Khi chị Nga vỡ ối, tiếp viên trưởng yêu cầu hành khách giữ trật tự và tăng nhiệt độ trong khoang để giữ ấm cho sản phụ. Hàng ghế 5E được tháo ra, biến thành chiếc "giường đẻ".
Tối 4/3, sản phụ Nguyễn Thị Ngọc Nga (26 tuổi, quê Duy Xuyên, Quảng Nam) đã sinh hạ thành công bé trai nặng 2,7 kg trên máy bay ở độ cao 10.000 m. Đây là em bé đầu tiên tại Việt Nam sinh nở ở độ cao này.
Tổ hộ sinh trên máy bay
Sáng 5/3, phóng viên đã đến Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng để thăm hỏi mẹ con sản phụ Nga. Tại phòng 11, người thân của gia đình đến thăm hỏi, chúc mừng sản phụ đã mẹ "tròn con vuông".
Nga kể, do nhà nghèo nên chị vào Bình Dương làm công nhân từ hơn 5 năm trước. Trong một lần đi ăn ở nhà hàng, Nga quen và nên nghĩa vợ chồng với chàng trai quê An Giang tên Dương Văn Võ Phúc (22 tuổi).
Một năm sau, 2 người sinh được bé gái. Dù cuộc sống nơi đất khách có nhiều vất vả nhưng vợ chồng rất hạnh phúc. Năm 2015, chị Nga có thai bé thứ 2.
Để thuận lợi cho việc chăm sóc sau khi sinh, vợ chồng về quê trên bay mang số hiệu BL590 của hãng Jetstar Pacific từ TP HCM về Đà Nẵng vào lúc 14h55 ngày 4/3. "Trước khi lên máy bay, nhân viên hãng hàng không xem giấy tờ khám bệnh của vợ em rất cẩn thận. Vì mang thai ở tuần 30 nên họ nói Nga đủ sức khỏe", Phúc nói.
Sau khi máy bay cất cánh được 45 phút, chuẩn bị hạ độ cao để xuống Sân bay quốc tế Đà Nẵng thì Nga có biểu hiện đau bụng và chuyển dạ. "Chỉ 2 phút sau, vợ em vỡ ối và kêu đau dữ dội", Phúc nhớ lại.
Là người trực tiếp tham gia đỡ đẻ cho sản phụ Nga, tiếp viên trưởng Trần Thị Huệ (43 tuổi), cho biết nghe tiếng hành khách kêu đau, lập tức chị chạy đến thì thấy ối của sản phụ đã bị vỡ. "Với chút ít kinh nghiệm của người phụ nữ, tôi dự đoán rất có thể cô này sẽ sinh trên máy bay. Lập tức tôi thông báo tình hình cho cơ trưởng Nguyễn Xuân Đăng", tiếp viên thông tin.
Với thâm niên 23 năm làm nghề tiếp viên, nhưng chị Huệ cũng thừa nhận đây là lần đầu tiên mình gặp phải tình huống hy hữu này.
"Ngày thường, tôi cứ nhìn thấy máu là sợ. Nhưng không hiểu sao, hôm qua khi chứng kiến cảnh ấy, mọi sợ hãi lại tan biến. Tôi yêu cầu đồng nghiệp đến các dãy ghế giữ trật tự trên khoang tàu, tránh những tình huống lộn xộn ồn ào có nguy cơ ảnh hưởng đến sản phụ. Đồng thời, tôi thông báo cho bộ phận kỹ thuật tăng nhiệt độ từ 24,5 độ C lên 27 độ để cho người mẹ đủ ấm", chị Huệ kể.
Rất may, ngồi gần hàng ghế 5E có 2 hành khách (1 bác sĩ, 1 y tá) người nước ngoài có chuyên môn về y khoa. Thấy cô gái đau đẻ, 2 người này chạy đến ngõ ý giúp đỡ. Sau khi hội ý nhanh, phi hành đoàn quyết định để 2 người này tham gia "tổ hộ sinh" cho Nga.
"Hàng ghế 5E được tháo dỡ để trở thành chiếc "giường đẻ" trên khoang máy bay. Khoảng 15 phút sau, bé trai ra khỏi bụng mẹ và khóc to lên. Hàng trăm hành khách vui mừng khôn xiết. Chúng tôi cũng thở phào nhẹ nhõm", chị Huệ nhớ lại giây phút làm "bà đỡ đẻ" trên máy bay.
Cơ trưởng Đăng kể, dù đã gần 10 năm kinh nghiệm và đã được tập huấn mọi tình huống nhưng anh vẫn có cảm giác rất lạ về sự kiện hy hữu này. Trong lúc mọi người đỡ đẻ cho sản phụ, anh liên hệ với bộ phận chỉ huy mặt đất ở Sân bay Đà Nẵng thông báo tình hình và xin được ưu tiên hạ cánh.
"Chúng tôi cũng yêu cầu phía Sân bay Đà Nẵng hỗ trợ, gọi điện cho xe cứu thương, chuẩn bị sẵn sàng đội ngũ y, bác sĩ và thuốc men để tiếp nhận và chăm sóc mẹ con sản phụ khi máy bay tiếp đất", cơ trưởng nhớ lại.
