(VTC News) – Ghi chép của phóng viên kênh VTC 14 về những hiểm nguy của cảnh sát biển đấu trí với tàu Trung Quốc tại khu vực đặt giàn khoan trái phép.
Ngay từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD981 trái phép ở vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các lực lượng trên biển Việt Nam làm nhiệm vụ chấp pháp thường xuyên có mặt để tuyên truyền và phản đối hành động sai trái này.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc đáp trả bằng những hành động uy hiếp các tàu Việt Nam. Hành trình bám biển, bảo vệ ngư trường, bảo vệ lãnh hải thiêng liêng của Tổ Quốc thực sự là những ngày cam go, đầy nguy hiểm.
Phóng viên Trung Kiên, kênh VTC 14 có mặt trên các tàu cảnh sát biển tiếp cận vị trí giàn khoan HD 981 của Trung Quốc đã ghi nhận tình hình căng thẳng trên biển Đông và những ngày can trường của cảnh sát biển Việt Nam.
Hành trình ra vùng biển “nóng”
Hai giờ sáng 13/5, khi người dân Đà Nẵng còn chìm trong giấc ngủ, 3 tiếng còi vang từ tàu CSB 4033 như lời chào đất liền của các chiến sĩ lên đường làm nhiệm vụ.
Từ buồng chỉ huy, thuyền trưởng Lê Trung Thành hô khẩu lệnh: “Nhổ neo”. Không khí căng thẳng ngay từ thời điểm xuất phát. Tàu 4033 trở lại điểm nóng sau một tuần khắc phục những hư hỏng do bị tàu Trung Quốc đâm va trước đó.
Những ánh điện thành phố mờ dần, tàu CSB 4033 bắt đầu tăng tốc lao vào ra biển bao la trong bóng đêm mịt mùng. Không ai nói ra, song tôi có cảm nhận những chiến sĩ đang nóng lòng trở lại biển để sát cánh cùng các đồng đội, bảo vệ chủ quyền, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.
Sau 10 tiếng chạy liên tục, trưa 13/5, tàu cảnh sát biển mang số hiệu 4033 đã có mặt tại vùng biển Hoàng Sa. Tiếng loa vang vọng từ buồng chỉ huy đã đánh thức cánh phóng viên đang còn say sóng biển.
Phóng viên Trung Kiên, kênh VTC 14 (trái) trên tàu cảnh sát biển ở khu vực giàn khoan trái phép khổng lồ Hải Dương 981 |
Tuy nhiên, phía Trung Quốc đáp trả bằng những hành động uy hiếp các tàu Việt Nam. Hành trình bám biển, bảo vệ ngư trường, bảo vệ lãnh hải thiêng liêng của Tổ Quốc thực sự là những ngày cam go, đầy nguy hiểm.
Phóng viên Trung Kiên, kênh VTC 14 có mặt trên các tàu cảnh sát biển tiếp cận vị trí giàn khoan HD 981 của Trung Quốc đã ghi nhận tình hình căng thẳng trên biển Đông và những ngày can trường của cảnh sát biển Việt Nam.
Hành trình ra vùng biển “nóng”
Hai giờ sáng 13/5, khi người dân Đà Nẵng còn chìm trong giấc ngủ, 3 tiếng còi vang từ tàu CSB 4033 như lời chào đất liền của các chiến sĩ lên đường làm nhiệm vụ.
Từ buồng chỉ huy, thuyền trưởng Lê Trung Thành hô khẩu lệnh: “Nhổ neo”. Không khí căng thẳng ngay từ thời điểm xuất phát. Tàu 4033 trở lại điểm nóng sau một tuần khắc phục những hư hỏng do bị tàu Trung Quốc đâm va trước đó.
Những ánh điện thành phố mờ dần, tàu CSB 4033 bắt đầu tăng tốc lao vào ra biển bao la trong bóng đêm mịt mùng. Không ai nói ra, song tôi có cảm nhận những chiến sĩ đang nóng lòng trở lại biển để sát cánh cùng các đồng đội, bảo vệ chủ quyền, lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc.
Sau 10 tiếng chạy liên tục, trưa 13/5, tàu cảnh sát biển mang số hiệu 4033 đã có mặt tại vùng biển Hoàng Sa. Tiếng loa vang vọng từ buồng chỉ huy đã đánh thức cánh phóng viên đang còn say sóng biển.
>>> Video tường thuật của PV VTC14: Cuộc đấu trí trên vùng biển nóng
Tôi bật dậy và chạy lên khoang khi có tin một tàu CSB Việt Nam vừa bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm va. Qua hệ thống liên lạc Visat, các biên đội tàu CSB đã tập trung lại, thông báo tình hình và thống nhất phương án đi vào khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép để phản đối.
