Tiền hỗ trợ chi phí học tập không đến được tay học sinh từng tháng.
Gần đây, báo chí nhận được rất nhiều phản ánh của của học sinh (HS) và giáo viên vùng cao Thanh Hóa về những bất cập trong cấp phát tiền hỗ trợ học tập cho HS vùng cao.
Theo Nghị định 49 của Chính phủ quy định HS tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ chi phí học tập 70.000 đồng/tháng và Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg thì HS bán trú tại trường phổ thông dân tộc nội trú được hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu.
Như vậy, hàng tháng HS sẽ được cấp, phát tiền hỗ trợ để phục vụ cho công tác học tập. Tuy nhiên, tiền hàng tháng lại không được cấp theo tháng. Thay vào đó, mỗi năm nhà trường sẽ chi trả cho HS hai lần/năm học (lần 1 cấp vào tháng 9; lần 2 cấp vào tháng 1 năm sau).
Chính vì vậy tiền trợ cấp của học sinh lại được phụ huynh các em đến nhận và sử dụng vào mục đích riêng, khiến việc học hành của các em vùng cao đã vất vả lại càng thêm khốn khó.
Có mặt tại điểm “nóng” nhất của vùng cao Thanh Hóa là xã Mường Lý (huyện Mường Lát). Đường sá đi lại chỉ là những lối mòn do dân tự mở nên HS muốn theo được con chữ chỉ còn cách dựng lều, lán bằng tre, nứa tạm bợ trên sườn núi.
Phụ huynh nhận tiền là mua… điện thoại
Theo thầy Nguyễn Văn Hà, phó Hiệu trưởng Trường THCS Mường Lý, năm học vừa qua chỉ tính riêng tiền trợ cấp hàng tháng cho các em nhà trường đã chi trả hơn 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều khiến thầy Hà vẫn còn trăn trở, do bất cập ở chính sách nên tiền trợ cấp hàng tháng không đến được trực tiếp tay các HS.
"Mỗi năm nhà trường sẽ phải trả tiền trợ cấp thành hai đợt. Mỗi lần như vậy, một học sinh sẽ được “cầm” số tiền rất lớn. Với số tiền “khổng lồ” này, nhà trường không thể đưa trực tiếp cho các em được mà bắt buộc phải có người nhà đến nhận. Do vậy, vô hình dung số tiền đó phụ huynh lại không hề đưa cho con em của mình ăn học hàng tháng mà dùng để mua xe máy, điện thoại, ti vi..." - thầy Hà cho biết.
Theo tính toán của thầy Hà, nếu áp theo Quyết định số 85, mỗi HS được hỗ trợ bằng 40% lương cơ bản/tháng thì trung bình mỗi HS sẽ được trợ cấp 420.000 đồng/tháng/9 tháng, tức được 3.780.000 đồng/năm. Đó là chưa kể những gia đình có 2, 3 đứa con đang theo học thì số tiền trợ cấp trên của một gia đình nhận được không phải nhỏ.
“Chính sách hỗ trợ cho các em đi học là một chính sách tốt. Nhưng để hoàn thiện hơn thì phải cấp theo tháng cho các em thì đó mới thực sự là hỗ trợ các em đi học. Với kiểu trả tiền cục thế này chẳng khác gì cấp tiền nuôi bố mẹ học sinh. Còn các em đói vẫn hoàn đói” - thầy Hà phân trần.
Còn HS, thời gian sau tết trường THCS Mường Lý có 8 em nghỉ học. Một phần do nhà nghèo không có tiền theo học, phần khác các em phải đi làm nương, lên rừng đốn củi nên không dành thời gian cho học chữ.
Nên phát tiền trợ cấp theo tháng
Nguyên nhân các em nghỉ học vẫn do hoàn cảnh khó khăn. Do đó, nếu phát tiền trợ cấp cho HS theo tháng thì các em không phải thiếu, phải đói các em sẽ không nghỉ học giữa chừng, nhà trường sẽ giữ được học sinh đều đặn.
“Chỉ cần doạ nghỉ sẽ không phát tiền cho nữa thì đảm bảo sĩ số lớp khi nào cũng đủ. Ngược lại, phát theo đợt các em cứ đi vài bữa, rồi lại nghỉ vài bữa đến khi có đợt phát tiền thì các em mới đến đi học đầy đủ nên nhà trường không thể quán xuyến nổi”, thầy Hà nói.
Mới năm học vừa qua, anh Vàng A Sư (bố của Vàng A Dư, học sinh lớp 6A) còn cãi lý với thầy. Cả tuần trời không thấy Dư đi học, thầy giáo đến vận động thì Sư bảo, thằng Dư đi học ai ở nhà ai lên nương, làm rẫy?
