(VTC News) - Những khoản vay, những món đầu tư giá trị càng lớn khi đứng trước hạn chót thì càng nhiều biến chuyển, càng nhiều hoang mang.
Ngồi trên lửa với gói vay 30.000 tỷ đồng
Đúng như tinh thần Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước, gói 30.000 tỷ đồng sẽ chấm dứt giải ngân trước ngày 01/6/2016 hoặc khi giải ngân hết số tiền 30.000 tỷ đồng.
Như vậy, những hợp đồng tín dụng của khách hàng đã ký vay được gói 30.000 tỷ đồng từ các ngân hàng thương mại tham gia gói này, khách hàng cũng chỉ được vay phần tiền giải ngân trước 01/6/2016, phần tiền giải ngân từ 01/6/2016 sẽ được tính theo lãi suất thương mại.
Tuy nhiên, điều đáng nói là khi khách hàng vay gói 30.000 tỷ đồng mua nhà khi được nhân viên ngân hàng tư vấn về gói vay này, nhân viên lại chỉ nói mức lãi suất ưu đãi là 5% và thời hạn vay kéo dài tới 15 năm mà không hề giải thích về việc, nếu dự án hoàn thành sau thời điểm 1/6/2016 thì số tiền giải ngân sẽ được tính theo mức lãi suất thỏa thuận, chứ không phải là 5%.
Chính sự mập mờ, không giải thích rõ ràng về các quy định cũng như điều khoản vay này đã khiến cho nhiều khách hàng rơi vào cái "bẫy" của các ngân hàng.
Thực tế, các quy định cho vay gói 30.000 tỷ đồng đã được quy định rất rõ tại Khoản 1, Điều 2 Thông tư 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn: "...Việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước kết thúc khi Ngân hàng Nhà nước giải ngân hết số tiền tái cấp vốn nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (1/6/2013)".
Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, phần dư nợ vay được giải ngân từ ngày 1/6/2016 trở về trước sẽ được áp dụng lãi suất vay vốn ưu đãi của gói 30.000 tỷ đồng, phần dư nợ vay giải ngân sau ngày 1/6/2016 áp dụng lãi suất vay thương mại thông thường do khách hàng và ngân hàng cho vay tự thỏa thuận.
Tuy nhiên, nếu giải thích kỹ điều này, chắc chắn số lượng khách vay tiền từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng sẽ giảm đi rất nhiều. Chính vì vậy, nhiều nhân viên ngân hàng đã cố tình bỏ quên điều khoản này, khiến người nghèo vay mua nhà rơi vào thế như ngồi trên đống lửa.
Xuất hiện "kẻ thứ ba" trong trận chiến thâu tóm Big C Việt Nam
Hạn chót của vòng nhận hồ sơ đăng ký đấu giá Big C là ngày 10/3. Trước đó thông tin cho biết, chỉ còn có hai đại gia của Thái Lan là tập đoàn TCC Holding Co. của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi và Central Group do gia tộc Chirathivat điều hành là còn đủ khả năng để tham gia trận chiến này.
Thế nhưng, cũng trong ngày 10/3, thông tin trên Bloomberg cho biết, trong cuộc đấu để giành giật hệ thống siêu thị khổng lồ này bất ngờ còn xuất hiện một "kẻ thứ ba", đó chính là Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc.
Thông tin này khiến cho các nhà đầu tư càng thêm phần hoang mang về số phận của hệ thống siêu thị Big C, bởi rõ ràng đây đều là những tập đoàn có tiềm lực tài chính quá khủng và hơn nữa là khả năng thâu tóm từ trước đến nay khiến bất kỳ ai cũng phải ngả mũ nể phục.
Hiện tại giá trị của Big C được định đoán sẽ vào khoảng 800 triệu - 1 tỷ USD, nhưng về số phận của hệ thống này thì lại không thể chắc chắn được sẽ rơi vào tay ai khi cả 3 tập đoàn đều là những "kỳ phùng địch thủ".
Trước đó, TCC Holding cũng đã mua đứt Big C Thái Lan với giá 3,1 tỷ euro (3,5 tỷ USD) vào tháng 2 vừa qua, do đó nhiều chuyên gia cho rằng nhiều khả năng Big C Việt Nam cũng sẽ thuộc về "đại gia" này.
Tuy nhiên, trước sự bất ngờ nộp đơn xin tham gia cuộc đấu giá trước giờ G, nhiều người sẽ phải suy nghĩ lại khi Lotte đã quá nổi với những vụ thâu tóm đình đám ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Phía đại diện Lotte còn trả lời Bloomberg và nói rằng họ rất thích thú với thương vụ này và bản thân cũng đang điều hành nhiều mảng kinh doanh tại Việt Nam bao gồm cả phân phối, bán lẻ.
Trong khi đó tập đoàn này cũng đã lên kế hoạch mở 60 siêu thị tại Việt Nam trước năm 2020, nếu tính chi phí đầu tư mỗi trung tâm thương mại từ 30-40 triệu USD thì số vốn mà Lotte đổ vào thị trường bán lẻ có thể lên tới hàng tỷ USD và chiếm vị trí hàng đầu tại Việt Nam.
