(VTC News) – GS. Hà Tôn Vinh nhận định việc để tư nhân tham gia khai thác Vịnh Hạ Long “rất hay”, “phù hợp với xu thế thế giới”, quan trọng là “giao” thế nào để di sản được bảo tồn, phát triển.
Sau Bitexco, tập đoàn Tuần Châu cũng đã gửi công văn tham gia đấu thầu quyền quản lý khai thác Vịnh Hạ Long. Cả hai tập đoàn này đều đề xuất với UBND tỉnh Quảng Ninh về việc muốn nhượng quyền quản lý du lịch Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long trong 50 năm với những chi phí đưa ra khá cụ thể.
Mặc dù được đánh giá là ý tưởng mới mẻ, mở đầu cho xu hướng hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển di sản thiên nhiên. Tuy nhiên, đề xuất của cả Bitexco và Tuần Châu đều đang gặp phải những phản ứng khá mạnh mẽ từ dư luận.
Không ít người tỏ ra lo lắng khi di sản thiên nhiên thế giới được giao cho doanh nghiệp tư nhân quản lý. Nhiều người cho rằng ở đây xuất hiện vấn đề “lợi ích nhóm”, rất có thể sẽ dẫn đến độc quyền, đẩy các loại phí tham quan, phí dịch vụ tăng cao.
Xung quanh vấn đề này, PV VTC News đã phỏng vấn GS. Hà Tôn Vinh, người có hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động và làm việc tại châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu và Tây Phi trong lĩnh vực phát triển chiến lược kinh tế; quản lý, cải tổ và sáp nhập doanh nghiệp, đặc biệt trong các dự án tài chính cơ sở hạ tầng và hợp tác công tư của Ngân hàng Thế giới, ADB và Liên hiệp quốc.
- Ông đánh giá như thế nào về ý tưởng của UBND tỉnh Quảng Ninh muốn giao cho các doanh nghiệp tư nhân quyền quản lý khai thác Vịnh Hạ Long?
Tôi cho rằng việc giao quyền quản lý khai thác Vịnh Hạ Long cho doanh nghiệp tư nhân, thậm chí doanh nghiệp nước ngoài là hoàn toàn bình thường, phù hợp với xu thế hiện đại.
Đây không còn là chuyện lạ như nhiều người đang nhận xét.
Trên thế giới nhiều nước người ta đã làm thế rồi, hiệu quả rất cao.
Các dự án hay các dịch vụ công ích, như sân bay, cầu cảng, danh lam thắng cảnh, bưu điện, y tế… thường được tách rời ra khỏi trách nhiệm quản lý của Nhà nước và giao cho tư nhân tham gia xây dựng, quản lý và điều hành.
Nhà nước giám sát, thu phí, thuế, và được chia sẻ lợi nhuận.
Như thế bộ máy Nhà nước không phải cồng kềnh thêm mỗi khi có thêm dự án hay dịch vụ công ích mới và đặc biệt với sự nhạy bén và gần gũi thị trường, khu vực tư nhân thường làm tốt hơn, mang đến nhiều hiệu quả và tài chính hơn.
Trong một số dự án và thường trong giai đoạn đầu, sự hợp tác công tư (PPP) là bước đệm hay là mô hình bảo đảm sự hài hòa lợi ích và tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Vịnh Hạ Long là một kỳ quan thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận. Việc bảo tồn là chuyện hàng đầu và là trách nhiệm của Nhà nước.
Nhiều danh lam thắng cảnh, di tích bị nhiều nhóm lợi ích khai thác bừa bãi như một “con bò sữa” dưới chiêu bài phát triển kinh tế du lịch và địa phương dần dần không còn thu hút được du khách nữa.
Việc phát triển Vịnh Hạ Long thành một địa điểm du lịch quốc tế nổi tiếng, đáng tự hào của Việt Nam cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề hợp tác công tư hay giao như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất thì lại là việc phải tính toán, cân nhắc kỹ. Tôi tin rằng đây là quan điểm cũng quan tâm hàng đầu của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh.
- Nhiều ý kiến cho rằng với một di sản thiên nhiên vô giá như Vịnh Hạ Long thì không thể giao cho doanh nghiệp tư nhân như Bitexco hay Tuần Châu độc quyền khai thác. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Như tôi đã nói, việc giao cho khu vực tư nhân độc quyền quản lý hay khai thác, hay hợp tác công tư để bảo đảm sự hài hòa quyền lợi của xã hội, Nhà nước, doanh nghiệp… là chuyện hợp lý và đúng theo xu thế thế giới.
