“Tao chấm vậy là đúng, mày nghe lời con mày thì cứ lên trường mà hỏi hiệu trưởng ấy” và dí tay vào mặt chị.
Một số phụ huynh phản ánh nhiều năm liền các học sinh không đi học thêm đã bị cô Lê Thị Kim Nguyên (giáo viên môn vật lý, trường THCS Cao Bá Quát, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) chấm điểm thấp, không dò bài, mắng nhiếc, sỉ nhục trước lớp…
Theo trình bày của chị Nguyễn Thị Nồm (ở xã Láng Lớn, huyện Châu Đức) - phụ huynh của em Trần Quang Thịnh, hiện đang học lớp 8A1 Trường THCS Cao Bá Quát - cô Nguyên “để ý” Thịnh từ khi em học lớp 6 (năm học 2010 - 2011).
Cụ thể, ngày 19/11/2010, cô Nguyên kiểm tra bài cũ, tuy Thịnh đáp đúng nhưng vẫn bị trừ 2 điểm với lý do nhìn tập trước khi trả lời. Khi chị Nồm đến nhà cô Nguyên hỏi thêm thì bị cô này nói: “Tao chấm vậy là đúng, mày nghe lời con mày thì cứ lên trường mà hỏi hiệu trưởng ấy” và dí tay vào mặt chị.
Bức xúc, chị Nồm gặp thẳng thầy hiệu trưởng Ngô Văn Hòa phản ánh vào hôm sau. Ban giám hiệu nhìn nhận ứng xử của cô Nguyên là sai và hứa sẽ xử lý.
Thế nhưng, qua năm học 2011-2012, Thịnh lên lớp 7 và cô Nguyên tiếp tục giảng dạy em. Kể từ đó, cô Nguyên liên tục “chèn” Thịnh như: không kiểm tra bài đầu giờ, đứng kèm sát bên trong giờ kiểm tra viết… Kết thúc học kỳ 1 năm 2011-2012, điểm tổng kết môn vật lý của Thịnh là 3,8, trong khi các môn khác đều khá và điểm trung bình cả học kỳ là 7,1 - xếp thứ 13/29 trong lớp.
Chị Nồm tiếp tục lên gặp ban giám hiệu. Sang học kỳ 2, nhà trường không phân công cô Nguyên dạy môn vật lý của Thịnh, kết quả, điểm trung bình môn lý cả năm học của Thịnh nhảy lên 6,5.
Ngoài chị Nồm, chị Nguyễn Thị Kim Thoa cũng phản ánh hai con của chị bị cô Nguyên mắng nhiếc trước lớp do không học thêm tại nhà cô. Thậm chí, bài kiểm tra của em Trần Thị Thùy Trinh, con chị Thoa, bị cô Nguyên giao cho một học sinh trong lớp chấm điểm(!?).
Nghiêm trọng hơn, trong một lần mượn vở của các bạn đi học thêm để đối chiếu, các học sinh khác phát hiện cô Nguyên đã cho các bạn kia làm trước bài kiểm tra.
Theo các phụ huynh, chứng cứ này đã được Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Châu Đức tiếp nhận và yêu cầu hiệu trưởng trường Cao Bá Quát làm rõ, nếu có sai phạm phải xử lý nghiêm.
Ngày 12/4/2012, Hội đồng liên tịch Trường THCS Cao Bá Quát họp để làm rõ sự việc. Tại buổi họp, đa số thành viên của hội đồng liên tịch có chung ý kiến: cô Nguyên dạy thêm ở nhà khi chưa được cấp trên cấp phép là sai, cho học sinh chấm bài của em Trần Thị Thùy Trinh là vi phạm quy chế chuyên môn và đúng là có việc cô Nguyên phát ngôn gây ảnh hưởng tới học sinh như phản ánh của phụ huynh.
Tiếp đó, nhà trường xử lý bằng cách: cắt danh hiệu thi đua của cô Nguyên trong năm học 2011-2012, không phân công dạy các lớp có học sinh liên quan, yêu cầu làm bản cam đoan nhìn nhận những sai sót về chuyên môn cũng như ứng xử, cam kết không để xảy ra khiếu kiện…Tại cuộc họp, cô Nguyên hoàn toàn đồng ý với ý kiến nhận xét và chấp nhận xử lý.
Thế nhưng, sang năm học 2012-2013, cô Nguyên vẫn được phân công dạy lớp 8A1, lớp có em Thịnh đang học. Việc nhà trường “hứa một đường làm một nẻo” khiến gia đình chị Nồm lo lắng do em Thịnh đã bị ám ảnh từ lâu.
Trao đổi với phóng viên, thầy hiệu trưởng Ngô Văn Hòa cho rằng những vi phạm của cô Nguyên chưa đủ để nhận các hình thức kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc. Thầy Hòa khẳng định nhà trường sẽ tiếp tục theo dõi, nếu cô Nguyên không sửa chữa thì sẽ chịu hình thức kỷ luật nặng hơn của ngành giáo dục.
