(VTC News)- Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết sẽ loại bỏ những nội dung có “đường lưỡi bò” trong các bài học tin học.
Được biết, chiều qua, Sở đã báo cáo nhanh với Bộ GD-ĐT về việc này.
Như báo chí đã phản ánh, phần mềm Earth Explorer dùng chung với sách giáo khoa tin học dành cho học sinh lớp 7, là sản phẩm của một công ty ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Ông Bùi Việt Hà, một trong những tác giả của cuốn sách giáo khoa trên, đã chia sẻ trên trang thông tin cá nhân của mình vào chiều 23/12.
Ông Hà viết: “Câu chuyện này liên quan đến nhóm viết sách giáo khoa tin học cấp THCS (tôi là một trong các tác giả của sách này). Trong chương trình khung tin học có một chủ đề là “sử dụng phần mềm máy tính để ứng dụng học các môn khác”.
Một chủ đề chung như vậy nên chúng tôi phải lựa chọn các phần mềm để cho học sinh làm quen. Đó là năm 2007, các phần mềm giáo dục của VN hầu như không có nên nhóm tác giả đã quyết định chọn một số phần mềm của nước ngoài về toán, học gõ 10 ngón, bản đồ thế giới để học sinh làm quen.
Phần mềm bản đồ không thể chọn Google Earth vì thực tế các trường không có Internet. Các phần mềm chọn đều phải là miễn phí hoặc bản dùng thử, chúng ta không thể mua bản quyền vì không có tiền.
Phần mềm Earth Explorer được chọn là bản dùng thử có một số tính năng đơn giản như hiện các bản đồ, thành phố, cho phép zoom, dịch chuyển. Vào thời kỳ đó hội chứng “đường lưỡi bò” chưa nổi cộm như bây giờ nên ít ai để ý đến việc có mấy đường kẻ vàng tại đó”.
Cũng theo ông Hà, thực chất đó không phải là một bài học địa lý nghiêm chỉnh mà chỉ là dùng phần mềm hỗ trợ học tập, tập xem bản đồ.
Mãi đến năm 2012 một số giáo viên phát hiện điều trên và từ năm nay bài học này đã bị bỏ đi khỏi chương trình rồi. Tuy nhiên sách giáo khoa cũ vẫn còn.
Hiện tại, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đang chờ báo cáo từ các địa phương trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Phạm Thịnh
Sáng 24/12, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết vừa qua báo chí có phản ánh về sách giáo khoa Tin học tự chọn cấp THCS quyển 2 của Nhà xuất bản Giáo dục phiên bản cũ trước năm 2012 có dạy dùng chương trình Earth Explorer trong đó có thông tin không chính xác về "đường lưỡi bò".
Vì vậy, Sở GD-ĐT TP.HCM đã đề nghị Trưởng phòng GD-ĐT các quận huyện chỉ đạo các trường THCS gỡ bỏ các bài có liên quan "đường lưỡi bò".
Phần giới thiệu phần mềm Earth Explorer trong sách Tin học dành cho THCS |
Được biết, chiều qua, Sở đã báo cáo nhanh với Bộ GD-ĐT về việc này.
Như báo chí đã phản ánh, phần mềm Earth Explorer dùng chung với sách giáo khoa tin học dành cho học sinh lớp 7, là sản phẩm của một công ty ở Thượng Hải, Trung Quốc.
Ông Bùi Việt Hà, một trong những tác giả của cuốn sách giáo khoa trên, đã chia sẻ trên trang thông tin cá nhân của mình vào chiều 23/12.
Ông Hà viết: “Câu chuyện này liên quan đến nhóm viết sách giáo khoa tin học cấp THCS (tôi là một trong các tác giả của sách này). Trong chương trình khung tin học có một chủ đề là “sử dụng phần mềm máy tính để ứng dụng học các môn khác”.
Một chủ đề chung như vậy nên chúng tôi phải lựa chọn các phần mềm để cho học sinh làm quen. Đó là năm 2007, các phần mềm giáo dục của VN hầu như không có nên nhóm tác giả đã quyết định chọn một số phần mềm của nước ngoài về toán, học gõ 10 ngón, bản đồ thế giới để học sinh làm quen.
Phần mềm bản đồ không thể chọn Google Earth vì thực tế các trường không có Internet. Các phần mềm chọn đều phải là miễn phí hoặc bản dùng thử, chúng ta không thể mua bản quyền vì không có tiền.
Phần mềm Earth Explorer được chọn là bản dùng thử có một số tính năng đơn giản như hiện các bản đồ, thành phố, cho phép zoom, dịch chuyển. Vào thời kỳ đó hội chứng “đường lưỡi bò” chưa nổi cộm như bây giờ nên ít ai để ý đến việc có mấy đường kẻ vàng tại đó”.
Cũng theo ông Hà, thực chất đó không phải là một bài học địa lý nghiêm chỉnh mà chỉ là dùng phần mềm hỗ trợ học tập, tập xem bản đồ.
Mãi đến năm 2012 một số giáo viên phát hiện điều trên và từ năm nay bài học này đã bị bỏ đi khỏi chương trình rồi. Tuy nhiên sách giáo khoa cũ vẫn còn.
Hiện tại, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đang chờ báo cáo từ các địa phương trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Phạm Thịnh
Bình luận