Theo sự phân công, tôi được chuyển sang tàu CSB 4032 để tác nghiệp. Do sóng biển mạnh cấp 5 nên việc đỗ sát nhau như các tàu cá là không thể. Xuồng cứu sinh được thả xuống. Chúng tôi lướt nhanh cùng với đống đồ nghề đã được gói trọn trong các túi nilong.
Lực lượng cảnh sát biển phát hiện tàu Trung Quốc trên vùng lãnh hải. |
Có mặt trên 4032, chúng tôi được nghe câu chuyện về sự hung hăng của tàu Trung Quốc đâm vào trong buổi sáng. Hình ảnh hai tàu hải cảnh mang số hiệu 7028 và 46001 của Trung Quốc áp sát và uy hiếp kịch liệt vẫn in đậm trong tâm trí các chiến sỹ.
Theo thuyền trưởng Vũ Trọng Huân, khi đang tiến sâu vào khu vực giàn khoan để phản đối thì bị nhiều tàu Trung Quốc ngăn cản từ 3 phía. Với ý đồ ngăn cản rất rõ ràng, tàu 46001 đã bất ngờ tăng tốc và húc thẳng tàu Việt Nam.
Cú tông mạnh khiến con tàu bị chao đảo liên tục, lan can bên mạn trái bị sập gãy. Trong khoảng 20 giây, tàu Trung Quốc nhanh chóng rời đi bỏ mặc những nguy hiểm mà tàu 4032 phải hứng chịu.
Chứng kiến các chiến sĩ khắc phục những hư hỏng bên phía mạn trái, tôi mới thấy rõ sự nguy hiểm của các chiến sĩ khi hoạt động trên vùng biển nóng.
Cuối giờ chiều cùng ngày, nhận tin 30 tàu cá của ngư dân Quảng Nam, Đà Nẵng tiếp cận hiện trường giàn khoan HD981 để phản đối, các chiến sĩ như được tiếp thêm sức mạnh khi có thêm một động lực tinh thần rất lớn.
Nhiều thông tin nóng ở nơi đảo xa dồn dập về cùng một lúc khiến tôi cảm thấy nóng lòng muốn truyền tải về cho khán giả kênh VTC14 và báo điện tử VTC News.
Cầm điện thoại vệ tinh inmarsat trên tay, tôi chạy nhanh lên bong tàu. Bật la bàn và tìm hướng đông. Một vạch, hai vạch, rồi 3 vạch nhưng sao tín hiệu sẵn sàng vẫn chưa thấy.
Trung Quốc huy động số lượng tàu lớn cản trở tàu cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ. |
Lần đầu dùng thiết bị này trên biển Đông, tôi không khỏi lúng túng và sốt ruột, không biết có kết nối được với ban biên tập ở nhà không. Nhận thấy sóng không ổn định, tôi tiếp tục leo lên nóc cabin để tìm vận may.
Mặc dù ở giữa biển, tín hiệu không bị ngăn cản như ở trong đất liền, nhưng có thể do tàu di chuyển nên việc kết nối gặp khó khăn. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi thiết bị inmarsat báo sẵn sàng… Tút…tút…tút
Tiếng chuông chờ báo nối sóng với ban biên tập ở đất liền chưa bao giờ tôi thấy lâu đến vậy và rồi vỡ òa sung sướng khi nghe tiếng alo đầu dây. Dù không nghe rõ người ở nhà nói gì, nhưng việc kết nối được ở khoảng cách xa hàng nghìn km thật sự là một cảm giác rất đặc biệt. Tiếng nói của đồng nghiệp mọi ngày bình thường là thế sao hôm nay thân thương đến vậy.
Tôi kể tường tận những gì chứng kiến trong ngày, sự hung hăng của tàu Trung Quốc và sự kiên trì, dũng cảm của lực lượng cảnh sát biển đang làm nhiệm vụ chấp pháp ở vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Và tôi cũng không quên thông tin về đội tàu 30 chiếc của ngư dân Quảng Nam – Đà Nẵng ra khu vực giàn khoan Hải Dương 981 để phản đối.
>>>Video các tàu của Trung Quốc đã đâm móp tàu 4032
Truyền tin xong, tôi thấy nhiều ánh mắt tò mò, hướng về chiếc điện thoại vệ tinh Inmarsat trên tay. Có lẽ cảm giác của tôi vừa nãy không thể so sánh được với sự chờ đợi của các chiến sĩ đi biển trên tàu CSB 4032 đã ra biển từ hơn chục ngày nay.
Họ không biết thân nhân ở nhà sẽ lo lắng ra sao khi thông tin tàu 4032 truyền về đến đất liền. Một chiến sĩ tiến sát lại tôi và đề nghị xin 30 giây để gọi điện về báo cho vợ con về tình hình sức khỏe.