Riêng việc dạy thêm, thầy Hòa nói đã yêu cầu cô Nguyên ngưng dạy. Tuy nhiên, ngày 22/10/2012, phóng viên tận mắt chứng kiến cô Nguyên vẫn dạy thêm ngay tại nhà.
Theo trình bày của chị Nguyễn Thị Nồm (ở xã Láng Lớn, huyện Châu Đức) - phụ huynh của em Trần Quang Thịnh, hiện đang học lớp 8A1 Trường THCS Cao Bá Quát - cô Nguyên “để ý” Thịnh từ khi em học lớp 6 (năm học 2010 - 2011).
Phụ huynh bức xúc phản ánh với phóng viên về những sai phạm ngang nhiên của cô giáoLê Thị Kim Nguyên |
Cụ thể, ngày 19/11/2010, cô Nguyên kiểm tra bài cũ, tuy Thịnh đáp đúng nhưng vẫn bị trừ 2 điểm với lý do nhìn tập trước khi trả lời. Khi chị Nồm đến nhà cô Nguyên hỏi thêm thì bị cô này nói: “Tao chấm vậy là đúng, mày nghe lời con mày thì cứ lên trường mà hỏi hiệu trưởng ấy” và dí tay vào mặt chị.
Bức xúc, chị Nồm gặp thẳng thầy hiệu trưởng Ngô Văn Hòa phản ánh vào hôm sau. Ban giám hiệu nhìn nhận ứng xử của cô Nguyên là sai và hứa sẽ xử lý.
Thế nhưng, qua năm học 2011-2012, Thịnh lên lớp 7 và cô Nguyên tiếp tục giảng dạy em. Kể từ đó, cô Nguyên liên tục “chèn” Thịnh như: không kiểm tra bài đầu giờ, đứng kèm sát bên trong giờ kiểm tra viết… Kết thúc học kỳ 1 năm 2011-2012, điểm tổng kết môn vật lý của Thịnh là 3,8, trong khi các môn khác đều khá và điểm trung bình cả học kỳ là 7,1 - xếp thứ 13/29 trong lớp.
Chị Nồm tiếp tục lên gặp ban giám hiệu. Sang học kỳ 2, nhà trường không phân công cô Nguyên dạy môn vật lý của Thịnh, kết quả, điểm trung bình môn lý cả năm học của Thịnh nhảy lên 6,5.
Ngoài chị Nồm, chị Nguyễn Thị Kim Thoa cũng phản ánh hai con của chị bị cô Nguyên mắng nhiếc trước lớp do không học thêm tại nhà cô. Thậm chí, bài kiểm tra của em Trần Thị Thùy Trinh, con chị Thoa, bị cô Nguyên giao cho một học sinh trong lớp chấm điểm(!?).
Chiều 22/10, học sinh vẫn học thêm tại nhà cô Nguyên |
Theo các phụ huynh, chứng cứ này đã được Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Châu Đức tiếp nhận và yêu cầu hiệu trưởng trường Cao Bá Quát làm rõ, nếu có sai phạm phải xử lý nghiêm.
Ngày 12/4/2012, Hội đồng liên tịch Trường THCS Cao Bá Quát họp để làm rõ sự việc. Tại buổi họp, đa số thành viên của hội đồng liên tịch có chung ý kiến: cô Nguyên dạy thêm ở nhà khi chưa được cấp trên cấp phép là sai, cho học sinh chấm bài của em Trần Thị Thùy Trinh là vi phạm quy chế chuyên môn và đúng là có việc cô Nguyên phát ngôn gây ảnh hưởng tới học sinh như phản ánh của phụ huynh.
Tiếp đó, nhà trường xử lý bằng cách: cắt danh hiệu thi đua của cô Nguyên trong năm học 2011-2012, không phân công dạy các lớp có học sinh liên quan, yêu cầu làm bản cam đoan nhìn nhận những sai sót về chuyên môn cũng như ứng xử, cam kết không để xảy ra khiếu kiện…Tại cuộc họp, cô Nguyên hoàn toàn đồng ý với ý kiến nhận xét và chấp nhận xử lý.
Thế nhưng, sang năm học 2012-2013, cô Nguyên vẫn được phân công dạy lớp 8A1, lớp có em Thịnh đang học. Việc nhà trường “hứa một đường làm một nẻo” khiến gia đình chị Nồm lo lắng do em Thịnh đã bị ám ảnh từ lâu.
Trao đổi với phóng viên, thầy hiệu trưởng Ngô Văn Hòa cho rằng những vi phạm của cô Nguyên chưa đủ để nhận các hình thức kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc. Thầy Hòa khẳng định nhà trường sẽ tiếp tục theo dõi, nếu cô Nguyên không sửa chữa thì sẽ chịu hình thức kỷ luật nặng hơn của ngành giáo dục.
Riêng việc dạy thêm, thầy Hòa nói đã yêu cầu cô Nguyên ngưng dạy. Tuy nhiên, ngày 22/10/2012, phóng viên tận mắt chứng kiến cô Nguyên vẫn dạy thêm ngay tại nhà.
Theo NLĐ
Bình luận