• Zalo

Góa phụ 38 tuổi lái xe tăng ra chiến trường trả thù cho chồng trong Thế chiến II

Thế giớiThứ Sáu, 03/03/2017 09:23:00 +07:00Google News

Hai năm sau khi hay tin về cái chết của chồng, góa phụ 38 tuổi quyết định bán hết tài sản, đóng xe tăng và ra chiến trường báo thù.

Góa phụ đó là Mariya Oktyabrskaya, nữ anh hùng Liên Xô và là biểu tượng một thời cho tinh thần gan dạ của phụ nữ Xô Viết.

Trước khi được sử sách nhắc tên, Mariya Oktyabrskaya là con trong gia đình nghèo ở Kiev. Bà làm việc trong việc trong nhà máy đồ hộp và sau đó chuyển sang là nhân viên trực điện thoại trước khi kết hôn với sỹ quan quân đội Liên Xô vào năm 1925.

Cũng giống như nhiều phụ nữ khác ở Liên Xô lúc bấy giờ, Oktyabrskaya ngày càng quan tâm tới các vấn đề quân sự đặc biệt là sau khi kết hôn với một quân nhân.

Trước khi Thế chiến II bùng nổ, bà tích cực làm việc trong 'Hội những người vợ chiến sỹ', nơi Oktyabrskaya học được cách xử lý vết thương, sử dụng vũ khí và các máy móc thiết bị.

Cuộc sống bình lặng của Oktyabrskaya cứ như vậy trôi qua mỗi ngày cho tới khi Thế chiến II nổ ra.

980x (1)

 Mariya Oktyabrskaya.

Oktyabrskaya buộc phải sơ tán tới Tomsk, Siberia nhưng chồng bà, sỹ quan Hồng quân Liên Xô được yêu cầu ở lại để chiến đấu và hi sinh trong chiến dịch Barbarossa do phát xít Đức phát động.

Phải mất hai năm sau sơ tán tới Siberia, Oktyabrskaya mới biết được tin chồng mình tử trận. Đau buồn, phẫn nộ, người phụ nữ Liên Xô gần như không thể chịu nổi hung tin này.

“Em chỉ cảm thấy rất căm phẫn. Nhiều lúc em thậm chí còn không thở được”, Oktyabrskaya viết trong bức thư gửi người chị gái và bắt đầu lên kế hoạch trả thù cho chồng.

Tuy nhiên điều đó hoàn toàn không dễ dàng với một người phụ nữ tay không tấc sắc, không có kinh nghiệm chiến đấu và chỉ có trong 50.000 rúp. Nhưng những khó khăn ấy không thể ngắn nổi quyết tâm trả thù cho chồng của góa phụ 38 tuổi.

Sau khi suy nghĩ một thời gian, Oktyabrskaya quyết định bán đi tất cả các tài sản mà mình có cùng 50.000 rúp tiền tiết kiệm dành dụm trong gần 40 năm cuộc đời để góp tiền đóng một chiếc xe tăng và yêu cầu được lái nó ra tiền tuyến.

Nguyện vọng này được gửi gắm trong bức thư mà bà gửi cho lãnh tụ Stalin. Theo đó, bà nói rằng muốn góp tiền chế tạo một chiếc xe tăng T-34 và đặt tên nó là 'Người bạn gái chiến đấu'.

Stalin sau đó đồng ý với yêu cầu của người góa phụ trẻ tuổi và bà nhanh chóng được gia nhập vào một khóa huấn luyện cấp tốc kéo dài 3 tháng.

Tuy nhiên, sự xuất hiện đột ngột của một nữ quân nhân không hề được đào tạo trong hàng ngũ ngay lập tức khiến cấp trên của Oktyabrskaya hoài nghi.

Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, bà nhanh chóng chứng tỏ được khả năng của mình nhờ những kỹ năng học được thời còn làm việc trong 'Hội những người vợ chiến sỹ'.

Dù vậy, mọi nghi ngờ về kỹ năng chiến đấu của Oktyabrskaya chỉ được xóa bỏ hoàn toàn khi bà tham gia vào cuộc giao tranh đầu tiên với Đức Quốc xã vào tháng 10/1943.

Trong chiến dịch đầu tiên được sát cánh bên đồng đội, nữ tân binh hạ gục 30 tên địch và vô hiệu hóa một loạt súng chống tăng của kẻ thù. Nhờ vào thành tích này, Oktyabrskaya được thăng lên hàm trung sỹ.

980x (3)

 Nữ trung sỹ hy sinh anh dũng ở tuổi 38 và 'Người bạn gái chiến đấu'.

Người góa phụ tiếp tục chứng tỏ được mình trong một cuộc đột kích của Hồng quân vào thị trấn Novoye Selo ở vùng Vitebsk. Nhưng lần này thay vì ngồi trong buồng lái máy chờ lệnh, Oktyabrskaya liều mình nhảy ra ngoài, cùng đồng đội sửa bánh xích của chiếc T-34 bất chấp hỏa lực từ phía kẻ thù đang lao vun vút về phía mình.

Sự gan dạ của góa phụ nữ này khiến không ít đồng đội nể phục trong hai lần giao tranh với Đức quốc xã sau đó.

Tới tháng 1/1944, Oktyabrskaya tiếp tục tham gia một trận tập kích nữa vào căn cứ phát xít Đức ở làng Shvedy gần Vitebsk. Vẫn như những lần trước, nữ trung sỹ thể hiện được kỹ năng của mình khi điều khiển chiếc xe tăng qua 2 tuyến phòng thủ của đối phương trước khi bánh xích xe tăng bị nổ tung vì trúng đạn chống tăng.

980x

Bà Oktyabrskaya cho đến nay vẫn được xem như biểu tượng cho lòng quả cảm của những người phụ nữ Xô Viết.

Ngay khi nhận ra tình hình, Oktyabrskaya không suy nghĩ nhiều mà quyết định nhảy ra ngoài để sửa chữa phần xích bị đứt. Nhưng đúng lúc này, một quả đạn pháo Đức phát nổ làm mảnh đạn văng trúng người khiến bà rơi vào trạng thái hôn mê.

Hai tháng sau đó, Oktyabrskaya qua đời do vết thương quá nặng và 5 tháng sau, cô được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.

Song Hy (Nguồn: All Day)
Bình luận
vtcnews.vn