Lúc 16h15, máy bay hạ cánh xuống Sân bay Đà Nẵng. Ngay lập tức, nữ hành khách và em bé được đội ngũ bác sĩ, đại diện Jetstar Pacific cùng xe cứu thương trực sẵn chuyển đến bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng để tiếp tục chăm sóc.
Sẽ đặt tên con trai gắn với kỷ niệm hy hữu
Tại bệnh viện sáng nay, sức khỏe của sản phụ đã dần bình phục. Cháu bé cân nặng 2,7 kg thi thoảng lại khóc lên đòi bú. Ở hành lang, Phúc luôn bận rộn đón tiếp người thân của gia đình bên ngoại đến thăm.
"Em không ngờ đứa con của em lại thu hút sự quan tâm của các anh chị báo chí và mọi người đến vậy. Thấy vợ và con mạnh khỏe như thế này em mừng lắm", Phúc nói.
Chàng trai quê miền Tây cho biết, từ lúc vợ vỡ ối đến hôm nay đều được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của mọi người, nhất là đội ngũ tiếp viên, cơ trưởng của hãng hàng không.
"Đặc biệt, qua báo chí em xin gửi lời cảm ơn đến hai 2 hành khách nước ngoài đã trực tiếp đỡ đẻ thành công cho vợ em. Hiện em chưa nghĩ ra nhưng chắc chắn em sẽ đặt tên con có chữ chữ nào đó gắn với hãng hàng không hoặc những người đã giúp đỡ vợ chồng em trên chuyến bay", Phúc cho biết thêm.
Lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng cho biết, hiện sức khỏe của hai mẹ con Nga tiến triển rất tốt. Nga đã có thể ăn cháo và nói chuyện bình thường với mọi người.
"Còn bé trai thì thể trạng rất tốt, cậu bé ngoan. Khoảng hai hôm nữa, họ có thể xuất viện", một hộ lý trực tiếp chăm sóc cho hai mẹ con con sản phụ Nga cho hay.
Đây là trường hợp thứ 2 sinh trên máy bay tại Việt Nam. Ngày 16/1/2011, nữ hành khách Nguyễn Thị Lập (quê ở Hà Tĩnh) cũng đã sinh hạ một bé trai, khi máy bay Jetstar Pacific đang trên đường lăn ra đường băng Tân Sơn Nhất để chuẩn bị cất cánh đi TP Vinh.
Nguồn: Zing
Tối 4/3, sản phụ Nguyễn Thị Ngọc Nga (26 tuổi, quê Duy Xuyên, Quảng Nam) đã sinh hạ thành công bé trai nặng 2,7 kg trên máy bay ở độ cao 10.000 m. Đây là em bé đầu tiên tại Việt Nam sinh nở ở độ cao này.
Tổ hộ sinh trên máy bay
Sáng 5/3, phóng viên đã đến Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng để thăm hỏi mẹ con sản phụ Nga. Tại phòng 11, người thân của gia đình đến thăm hỏi, chúc mừng sản phụ đã mẹ "tròn con vuông".
Nga kể, do nhà nghèo nên chị vào Bình Dương làm công nhân từ hơn 5 năm trước. Trong một lần đi ăn ở nhà hàng, Nga quen và nên nghĩa vợ chồng với chàng trai quê An Giang tên Dương Văn Võ Phúc (22 tuổi).
Bé trai chào đời trên máy bay nặng 2,7 kg. Ảnh: Đoàn Nguyên. |
Một năm sau, 2 người sinh được bé gái. Dù cuộc sống nơi đất khách có nhiều vất vả nhưng vợ chồng rất hạnh phúc. Năm 2015, chị Nga có thai bé thứ 2.
Để thuận lợi cho việc chăm sóc sau khi sinh, vợ chồng về quê trên bay mang số hiệu BL590 của hãng Jetstar Pacific từ TP HCM về Đà Nẵng vào lúc 14h55 ngày 4/3. "Trước khi lên máy bay, nhân viên hãng hàng không xem giấy tờ khám bệnh của vợ em rất cẩn thận. Vì mang thai ở tuần 30 nên họ nói Nga đủ sức khỏe", Phúc nói.
Sau khi máy bay cất cánh được 45 phút, chuẩn bị hạ độ cao để xuống Sân bay quốc tế Đà Nẵng thì Nga có biểu hiện đau bụng và chuyển dạ. "Chỉ 2 phút sau, vợ em vỡ ối và kêu đau dữ dội", Phúc nhớ lại.
Là người trực tiếp tham gia đỡ đẻ cho sản phụ Nga, tiếp viên trưởng Trần Thị Huệ (43 tuổi), cho biết nghe tiếng hành khách kêu đau, lập tức chị chạy đến thì thấy ối của sản phụ đã bị vỡ. "Với chút ít kinh nghiệm của người phụ nữ, tôi dự đoán rất có thể cô này sẽ sinh trên máy bay. Lập tức tôi thông báo tình hình cho cơ trưởng Nguyễn Xuân Đăng", tiếp viên thông tin.
