smalling) và West Bromwich Albion (James Hurst) cũng chỉ có duy nhất một cầu thủ đáp ứng độ tuổi này trong đội hình một.

  Premier League đang nỗ lực hạn chế tầm ảnh hưởng của những ngôi sao nước ngoài lên các CLB. Hiện tại, đây vẫn là giải đấu có tỉ lệ cầu thủ ngoại quốc cao nhất trong 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu.
Dẫu vậy, Premier League vẫn có điểm sáng là Sunderland. Họ có cầu thủ trẻ ra sân nhiều nhất trong mùa là Jordan Henderson. Tiền vệ 20 tuổi đã thi đấu 36 trận cho đội chủ sân The Light. Ngoài Henderson, Sunderland còn trình làng tới 3 cầu thủ dưới 21 tuổi khác trong số 8 cầu thủ trẻ được đăng ký, nhiều hơn bất cứ đội bóng nào. Liverpool cũng có tới 3 trụ cột trẻ măng trong đội hình: John Flanagan (18 tuổi), Martin Kelly (21 tuổi) và Jonjo Shelvey (19 tuổi). Chính họ cùng với những tân binh trẻ trung khác đã giúp Liverpool hồi sinh trong giai đoạn lượt về mùa giải.

Có thể thấy, năm đầu tiên bản địa và trẻ hóa lực lượng, Premier League ít nhiều đã để lại những dấu ấn tích cực. Và UEFA có thể hài lòng khi chứng kiến thành quả mà chính sách của họ mang lại cho các thành viên.

Thủy Kính

Bình luận
vtcnews.vn