Cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hạ độ cao giếng nước phun như vòi rồng, chế ngự dòng chảy để giảm sự hiếu kỳ của người dân.
Trước hiện tượng giếng khoan của nhà ông Nguyễn Văn Bảnh (xã Đá Bạc, huyện Châu Đức) phun nước cao hàng chục mét, các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thống nhất phương án chế ngự độ cao nước phun, uốn cong dòng chảy hướng ra suối hoặc ao hồ.
Trưa 3/6, nhóm thợ chuyên khoan giếng được thuê để đóng hàng chục mét ống nhựa xuống miệng giếng khoan. 6 đoạn ống đầu tiên (mỗi ống dài 4 m) được đẩy xuống khá nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, ở những mét tiếp theo họ không thể tiến hành do lực nước quá mạnh nên một chiếc xe cuốc được điều đến hỗ trợ, đẩy những chiếc ống xuống sâu dưới lòng đất.
Lúc này, tại một số ao hồ, suối nằm cách giếng khoan chừng 50 m xuất hiện tình trạng nước phún trào từ dưới lòng đất. Giải thích về việc này, bà Phạm Thị Thanh Giao, Trưởng phòng Tài nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho là do nước từ giếng khoan thẩm thấu sang.
“Địa bàn này xảy ra khô hạn nhiều tháng qua. Do lượng nước giếng chảy tràn ra đất nhiều, thấm xuống đất giờ phun trào ra khu vực xung quanh”, bà Giao nói.
Còn một chuyên viên khác lại cho rằng một số mạch ngang qua giếng khoan bị ống nhựa chặn lại, gây dồn ứ và tạo ra hiện trượng trên.
Đến 18h30, tổng cộng 11 đoạn ống (tương đương 44 m) được đóng xuống giếng khoan. Những người thợ tiếp tục dùng co nhựa bắt cong dòng chảy, xả nước xuống suối. Đoàn công tác cho rằng, động thái uốn cong “vòi rồng”là để người dân giảm sự hiếu kỳ. Sau đó sẽ hướng dẫn chủ giếng dẫn nước vào các khu vực ao hồ hoặc cho người dân trong vùng sử dụng. Trong trường hợp không sử dụng hết, nước cũng sẽ ngấm xuống đất tự tái tạo.
Trong ngày, cả nghìn người vẫn kéo đến xem dòng nước phun như thác đổ và công tác khống chế vòi nước. Họ cho rằng đây là hiện tượng lạ, tự thấy không có sự nguy hiểm từ nguồn nước này nên đã đua nhau mang về uống hoặc dự trữ.
Trong đó, anh Phạm Như Hiếu (ngụ xã Sơn Bình, huyện Châu Đức) lái hẳn chiếc xe kéo cùng nhiều can nhựa đến lấy nước. “Tôi chẳng lo lắng gì bởi đây là nguồn nước sạch và tốt, có thể uống hoặc tắm”, anh Hiếu chia sẻ.
Đến 21h vẫn rất đông người đến xem dòng nước được gắn 2 co ống nhựa cỡ lớn phun ào ạt xuống suối. Có người còn chúi đầu vào tắm vì nghĩ loại nước này có lợi cho cơ thể.
Trước đó, ngày 1/6, cần lấy nước tưới cây nông nghiệp nên ông Bảnh thuê thợ đến khoan giếng với độ sâu 80 m. Khi độ sâu đạt đỉnh, thợ khoan rút ống thì nước phun lên xối xả.
"Lúc đầu cột nước chỉ khoảng 60 cm nhưng thợ càng rút ống nước càng phun cao. Nó bắn lên như vòi rồng rồi cứ như thế phun mãi không ngừng, cao đến 20 mét", ông Bảnh cho biết.