Theo tìm hiểu, không riêng trường THCS Mường Lý mà hầu hết các trường trên địa bàn huyện Mường Lát, các trường của huyện miền núi như Quan Sơn, Quan Hoá … cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Để thực sự đúng nghĩa với việc hỗ trợ chi phí học tập và tiền ăn hàng tháng theo Nghị định 49 và Quyết định số 85 thì việc cấp tiền hàng tháng cho các em học sinh là cần thiết.
Có tiền hỗ trợ nhưng các em học sinh vẫn phải ăn uống thiếu thốn. |
Chính vì vậy tiền trợ cấp của học sinh lại được phụ huynh các em đến nhận và sử dụng vào mục đích riêng, khiến việc học hành của các em vùng cao đã vất vả lại càng thêm khốn khó.
Có mặt tại điểm “nóng” nhất của vùng cao Thanh Hóa là xã Mường Lý (huyện Mường Lát). Đường sá đi lại chỉ là những lối mòn do dân tự mở nên HS muốn theo được con chữ chỉ còn cách dựng lều, lán bằng tre, nứa tạm bợ trên sườn núi.
Phụ huynh nhận tiền là mua… điện thoại
Theo thầy Nguyễn Văn Hà, phó Hiệu trưởng Trường THCS Mường Lý, năm học vừa qua chỉ tính riêng tiền trợ cấp hàng tháng cho các em nhà trường đã chi trả hơn 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, điều khiến thầy Hà vẫn còn trăn trở, do bất cập ở chính sách nên tiền trợ cấp hàng tháng không đến được trực tiếp tay các HS.
"Mỗi năm nhà trường sẽ phải trả tiền trợ cấp thành hai đợt. Mỗi lần như vậy, một học sinh sẽ được “cầm” số tiền rất lớn. Với số tiền “khổng lồ” này, nhà trường không thể đưa trực tiếp cho các em được mà bắt buộc phải có người nhà đến nhận. Do vậy, vô hình dung số tiền đó phụ huynh lại không hề đưa cho con em của mình ăn học hàng tháng mà dùng để mua xe máy, điện thoại, ti vi..." - thầy Hà cho biết.
Theo tính toán của thầy Hà, nếu áp theo Quyết định số 85, mỗi HS được hỗ trợ bằng 40% lương cơ bản/tháng thì trung bình mỗi HS sẽ được trợ cấp 420.000 đồng/tháng/9 tháng, tức được 3.780.000 đồng/năm. Đó là chưa kể những gia đình có 2, 3 đứa con đang theo học thì số tiền trợ cấp trên của một gia đình nhận được không phải nhỏ.
“Chính sách hỗ trợ cho các em đi học là một chính sách tốt. Nhưng để hoàn thiện hơn thì phải cấp theo tháng cho các em thì đó mới thực sự là hỗ trợ các em đi học. Với kiểu trả tiền cục thế này chẳng khác gì cấp tiền nuôi bố mẹ học sinh. Còn các em đói vẫn hoàn đói” - thầy Hà phân trần.
Còn HS, thời gian sau tết trường THCS Mường Lý có 8 em nghỉ học. Một phần do nhà nghèo không có tiền theo học, phần khác các em phải đi làm nương, lên rừng đốn củi nên không dành thời gian cho học chữ.
Nên phát tiền trợ cấp theo tháng
Con đường độc đạo vào UBND xã Mường Lý. |
“Chỉ cần doạ nghỉ sẽ không phát tiền cho nữa thì đảm bảo sĩ số lớp khi nào cũng đủ. Ngược lại, phát theo đợt các em cứ đi vài bữa, rồi lại nghỉ vài bữa đến khi có đợt phát tiền thì các em mới đến đi học đầy đủ nên nhà trường không thể quán xuyến nổi”, thầy Hà nói.
Mới năm học vừa qua, anh Vàng A Sư (bố của Vàng A Dư, học sinh lớp 6A) còn cãi lý với thầy. Cả tuần trời không thấy Dư đi học, thầy giáo đến vận động thì Sư bảo, thằng Dư đi học ai ở nhà ai lên nương, làm rẫy?
Theo tìm hiểu, không riêng trường THCS Mường Lý mà hầu hết các trường trên địa bàn huyện Mường Lát, các trường của huyện miền núi như Quan Sơn, Quan Hoá … cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Để thực sự đúng nghĩa với việc hỗ trợ chi phí học tập và tiền ăn hàng tháng theo Nghị định 49 và Quyết định số 85 thì việc cấp tiền hàng tháng cho các em học sinh là cần thiết.
Theo Vietnamnet
Bình luận