Việc quản lý Vịnh Hạ Long có thể là giao cho công ty nhà nước cấp quốc gia, hay công ty địa phương. Bitexco hay Tuần Châu hoặc một tổ chức có khả năng, chuyên môn và có một đề xuất, đề nghị hợp lý, đảm bảo được kết quả là rất tốt. Thậm chí đó có thể là công ty nước ngoài cũng được chứ không nhất thiết phải của Việt Nam.
- Vậy theo đánh giá của ông, tập đoàn Bitexco hay Tuần Châu có đủ năng lực để quản lý vào khai thác Vịnh Hạ Long?
Tôi không muốn đánh giá cụ thể về một doanh nghiệp nào và nhất là hai tập đoàn trên vì tôi chưa được xem đề xuất của họ. Theo tôi, để quản lý được một danh thắng mang tầm thế giới như Vịnh Hạ Long, cần phải quan tâm đến lợi ích của 4 thành phần như sau: Nhà nước, nhà quản lý điều hành, cộng đồng xã hội, và các tổ chức công nhận và bảo vệ Vịnh Hạ Long như UNESCO.
Thứ nhất, cần phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của Nhà nước, ở đây là Tỉnh Quảng Ninh hay Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long. Anh phải có một tầm nhìn chiến lược tầm quốc gia, thế giới chứ không phải là quy mô nhỏ. Đây là di sản thế giới, chứ không phải chỉ là di sản của Việt Nam nên tầm nhìn phải rộng.
Thứ hai, doanh nghiệp quản lý điều hành cần phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý khai thác du lịch, cơ sở hạ tầng, có tầm nhìn thế giới và nhất là phương án kinh doanh phù hợp và đặc thù cho Vịnh Hạ Long.
Doanh nghiệp phải chứng minh được sự đầu tư và quản lý của anh sẽ làm cho Vịnh Hạ Long nổi tiếng và thành công hơn về nhiều mặt như bảo vệ môi trường, kinh tế du lịch, v.v.
Thứ ba, các tổ chức xã hội, các nhóm bảo vệ quyền lợi của xã hội, cộng đồng, khách du lịch phải được tham khảo và có tiếng nói quan trọng, vì sự tham gia của họ trong tương lai là bảo đảm sự thành công của dự án.
Thư tư, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận và nhiều tổ chức thế giới ủng hộ nên cần có sự tham gia cố vấn và phản biện của họ. Chắc chắn không ai muốn UNESCO thu hồi sự công nhận này hay phản đối.
Tôi thấy tỉnh Quảng Ninh cần phải tìm được nhà tư vấn để chủ động nghiên cứu, đưa ra đề án, một đầu bài cho việc bảo vệ và phát triển di sản này.
Tỉnh có thể nhờ UNESCO, các tổ chức du lịch thế giới hay các nhà quản lý uy tín trên thế giới giúp đưa ra những tiêu chí chọn lựa nhà quản lý điều hành phù hợp với nhu cầu và đòi hỏi của 4 thành phần nêu trên.
- Ý ông là Quảng Ninh cần chủ động trong việc đưa ra đề án quản lý khai thác dịch vụ trên Vịnh Hạ Long thay vì giao cho doanh nghiệp xây dựng đề án như hiện nay?
Đúng, tôi cho rằng bây giờ Quảng Ninh cần có một “đầu bài’ riêng của tỉnh. Đầu bài đó phải có góp ý của UNESCO, của các tổ chức quốc tế, những nhà quản lý di sản quốc gia như tôi nói. Sau đó mới xem xét nhu cầu của tỉnh, của Việt Nam và Bitexco, Tuần Châu có phù hợp hay hài hòa hay không? Nếu khớp được 100% thì quá tốt. Còn không khớp chỗ nào thì cần phải ngồi lại, trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất một phương án.
Chuyện độc quyền khai thác hay quản lý nhiều năm không phải là vấn đề khó giải quyết hay đáng lo ngại vì hợp đồng nào cũng sẽ phải có những điều kiện ràng buộc chặt chẽ, các chế tài, điều chỉnh hay hủy hợp đồng.
» Quảng Ninh có đồng ý 'bán' Vịnh Hạ Long cho Bitexco?