Nguồn: Vnexpress
Trước hiện tượng giếng khoan của nhà ông Nguyễn Văn Bảnh (xã Đá Bạc, huyện Châu Đức) phun nước cao hàng chục mét, các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thống nhất phương án chế ngự độ cao nước phun, uốn cong dòng chảy hướng ra suối hoặc ao hồ.
Hàng chục người thay phiên nhau cắm ống xuống giếng khoan, khống chế 'vòi rồng'. Ảnh: Xuân Mai |
Trưa 3/6, nhóm thợ chuyên khoan giếng được thuê để đóng hàng chục mét ống nhựa xuống miệng giếng khoan. 6 đoạn ống đầu tiên (mỗi ống dài 4 m) được đẩy xuống khá nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, ở những mét tiếp theo họ không thể tiến hành do lực nước quá mạnh nên một chiếc xe cuốc được điều đến hỗ trợ, đẩy những chiếc ống xuống sâu dưới lòng đất.
Việc chế ngự dòng chảy được cho là để giảm sự hiếu kỳ của người dân. Ảnh: Xuân Mai |
Lúc này, tại một số ao hồ, suối nằm cách giếng khoan chừng 50 m xuất hiện tình trạng nước phún trào từ dưới lòng đất. Giải thích về việc này, bà Phạm Thị Thanh Giao, Trưởng phòng Tài nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho là do nước từ giếng khoan thẩm thấu sang.
“Địa bàn này xảy ra khô hạn nhiều tháng qua. Do lượng nước giếng chảy tràn ra đất nhiều, thấm xuống đất giờ phun trào ra khu vực xung quanh”, bà Giao nói.
Dòng nước phun trào đã nằm ngang theo đường ống. Ảnh: Xuân Mai |
Còn một chuyên viên khác lại cho rằng một số mạch ngang qua giếng khoan bị ống nhựa chặn lại, gây dồn ứ và tạo ra hiện trượng trên.
Đến 18h30, tổng cộng 11 đoạn ống (tương đương 44 m) được đóng xuống giếng khoan. Những người thợ tiếp tục dùng co nhựa bắt cong dòng chảy, xả nước xuống suối. Đoàn công tác cho rằng, động thái uốn cong “vòi rồng”là để người dân giảm sự hiếu kỳ. Sau đó sẽ hướng dẫn chủ giếng dẫn nước vào các khu vực ao hồ hoặc cho người dân trong vùng sử dụng. Trong trường hợp không sử dụng hết, nước cũng sẽ ngấm xuống đất tự tái tạo.
Trong ngày, cả nghìn người vẫn kéo đến xem dòng nước phun như thác đổ và công tác khống chế vòi nước. Họ cho rằng đây là hiện tượng lạ, tự thấy không có sự nguy hiểm từ nguồn nước này nên đã đua nhau mang về uống hoặc dự trữ.
Trong đó, anh Phạm Như Hiếu (ngụ xã Sơn Bình, huyện Châu Đức) lái hẳn chiếc xe kéo cùng nhiều can nhựa đến lấy nước. “Tôi chẳng lo lắng gì bởi đây là nguồn nước sạch và tốt, có thể uống hoặc tắm”, anh Hiếu chia sẻ.
Đến 21h vẫn rất đông người đến xem dòng nước được gắn 2 co ống nhựa cỡ lớn phun ào ạt xuống suối. Có người còn chúi đầu vào tắm vì nghĩ loại nước này có lợi cho cơ thể.
Trước đó, ngày 1/6, cần lấy nước tưới cây nông nghiệp nên ông Bảnh thuê thợ đến khoan giếng với độ sâu 80 m. Khi độ sâu đạt đỉnh, thợ khoan rút ống thì nước phun lên xối xả.
"Lúc đầu cột nước chỉ khoảng 60 cm nhưng thợ càng rút ống nước càng phun cao. Nó bắn lên như vòi rồng rồi cứ như thế phun mãi không ngừng, cao đến 20 mét", ông Bảnh cho biết.
Nguồn: Vnexpress
Bình luận