“Phương pháp này dựa trên phản ứng vận động của tuyến trùng (giun tròn dài khoảng 1 milimet) đối với kích thích hóa học. Cụ thể, giun sẽ di chuyển đến khu vực có mùi mà chúng thích và ngược lại, chui ra khỏi vùng có mùi mà chúng không thích.
Đó là loại xét nghiệm hoàn toàn mới, vẫn chưa phổ biến đối với ngành ung bướu. Chỉ cần dựa vào việc con giun có đến gần nước tiểu của bệnh nhân hay không, chúng tôi có thể xác định liệu người bệnh có bị ung thư”, ông Takaaki Hirotsu, Tổng Giám đốc điều hành Hirotsu Bio Science Inc cho hay.
Trước đó, các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng sử dụng khứu giác của chó để phát hiện ung thư. Theo đó, loài chó được dạy phân biệt người khỏe mạnh với người bị ung thư bằng khứu giác.
Với giun tròn, khứu giác của nó tốt hơn 1,5 lần so với chó. Nó có thể cảm nhận và phân biệt được những mùi cực kỳ khó nắm bắt ngay cả đối với các thiết bị hiện đại.
Trong quá trình nghiên cứu của các chuyên gia Nhật, giun tròn tập trung chủ yếu vào nước tiểu của người bị ung thư và không hề hứng thú với nước tiếu của người khỏe mạnh.
Theo phương pháp này, ông Hirotsu và các cộng sư xác định được 15 loại ung thư với độ chính xác là 86,8%. Một điểm đáng lưu ý nữa là giun tròn có thể giúp chẩn đoán ngay từ giai đoạn đầu của bệnh với độ chính xác gần như không thay đổi vào khoảng 85%.
“Chúng tôi đang nghiên cứu loại giun đặc biệt bằng cách thay đổi gene của chúng, cho phép xác định một loại ung thư cụ thể. Chúng tôi đặt ra mục tiêu tạo ra loại con giun tròn có thể xác định loại ung thư tuyến tụy, một loại ung thư khó chẩn đoán và thực hiện các phân tích này trong khoảng thời gian 2 năm”, Tiến sĩ Takaaki Hirotsu cho hay.
Video: Y tá cùng bệnh nhân ung thư song ca bài hát dịp Giáng sinh
Bình luận