(VTC News) - Ba tháng nay, đảo Lý Sơn không có một hạt mưa, tất cả các giếng nước trên đảo đều trơ đáy nhưng riêng giếng Xó La vẫn đầy ắp nước ngọt.
“Giếng thần” trên đảo
Nằm cách mực nước biển chừng 10 mét, nhưng giếng Xó La (hay còn gọi là Vua Gia Long) ở thôn Đông, xã An Vĩnh (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) vẫn luôn đầy ắp nước ngọt và đang giúp cho hàng ngàn hộ dân vượt qua cơn khát khi hơn 3 tháng nay Lý Sơn không có một hạt mưa.
Theo các cụ cao niên trên đảo và sử sách ghi lại, hàng trăm năm trước khi Vua Gia Long và một số tướng sỹ bị quân Tây Sơn truy đuổi đã giong thuyền ra đảo Lý Sơn để lánh nạn. Vào mùa nắng hạn, trên đảo cây cối đều héo rũ vì thiếu nước.
Nước sinh hoạt mang theo trên các chiến thuyền cũng đều cạn kiệt, vì phải nhường những giọt nước quý giá cho Vua nên một số tướng sỹ đã lả đi vì khát. Trước tình cảnh đó, Vua Gia Long đã lệnh cho quân sỹ đào giếng tìm kiếm nguồn nước ngọt.
Hàng trăm giếng nước được đào khắp đảo nhưng không phát hiện có mạch nước ngầm, bất lực nhìn tướng sỹ lả dần vì thiếu nước uống, Vua Gia Long khấn cầu thần linh phù hộ mau tìm được nguồn nước ngọt để cứu tướng sỹ.
Sau một đêm, Vua Gia Long được Tiên Ông báo mộng và giếng Xó La được đào đắp theo chỉ dẫn. Điều kỳ lạ là ngay khi tướng sỹ vừa đặt nhát cuốc đầu tiên, nguồn nước trong vắt từ lòng đất đã tuôn trào. Có được nguồn nước quý, tướng sỹ đã được cứu và ban phước cho người dân trên đảo.
Cho rằng đây là “Giếng Thần” nên trước khi rời khỏi đảo, Vua Gia Long đã ra lệnh cho người dân trên đảo phải giữ gìn giếng này.
Cụ ông Đặng Lại (85 tuổi, ở thôn Đông, xã An Vĩnh) kể: “Giếng nước này có từ trước khi ông được sinh ra. Cứ đến mùa hạn, toàn bộ giếng nước trên đảo đều trơ đáy nhưng chưa bao giờ giếng Vua khô cạn. Không chỉ vậy, nước ở Giếng Vua đây rất trong và ngọt cho dù chỉ cách mép biển chỉ chừng chục mét”.
Nghề chở nước Giếng Vua
Không chỉ vậy, nguồn nước từ giếng này đã nuôi sống nhiều thế hệ người dân trên đảo và cũng là nghề mưu sinh của hàng chục hộ dân bằng nghề chở nước khi mùa hạn đến.
Ông Võ Xuân Thắng (45 tuổi, ở Thôn Đông, xã An Vĩnh) đang cặm cụi với hàng chục can nhựa chở nước bán cho các hộ dân trên đảo cho biết: “Bắt đầu từ 4h sáng và kết thúc đến tận tối. Ngày nào chịu khó đội nắng luôn trưa cũng bán được 40 can nước loại 30 lít, mỗi can có giá từ 7.000- 8.000 ngàn đồng/can, tùy theo cự ly vận chuyển. Trừ chi phí xăng dầu, mỗi ngày cũng kiếm được vài trăm ngàn”.
Theo Ông Thắng, theo nghề phu nước phải là người có sức khỏe, bởi mỗi ngày phải đội nắng, di chuyển hàng chục cây số khắp hang cùng ngõ hẻm để giao nước đến tận các hộ gia đình khi có yêu cầu.
Còn ông Lê Văn Kiên (60 tuổi, trú thôn Đông xã An Vĩnh) tâm sự: “Tôi theo nghề phu nước này đã vài năm nay do thời gian gần đây nghề trồng hành, trồng tỏi không được hiệu quả như trước nên cả 2 vợ chồng chuyển qua nghề phu nước bằng xe đạp thồ.
Thấy mình già cả, làm ăn uy tín nên trên đảo ai cũng thương, chỉ cần “ới” “một tiếng là có nước đến tận nhà, mỗi ngày 2 vợ chồng cặm cụi từ sáng đến tối cũng bán được vài ba chục can, đủ tiền mua gạo và xoay xở qua ngày. Mà cũng nhờ Giếng Vua mà nhiều người dân nghèo như tôi sống được”.