» Bitexco muốn 'thâu tóm' Vịnh Hạ Long 50 năm
» Việt Nam lọt Top 20 quốc gia đẹp nhất thế giới
Hoàng Lan (thực hiện)
Sau Bitexco, tập đoàn Tuần Châu cũng đã gửi công văn tham gia đấu thầu quyền quản lý khai thác Vịnh Hạ Long. Cả hai tập đoàn này đều đề xuất với UBND tỉnh Quảng Ninh về việc muốn nhượng quyền quản lý du lịch Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long trong 50 năm với những chi phí đưa ra khá cụ thể.
Mặc dù được đánh giá là ý tưởng mới mẻ, mở đầu cho xu hướng hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển di sản thiên nhiên. Tuy nhiên, đề xuất của cả Bitexco và Tuần Châu đều đang gặp phải những phản ứng khá mạnh mẽ từ dư luận.
Không ít người tỏ ra lo lắng khi di sản thiên nhiên thế giới được giao cho doanh nghiệp tư nhân quản lý. Nhiều người cho rằng ở đây xuất hiện vấn đề “lợi ích nhóm”, rất có thể sẽ dẫn đến độc quyền, đẩy các loại phí tham quan, phí dịch vụ tăng cao.
Vịnh Hạ Long đang được khai thác không hiệu quả |
Xung quanh vấn đề này, PV VTC News đã phỏng vấn GS. Hà Tôn Vinh, người có hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động và làm việc tại châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu và Tây Phi trong lĩnh vực phát triển chiến lược kinh tế; quản lý, cải tổ và sáp nhập doanh nghiệp, đặc biệt trong các dự án tài chính cơ sở hạ tầng và hợp tác công tư của Ngân hàng Thế giới, ADB và Liên hiệp quốc.
- Ông đánh giá như thế nào về ý tưởng của UBND tỉnh Quảng Ninh muốn giao cho các doanh nghiệp tư nhân quyền quản lý khai thác Vịnh Hạ Long?
GS. Hà Tôn Vinh |
Đây không còn là chuyện lạ như nhiều người đang nhận xét.
Trên thế giới nhiều nước người ta đã làm thế rồi, hiệu quả rất cao.
Các dự án hay các dịch vụ công ích, như sân bay, cầu cảng, danh lam thắng cảnh, bưu điện, y tế… thường được tách rời ra khỏi trách nhiệm quản lý của Nhà nước và giao cho tư nhân tham gia xây dựng, quản lý và điều hành.
Nhà nước giám sát, thu phí, thuế, và được chia sẻ lợi nhuận.
Như thế bộ máy Nhà nước không phải cồng kềnh thêm mỗi khi có thêm dự án hay dịch vụ công ích mới và đặc biệt với sự nhạy bén và gần gũi thị trường, khu vực tư nhân thường làm tốt hơn, mang đến nhiều hiệu quả và tài chính hơn.
Trong một số dự án và thường trong giai đoạn đầu, sự hợp tác công tư (PPP) là bước đệm hay là mô hình bảo đảm sự hài hòa lợi ích và tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Vịnh Hạ Long là một kỳ quan thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận. Việc bảo tồn là chuyện hàng đầu và là trách nhiệm của Nhà nước.
Nhiều danh lam thắng cảnh, di tích bị nhiều nhóm lợi ích khai thác bừa bãi như một “con bò sữa” dưới chiêu bài phát triển kinh tế du lịch và địa phương dần dần không còn thu hút được du khách nữa.
Việc phát triển Vịnh Hạ Long thành một địa điểm du lịch quốc tế nổi tiếng, đáng tự hào của Việt Nam cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề hợp tác công tư hay giao như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất thì lại là việc phải tính toán, cân nhắc kỹ. Tôi tin rằng đây là quan điểm cũng quan tâm hàng đầu của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh.
- Nhiều ý kiến cho rằng với một di sản thiên nhiên vô giá như Vịnh Hạ Long thì không thể giao cho doanh nghiệp tư nhân như Bitexco hay Tuần Châu độc quyền khai thác. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Như tôi đã nói, việc giao cho khu vực tư nhân độc quyền quản lý hay khai thác, hay hợp tác công tư để bảo đảm sự hài hòa quyền lợi của xã hội, Nhà nước, doanh nghiệp… là chuyện hợp lý và đúng theo xu thế thế giới.
