(VTC News) - Một trong những mục tiêu mà các bậc cha mẹ mong muốn cho con mình là con có khả năng toàn diện và độc lập.
Tuy nhiên, một trong những yêu cầu để có một đứa trẻ luôn tự tin và có thể làm được những việc tích cực là phải có sự tự tin của trẻ em và sự sẵn sàng để có thể làm bất cứ điều gì. Vì vậy, làm thế nào để giáo dục trẻ tự tin và luôn luôn có thể hành động?
Hãy khuyến khích trẻ phát triển khả năng đặc biệt |
1. Khám phá khả năng đặc biệt của trẻ
Có nhiều cơ hội để giúp trẻ em khám phá ra tài năng và khả năng của mình. Hỗ trợ một cách toàn tâm toàn ý đối với khả năng và tài năng của chúng. Điều này nghe có vẻ đơn giản, nhưng được chứng minh rằng có thể giúp trẻ tự tin hơn và có thể phát triển tài năng của trẻ em.
Trẻ càng nhận ra khả năng đặc biệt của mình, càng tăng thêm sự tự tin trong chính trẻ. Vì vậy, hãy giúp trẻ nhận ra khả năng của mình mà không ép buộc trẻ phải làm những việc không mong muốn, và đừng so sánh khả năng của chúng với người thân hoặc bạn bè.
2. Đánh giá cao những thành tựu và kết quả từ công việc khó khăn mà trẻ đã đạt được
Không gì có thể tạo ra sự tự tin nhiều hơn so với một quà tặng hoặc giải thưởng, thậm chí một buổi tiệc mừng thành tích của con trẻ. Đánh giá cao mọi nỗ lực và thành tích của trẻ, kể cả từ những việc rất nhỏ. Hãy ghi lại những thành công của con trẻ khi con đạt được một thành tích hoặc nỗ lực gì đó, ví dụ như biết đi xe đạp, học toán đạt điểm cao, hoặc dám ngủ một mình cùng với ghi chú về ngày tháng.
Cuốn sổ như thế này có thể là những kỷ niệm vô giá về thành tích của trẻ, rằng trẻ có khả năng làm nhiều điều tốt. Nếu con chưa đọc được thì hãy sử dụng hình ảnh và dán trong cuốn sổ của bạn. Hoạt động này sẽ giúp trẻ có thể theo dõi sự thành công của mình, và phát triển một mong muốn tiếp tục tiến bộ và thành công trong tương lai.
3. Tập trung vào hành động, không phải là sự thể hiện bên ngoài
Nghiên cứu gần đây cho thấy, quá nhiều trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái tập trung quá nhiều vào hình thức bên ngoài mà không phải là những gì trẻ có thể làm. Giúp trẻ tập trung nhiều hơn vào hành động và các hoạt động tích cực khác mà không chỉ để làm nổi bật hình thức hay vẻ bề ngoài của trẻ.
Hãy là một hình mẫu cho trẻ bằng cách thảo luận về các mục tiêu và mong muốn của trẻ, chia sẻ niềm tự hào của bạn đối với mỗi thành tích của con. Bằng cách nói về thành tích và không tập trung quá vào hình thức bên ngoài, bạn sẽ giúp trẻ phát triển sự tự tin và khả năng cá nhân dựa trên các thành tích trẻ đạt được.
4. Khen ngợi đứa trẻ một cách cụ thể
Tất cả mọi người đều thích được khen, trẻ cũng không là ngoại lệ. Nhưng hãy nhớ rằng không phải mọi lời khen nhỏ đều có thể cải thiện lòng tự tôn ở trẻ. Bạn chắc chắn cũng không muốn trẻ quá “đói” lời khen. Khen ngợi để trẻ xây dựng lòng tự trọng. Khen ngợi trẻ khi con thực sự đã cho người khác thấy tài năng của mình, và bạn cũng nên sử dụng từ "bởi vì" để lời khen ngợi của bạn được cụ thể hơn.
Điều này khiến trẻ tin vào "thông điệp" và đón nhận nó để tạo thành một sự tự tin mới về khả năng của mình.
5. Làm nổi bật mặt tích cực
Cách tốt để giúp trẻ em phát triển sự tự tin mạnh mẽ hơn là giảng dạy trẻ nói chuyện về những điều tích cực. Không có gì sai khi khi bạn nói những điểm tốt của mình để trẻ noi gương. Cho con một số ví dụ về các hành động tích cực mà bạn tự hào và thường xuyên lặp lại các hành động đó trước mặt con cái.
Ví dụ, "mẹ tưởng mẹ không thể nấu món canh này, nhưng hóa ra mẹ đã nấu được và rất ngon." Ban đầu có thể trẻ thấy lạ lẫm, nhưng lâu dần giúp trẻ xây dựng niềm tin rằng trẻ có thể làm được nhiều việc mà trẻ tưởng không làm được.
6. Tặng cho trẻ những khẩu hiệu mang tính động lực
Suy nghĩ tiêu cực có thể dễ dàng làm mất sự tự tin và khả năng của đứa trẻ. Không có hại gì khi bạn dạy con thấm nhuần tư tưởng tích cực và khẩu hiệu tích cực trong cuộc sống hàng ngày.
Dán những khẩu hiệu đó ở trong phòng của trẻ, hoặc ở một nơi con dễ dàng nhìn thấy. Bằng cách đơn giản này nhưng sẽ rất hiệu quả để khuyến khích con trẻ suy nghĩ tích cực hơn về bản thân mình.
7. Tránh giúp đỡ trẻ giải quyết vấn đề quá thường xuyên
Không có cha mẹ nào muốn con cái của mình phải thất vọng, và điều này thường làm cho các bậc cha mẹ luôn cố gắng giúp đỡ giải quyết tất cả các vấn đề. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì điều này thực sự có thể làm cho trẻ trở nên thiếu độc lập và thường phụ thuộc vào bạn. Thay vào đó, hãy thực hiện các bước để giúp con chỉ khi thật cần thiết.
8. Giúp con học hỏi từ những sai lầm
Ai cũng có thể phạm những sai lầm, và chắc chắn bạn cần một cơ hội để sửa chữa điều đó. Vì vậy, hãy dạy cho trẻ em điều đó. Khi chúng phạm sai lầm, bạn không nên đánh giá thấp về con, mà hãy giúp con học hỏi từ những sai lầm của mình. Sau đó, hãy giúp con đạt được mục tiêu.
Đặng Hòa
Bình luận