Mịnh Văn
“Giếng thần” trên đảo
Nằm cách mực nước biển chừng 10 mét, nhưng giếng Xó La (hay còn gọi là Vua Gia Long) ở thôn Đông, xã An Vĩnh (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) vẫn luôn đầy ắp nước ngọt và đang giúp cho hàng ngàn hộ dân vượt qua cơn khát khi hơn 3 tháng nay Lý Sơn không có một hạt mưa.
Nằm cách mép biển chừng chục mét nhưng Giếng Vua vẫn luôn đầy ắp nước ngọt và trong vắt. |
Theo các cụ cao niên trên đảo và sử sách ghi lại, hàng trăm năm trước khi Vua Gia Long và một số tướng sỹ bị quân Tây Sơn truy đuổi đã giong thuyền ra đảo Lý Sơn để lánh nạn. Vào mùa nắng hạn, trên đảo cây cối đều héo rũ vì thiếu nước.
Nước sinh hoạt mang theo trên các chiến thuyền cũng đều cạn kiệt, vì phải nhường những giọt nước quý giá cho Vua nên một số tướng sỹ đã lả đi vì khát. Trước tình cảnh đó, Vua Gia Long đã lệnh cho quân sỹ đào giếng tìm kiếm nguồn nước ngọt.
Hàng trăm giếng nước được đào khắp đảo nhưng không phát hiện có mạch nước ngầm, bất lực nhìn tướng sỹ lả dần vì thiếu nước uống, Vua Gia Long khấn cầu thần linh phù hộ mau tìm được nguồn nước ngọt để cứu tướng sỹ.
Sau một đêm, Vua Gia Long được Tiên Ông báo mộng và giếng Xó La được đào đắp theo chỉ dẫn. Điều kỳ lạ là ngay khi tướng sỹ vừa đặt nhát cuốc đầu tiên, nguồn nước trong vắt từ lòng đất đã tuôn trào. Có được nguồn nước quý, tướng sỹ đã được cứu và ban phước cho người dân trên đảo.
Cho rằng đây là “Giếng Thần” nên trước khi rời khỏi đảo, Vua Gia Long đã ra lệnh cho người dân trên đảo phải giữ gìn giếng này.
Cụ ông Đặng Lại (85 tuổi, ở thôn Đông, xã An Vĩnh) kể: “Giếng nước này có từ trước khi ông được sinh ra. Cứ đến mùa hạn, toàn bộ giếng nước trên đảo đều trơ đáy nhưng chưa bao giờ giếng Vua khô cạn. Không chỉ vậy, nước ở Giếng Vua đây rất trong và ngọt cho dù chỉ cách mép biển chỉ chừng chục mét”.
Ông Võ Xuân Thắng, một người dân mưu sinh bằng nghề phu nước Giếng Vua. |
Nghề chở nước Giếng Vua
Không chỉ vậy, nguồn nước từ giếng này đã nuôi sống nhiều thế hệ người dân trên đảo và cũng là nghề mưu sinh của hàng chục hộ dân bằng nghề chở nước khi mùa hạn đến.
Ông Võ Xuân Thắng (45 tuổi, ở Thôn Đông, xã An Vĩnh) đang cặm cụi với hàng chục can nhựa chở nước bán cho các hộ dân trên đảo cho biết: “Bắt đầu từ 4h sáng và kết thúc đến tận tối. Ngày nào chịu khó đội nắng luôn trưa cũng bán được 40 can nước loại 30 lít, mỗi can có giá từ 7.000- 8.000 ngàn đồng/can, tùy theo cự ly vận chuyển. Trừ chi phí xăng dầu, mỗi ngày cũng kiếm được vài trăm ngàn”.
Cứ đến mùa hạn, người dân đảo Lý Sơn lại xách can làm nghề chở nước Giếng Vua. |
Theo Ông Thắng, theo nghề phu nước phải là người có sức khỏe, bởi mỗi ngày phải đội nắng, di chuyển hàng chục cây số khắp hang cùng ngõ hẻm để giao nước đến tận các hộ gia đình khi có yêu cầu.
Còn ông Lê Văn Kiên (60 tuổi, trú thôn Đông xã An Vĩnh) tâm sự: “Tôi theo nghề phu nước này đã vài năm nay do thời gian gần đây nghề trồng hành, trồng tỏi không được hiệu quả như trước nên cả 2 vợ chồng chuyển qua nghề phu nước bằng xe đạp thồ.
Thấy mình già cả, làm ăn uy tín nên trên đảo ai cũng thương, chỉ cần “ới” “một tiếng là có nước đến tận nhà, mỗi ngày 2 vợ chồng cặm cụi từ sáng đến tối cũng bán được vài ba chục can, đủ tiền mua gạo và xoay xở qua ngày. Mà cũng nhờ Giếng Vua mà nhiều người dân nghèo như tôi sống được”.
Mịnh Văn
Bình luận