Huyền Trân (tổng hợp)
Ngồi trên lửa với gói vay 30.000 tỷ đồng
Đúng như tinh thần Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước, gói 30.000 tỷ đồng sẽ chấm dứt giải ngân trước ngày 01/6/2016 hoặc khi giải ngân hết số tiền 30.000 tỷ đồng.
Như vậy, những hợp đồng tín dụng của khách hàng đã ký vay được gói 30.000 tỷ đồng từ các ngân hàng thương mại tham gia gói này, khách hàng cũng chỉ được vay phần tiền giải ngân trước 01/6/2016, phần tiền giải ngân từ 01/6/2016 sẽ được tính theo lãi suất thương mại.
Tuy nhiên, điều đáng nói là khi khách hàng vay gói 30.000 tỷ đồng mua nhà khi được nhân viên ngân hàng tư vấn về gói vay này, nhân viên lại chỉ nói mức lãi suất ưu đãi là 5% và thời hạn vay kéo dài tới 15 năm mà không hề giải thích về việc, nếu dự án hoàn thành sau thời điểm 1/6/2016 thì số tiền giải ngân sẽ được tính theo mức lãi suất thỏa thuận, chứ không phải là 5%.
Nhiều người hoang mang trước khi gói vay 30.000 tỷ ngừng rải ngân |
Thực tế, các quy định cho vay gói 30.000 tỷ đồng đã được quy định rất rõ tại Khoản 1, Điều 2 Thông tư 11/2013/TT-NHNN ngày 15/5/2013 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn: "...Việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước kết thúc khi Ngân hàng Nhà nước giải ngân hết số tiền tái cấp vốn nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (1/6/2013)".
Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định, phần dư nợ vay được giải ngân từ ngày 1/6/2016 trở về trước sẽ được áp dụng lãi suất vay vốn ưu đãi của gói 30.000 tỷ đồng, phần dư nợ vay giải ngân sau ngày 1/6/2016 áp dụng lãi suất vay thương mại thông thường do khách hàng và ngân hàng cho vay tự thỏa thuận.
Tuy nhiên, nếu giải thích kỹ điều này, chắc chắn số lượng khách vay tiền từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng sẽ giảm đi rất nhiều. Chính vì vậy, nhiều nhân viên ngân hàng đã cố tình bỏ quên điều khoản này, khiến người nghèo vay mua nhà rơi vào thế như ngồi trên đống lửa.
Xuất hiện "kẻ thứ ba" trong trận chiến thâu tóm Big C Việt Nam
Hạn chót của vòng nhận hồ sơ đăng ký đấu giá Big C là ngày 10/3. Trước đó thông tin cho biết, chỉ còn có hai đại gia của Thái Lan là tập đoàn TCC Holding Co. của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi và Central Group do gia tộc Chirathivat điều hành là còn đủ khả năng để tham gia trận chiến này.
Thế nhưng, cũng trong ngày 10/3, thông tin trên Bloomberg cho biết, trong cuộc đấu để giành giật hệ thống siêu thị khổng lồ này bất ngờ còn xuất hiện một "kẻ thứ ba", đó chính là Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc.
Thông tin này khiến cho các nhà đầu tư càng thêm phần hoang mang về số phận của hệ thống siêu thị Big C, bởi rõ ràng đây đều là những tập đoàn có tiềm lực tài chính quá khủng và hơn nữa là khả năng thâu tóm từ trước đến nay khiến bất kỳ ai cũng phải ngả mũ nể phục.
Trước giờ lên sàn, số phận Big C càng thêm 'loạn' |
Trước đó, TCC Holding cũng đã mua đứt Big C Thái Lan với giá 3,1 tỷ euro (3,5 tỷ USD) vào tháng 2 vừa qua, do đó nhiều chuyên gia cho rằng nhiều khả năng Big C Việt Nam cũng sẽ thuộc về "đại gia" này.
Tuy nhiên, trước sự bất ngờ nộp đơn xin tham gia cuộc đấu giá trước giờ G, nhiều người sẽ phải suy nghĩ lại khi Lotte đã quá nổi với những vụ thâu tóm đình đám ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Phía đại diện Lotte còn trả lời Bloomberg và nói rằng họ rất thích thú với thương vụ này và bản thân cũng đang điều hành nhiều mảng kinh doanh tại Việt Nam bao gồm cả phân phối, bán lẻ.
Trong khi đó tập đoàn này cũng đã lên kế hoạch mở 60 siêu thị tại Việt Nam trước năm 2020, nếu tính chi phí đầu tư mỗi trung tâm thương mại từ 30-40 triệu USD thì số vốn mà Lotte đổ vào thị trường bán lẻ có thể lên tới hàng tỷ USD và chiếm vị trí hàng đầu tại Việt Nam.
Huyền Trân (tổng hợp)
Bình luận