Với thâm niên 23 năm làm nghề tiếp viên, nhưng chị Huệ cũng thừa nhận đây là lần đầu tiên mình gặp phải tình huống hy hữu này.
"Ngày thường, tôi cứ nhìn thấy máu là sợ. Nhưng không hiểu sao, hôm qua khi chứng kiến cảnh ấy, mọi sợ hãi lại tan biến. Tôi yêu cầu đồng nghiệp đến các dãy ghế giữ trật tự trên khoang tàu, tránh những tình huống lộn xộn ồn ào có nguy cơ ảnh hưởng đến sản phụ. Đồng thời, tôi thông báo cho bộ phận kỹ thuật tăng nhiệt độ từ 24,5 độ C lên 27 độ để cho người mẹ đủ ấm", chị Huệ kể.
Rất may, ngồi gần hàng ghế 5E có 2 hành khách (1 bác sĩ, 1 y tá) người nước ngoài có chuyên môn về y khoa. Thấy cô gái đau đẻ, 2 người này chạy đến ngõ ý giúp đỡ. Sau khi hội ý nhanh, phi hành đoàn quyết định để 2 người này tham gia "tổ hộ sinh" cho Nga.
"Hàng ghế 5E được tháo dỡ để trở thành chiếc "giường đẻ" trên khoang máy bay. Khoảng 15 phút sau, bé trai ra khỏi bụng mẹ và khóc to lên. Hàng trăm hành khách vui mừng khôn xiết. Chúng tôi cũng thở phào nhẹ nhõm", chị Huệ nhớ lại giây phút làm "bà đỡ đẻ" trên máy bay.
Cơ trưởng Đăng kể, dù đã gần 10 năm kinh nghiệm và đã được tập huấn mọi tình huống nhưng anh vẫn có cảm giác rất lạ về sự kiện hy hữu này. Trong lúc mọi người đỡ đẻ cho sản phụ, anh liên hệ với bộ phận chỉ huy mặt đất ở Sân bay Đà Nẵng thông báo tình hình và xin được ưu tiên hạ cánh.
"Chúng tôi cũng yêu cầu phía Sân bay Đà Nẵng hỗ trợ, gọi điện cho xe cứu thương, chuẩn bị sẵn sàng đội ngũ y, bác sĩ và thuốc men để tiếp nhận và chăm sóc mẹ con sản phụ khi máy bay tiếp đất", cơ trưởng nhớ lại.
Lúc 16h15, máy bay hạ cánh xuống Sân bay Đà Nẵng. Ngay lập tức, nữ hành khách và em bé được đội ngũ bác sĩ, đại diện Jetstar Pacific cùng xe cứu thương trực sẵn chuyển đến bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng để tiếp tục chăm sóc.
Sẽ đặt tên con trai gắn với kỷ niệm hy hữu
Tại bệnh viện sáng nay, sức khỏe của sản phụ đã dần bình phục. Cháu bé cân nặng 2,7 kg thi thoảng lại khóc lên đòi bú. Ở hành lang, Phúc luôn bận rộn đón tiếp người thân của gia đình bên ngoại đến thăm.
"Em không ngờ đứa con của em lại thu hút sự quan tâm của các anh chị báo chí và mọi người đến vậy. Thấy vợ và con mạnh khỏe như thế này em mừng lắm", Phúc nói.
Chị Nga hạnh phúc bên 2 con. Ảnh: Đoàn Nguyên. |
Chàng trai quê miền Tây cho biết, từ lúc vợ vỡ ối đến hôm nay đều được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của mọi người, nhất là đội ngũ tiếp viên, cơ trưởng của hãng hàng không.
"Đặc biệt, qua báo chí em xin gửi lời cảm ơn đến hai 2 hành khách nước ngoài đã trực tiếp đỡ đẻ thành công cho vợ em. Hiện em chưa nghĩ ra nhưng chắc chắn em sẽ đặt tên con có chữ chữ nào đó gắn với hãng hàng không hoặc những người đã giúp đỡ vợ chồng em trên chuyến bay", Phúc cho biết thêm.
Lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng cho biết, hiện sức khỏe của hai mẹ con Nga tiến triển rất tốt. Nga đã có thể ăn cháo và nói chuyện bình thường với mọi người.
"Còn bé trai thì thể trạng rất tốt, cậu bé ngoan. Khoảng hai hôm nữa, họ có thể xuất viện", một hộ lý trực tiếp chăm sóc cho hai mẹ con con sản phụ Nga cho hay.
Đây là trường hợp thứ 2 sinh trên máy bay tại Việt Nam. Ngày 16/1/2011, nữ hành khách Nguyễn Thị Lập (quê ở Hà Tĩnh) cũng đã sinh hạ một bé trai, khi máy bay Jetstar Pacific đang trên đường lăn ra đường băng Tân Sơn Nhất để chuẩn bị cất cánh đi TP Vinh.
Nguồn: Zing
Bình luận