Việc quản lý Vịnh Hạ Long có thể là giao cho công ty nhà nước cấp quốc gia, hay công ty địa phương. Bitexco hay Tuần Châu hoặc một tổ chức có khả năng, chuyên môn và có một đề xuất, đề nghị hợp lý, đảm bảo được kết quả là rất tốt. Thậm chí đó có thể là công ty nước ngoài cũng được chứ không nhất thiết phải của Việt Nam.
- Vậy theo đánh giá của ông, tập đoàn Bitexco hay Tuần Châu có đủ năng lực để quản lý vào khai thác Vịnh Hạ Long?
Tôi không muốn đánh giá cụ thể về một doanh nghiệp nào và nhất là hai tập đoàn trên vì tôi chưa được xem đề xuất của họ. Theo tôi, để quản lý được một danh thắng mang tầm thế giới như Vịnh Hạ Long, cần phải quan tâm đến lợi ích của 4 thành phần như sau: Nhà nước, nhà quản lý điều hành, cộng đồng xã hội, và các tổ chức công nhận và bảo vệ Vịnh Hạ Long như UNESCO.
Thứ nhất, cần phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của Nhà nước, ở đây là Tỉnh Quảng Ninh hay Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long. Anh phải có một tầm nhìn chiến lược tầm quốc gia, thế giới chứ không phải là quy mô nhỏ. Đây là di sản thế giới, chứ không phải chỉ là di sản của Việt Nam nên tầm nhìn phải rộng.
Thứ hai, doanh nghiệp quản lý điều hành cần phải có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý khai thác du lịch, cơ sở hạ tầng, có tầm nhìn thế giới và nhất là phương án kinh doanh phù hợp và đặc thù cho Vịnh Hạ Long.
Doanh nghiệp phải chứng minh được sự đầu tư và quản lý của anh sẽ làm cho Vịnh Hạ Long nổi tiếng và thành công hơn về nhiều mặt như bảo vệ môi trường, kinh tế du lịch, v.v.
Thứ ba, các tổ chức xã hội, các nhóm bảo vệ quyền lợi của xã hội, cộng đồng, khách du lịch phải được tham khảo và có tiếng nói quan trọng, vì sự tham gia của họ trong tương lai là bảo đảm sự thành công của dự án.
Thư tư, Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận và nhiều tổ chức thế giới ủng hộ nên cần có sự tham gia cố vấn và phản biện của họ. Chắc chắn không ai muốn UNESCO thu hồi sự công nhận này hay phản đối.
Tôi thấy tỉnh Quảng Ninh cần phải tìm được nhà tư vấn để chủ động nghiên cứu, đưa ra đề án, một đầu bài cho việc bảo vệ và phát triển di sản này.
Tỉnh có thể nhờ UNESCO, các tổ chức du lịch thế giới hay các nhà quản lý uy tín trên thế giới giúp đưa ra những tiêu chí chọn lựa nhà quản lý điều hành phù hợp với nhu cầu và đòi hỏi của 4 thành phần nêu trên.
- Ý ông là Quảng Ninh cần chủ động trong việc đưa ra đề án quản lý khai thác dịch vụ trên Vịnh Hạ Long thay vì giao cho doanh nghiệp xây dựng đề án như hiện nay?
Đúng, tôi cho rằng bây giờ Quảng Ninh cần có một “đầu bài’ riêng của tỉnh. Đầu bài đó phải có góp ý của UNESCO, của các tổ chức quốc tế, những nhà quản lý di sản quốc gia như tôi nói. Sau đó mới xem xét nhu cầu của tỉnh, của Việt Nam và Bitexco, Tuần Châu có phù hợp hay hài hòa hay không? Nếu khớp được 100% thì quá tốt. Còn không khớp chỗ nào thì cần phải ngồi lại, trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất một phương án.
Chuyện độc quyền khai thác hay quản lý nhiều năm không phải là vấn đề khó giải quyết hay đáng lo ngại vì hợp đồng nào cũng sẽ phải có những điều kiện ràng buộc chặt chẽ, các chế tài, điều chỉnh hay hủy hợp đồng.
» Quảng Ninh có đồng ý 'bán' Vịnh Hạ Long cho Bitexco?
» Bitexco muốn 'thâu tóm' Vịnh Hạ Long 50 năm
» Việt Nam lọt Top 20 quốc gia đẹp nhất thế giới
Hoàng Lan (thực hiện)
Bình luận