Tôi bấm số giúp anh. “ Em à, anh vẫn khỏe, em và con đừng lo lắng nhé”, vừa nói chiến sĩ vừa rớm nước mắt khi nghe được giọng vợ hỏi dồn dập từ đất liền. “Tàu anh bị đâm, nhưng anh không sao, anh sắp về với vợ con rồi”.
Tư dưng tôi cảm thấy vui lạ thường bởi tôi đã mang lại khoảnh khắc hạnh phúc cho chiến sỹ ấy – người lính chiến giữa biển khơi đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc – và thân nhân của anh.
Tàu cảnh sát biển Việt Nam trong vòng vây của ba tàu Trung Quốc |
Cuộc đấu căng thẳng
Một tiếng còi báo động vang lên từ buồng chỉ huy phát ra ngay từ đầu giờ sáng 14/5 khiến tôi bừng tỉnh. Lúc này tàu 4032 chỉ cách giàn khoan khoảng 5,3 hải lý. Do thời tiết tốt nên từ đây, tôi có thể nhìn và chụp lại những hình ảnh rất rõ từ giàn khoan HD 981.
Mặc dù đã nhìn kỹ Hải Dương 981 trên báo đài rất nhiều, nhưng quả thực chứng kiến tận mắt mới thấy hết sự to lớn dị thường của nó.
Giàn khoan khổng lồ này được neo giữ thăng bằng bởi 2 tàu, chân vịt bước biến phía dưới và hệ thống định vị vệ tinh. Bên ngoài là rất nhiều tốp tàu cá, tàu hàng, tàu hải giám, hải cảnh và tàu hộ vệ tên lửa. Đó là vòng vây nan quạt mà phía Trung Quốc dựng lên để bảo vệ cho sự hiện diện trái phép của mình.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Tàu CSB VIệt Nam đã phát loa thông báo bằng 3 thứ tiếng Việt, Trung và Anh để phản đối Trung Quốc.
Càng tiến gần về phía giàn khoan, con đường càng trở nên chật chội khi xuất hiện các lớp tàu Trung Quốc. Từ phía sau, tàu hải cảnh 3411 của Trung Quốc tăng tốc, cùng lúc là sự áp sát của một tàu khác để ngăn cản tàu 4032.
Thuyền trưởng CSB Việt Nam nhanh chóng tăng tốc, vượt hẳn khỏi tầm kiểm soát của các tàu còn lại. Vào lúc 16 h chiều 14/5, tàu cảnh sát biển 4032 được lệnh chỉ huy 4 tàu cảnh sát biển còn lại trực chỉ giàn khoan Hải Dương 981.
Lực lượng cảnh sát biển theo dõi di chuyển của tàu Trung Quốc vào ban đêm |
Chiến thuật của Trung Quốc đã thay đổi khi dùng nhiều tàu nhỏ quấy nhiễu và cản trở các tàu chấp pháp của ta.
Cuộc truy đuổi quyết liệt nhất từ trước đến nay mà Trung Quốc thực hiện diễn ra chiều 14/5 khi các tàu CSB Việt Nam tiếp cận giàn khoan ở khu vực 5 hải lý. Lúc này phía Trung Quốc huy động 6 tàu hộ vệ tên lửa ra đe dọa và quấy nhiễu.
Trung tá Trần Lê Trang đã ra lệnh cho toàn biên đội kéo căng đội hình tàu Trung Quốc để chọc khe tiến vào khu vực giàn khoan. Trong khoảng 1 giờ đồng hồ, phía Trung quốc cho tàu hộ vệ tên lửa 571 và các tàu hải cảnh 46001, 3411, 4032 tìm cách tấn công, đâm va hòng cản trở biên đội tàu Việt Nam.
Tại cabin chính, các lệnh chỉ huy liên tục được phát ra, tàu 4032 liên tục tăng ga trước sự truy cản quyết liệt của 46001. Phát hiện được ý đồ này, thuyền trưởng đã nhanh trí tăng hết tốc lực, hướng về phía trái.
Khi tàu hải cảnh của Trung Quốc còn cách 50 m, tàu Việt Nam đã bứt phá thành công, không để rơi vào bẫy đâm va trước đó mà tàu Trung Quốc gây ra trước đó.
Việc hoạt động của bà con ngư dân tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam vẫn diễn ra bình thường, các tàu cá của ngư dân với lá cờ đỏ sao vàng vẫn tung bay phấp phới trên biển với sự bảo trợ của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Ở điểm nóng ấy, các anh sẽ trở lại!
Đón đọc tiếp bài 2: Sức công phá khủng khiếp vòi rồng tàu Trung Quốcđăng vào sáng mai.
Trung Kiên
Bình luận