Thông tin này được đưa ra trong cuộc họp của Ban chỉ đạo thương mại biên giới tuyến biên giới Việt-Trung hôm 22/7.
Báo cáo về kết quả hoạt động thương mại biên giới Việt – Trung 6 tháng đầu năm cho thấy, bất chấp những căng thẳng trên biển Đông, hoạt động thương mại với Trung Quốc vẫn ổn định.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm, tổng giá trị xuất nhập khẩu; mua bán, trao đổi hàng hóa qua tuyến biên giới đạt 8,59 tỷ USD. Trong đó, gạo là nông sản có giá trị xuất khẩu lớn nhất - khoảng 198 triệu USD (529.000 tấn).
Theo Ban chỉ đạo, 97% lượng gạo được xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, khu vực thí điểm xuất khẩu ở tỉnh Lào Cai. Vải tươi xuất khẩu đạt 96.385 tấn, trị giá 62,2 triệu USD; dưa hấu xuất khẩu đạt trên 152.600 tấn, trị giá 9,1 triệu USD…
Tổng giá trị xuất nhập khẩu trực tiếp qua tuyến biên giới 6 tháng đầu năm đạt 2,61 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ. Các tháng đều xuất siêu, tổng giá trị xuất siêu trong 6 tháng đạt 800 triệu USD, tăng 126% so với cùng kỳ năm 2013.
Giao thương Việt -Trung không bị tác động bởi căng thẳng trên biển Đông |
Tuy nhiên, đánh giá về mối quan hệ giao thương với Trung Quốc, Bộ Công Thương vẫn chỉ rõ, Việt Nam luôn gặp nhiều khó khăn khi “chơi” với bạn hàng khổng lồ này.
Lý do khiến giao thương với Trung Quốc luôn rình rập những nguy cơ bất ổn định là bởi chính sách về thương mại biên giới chưa được hoàn thiện có hệ thống đã ảnh hưởng đến việc quản lý và điều hành thương mại biên giới.
“Sự khác biệt về chính sách và biện pháp quản lý giữa Việt Nam và Trung Quốc nhiều lúc gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa, thậm chí còn bị phía bên kia lợi dụng, doanh nghiệp bị động”, Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết.
Không những thế, tại một số nơi trên biên giới, hàng hóa hợp pháp xuất xứ Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc mở tờ khai, làm thủ tục đầy đủ (hình thức chợ biên giới theo quan niệm của Trung Quốc), nhưng phía Trung Quốc yêu cầu chuyển tải sang xe biên mậu để nhập vào theo hình thức chợ biên giới, nhằm lợi dụng chính sách ưu đãi 8000 Nhân dân tệ/người/ngày. Cách làm này gây khó khăn, chậm trễ, bất tiện cho thông quan hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện nay tất cả các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới có hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới phía Việt Nam đều được bố trí đầy đủ lực lượng chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc chỉ coi hoạt động này là hoạt động của chợ biên giới, hoạt động mua bán trao đổi dân cư biên giới nên thường không có lực lượng chức năng quản lý hoặc chỉ có lực lượng biên phòng làm nhiệm vụ giám sát. Do vậy, trong một số trường hợp khi thấy tình hình hoạt động quá sôi động thì Trung Quốc lại tăng cường kiểm tra, giám sát khiến cho hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn.
Đáng chú ý, một số hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có tính mùa vụ như trái cây tươi như dưa hấu, vải thiều… còn xuất khẩu sang Trung Quốc theo hình thức đi chợ, có hợp đồng mua bán sẵn với đối tác Trung Quốc, tự tiện ồ ạt chở lên biên giới khi vào vụ, khiến khả năng thông quan của cửa khẩu không đáp ứng được, bị doanh nghiệp Trung Quốc lợi dụng ép giá, gây nên tình trạng ùn tắc tại khu vực cửa khẩu, làm thiệt hại về kinh tế.
Kịch bản đối phó
Để giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung, Ban chỉ đạo biên giới tuyến biên giới Việt – Trung đã đưa ra nhiều kế hoạch hành động.
Cụ thể, thiết lập kênh trao đổi thường xuyên, định kỳ và chặt chẽ giữa cơ quan thường trực ban chỉ đạo với cơ quan thường trực ban chỉ đạo các tỉnh, để kịp thời đề xuất hướng giải quyết những khó khăn, vướng mắc.
Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại ở khu vực biên giới Việt-Trung và tổ chức đoàn công tác liên ngành làm việc với các tỉnh biên giới Trung Quốc giáp với Việt Nam, nhằm đẩy mạnh hợp tác song phương, giải quyết các vấn đề còn vướng mắc.
Đồng thời, phối hợp trao đổi thông tin về thương mại biên giới với Trung Quốc về tình hình thị trường, doanh nghiệp, cơ chế, chính sách... để tiếp tục nâng tầm hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước.
Lý do khiến giao thương với Trung Quốc luôn rình rập những nguy cơ bất ổn định là bởi chính sách về thương mại biên giới chưa được hoàn thiện có hệ thống đã ảnh hưởng đến việc quản lý và điều hành thương mại biên giới.
“Sự khác biệt về chính sách và biện pháp quản lý giữa Việt Nam và Trung Quốc nhiều lúc gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa, thậm chí còn bị phía bên kia lợi dụng, doanh nghiệp bị động”, Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho biết.
Không những thế, tại một số nơi trên biên giới, hàng hóa hợp pháp xuất xứ Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc mở tờ khai, làm thủ tục đầy đủ (hình thức chợ biên giới theo quan niệm của Trung Quốc), nhưng phía Trung Quốc yêu cầu chuyển tải sang xe biên mậu để nhập vào theo hình thức chợ biên giới, nhằm lợi dụng chính sách ưu đãi 8000 Nhân dân tệ/người/ngày. Cách làm này gây khó khăn, chậm trễ, bất tiện cho thông quan hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện nay tất cả các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới có hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới phía Việt Nam đều được bố trí đầy đủ lực lượng chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành tạo điều kiện cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc chỉ coi hoạt động này là hoạt động của chợ biên giới, hoạt động mua bán trao đổi dân cư biên giới nên thường không có lực lượng chức năng quản lý hoặc chỉ có lực lượng biên phòng làm nhiệm vụ giám sát. Do vậy, trong một số trường hợp khi thấy tình hình hoạt động quá sôi động thì Trung Quốc lại tăng cường kiểm tra, giám sát khiến cho hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn.
Đáng chú ý, một số hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có tính mùa vụ như trái cây tươi như dưa hấu, vải thiều… còn xuất khẩu sang Trung Quốc theo hình thức đi chợ, có hợp đồng mua bán sẵn với đối tác Trung Quốc, tự tiện ồ ạt chở lên biên giới khi vào vụ, khiến khả năng thông quan của cửa khẩu không đáp ứng được, bị doanh nghiệp Trung Quốc lợi dụng ép giá, gây nên tình trạng ùn tắc tại khu vực cửa khẩu, làm thiệt hại về kinh tế.
Kịch bản đối phó
Để giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung, Ban chỉ đạo biên giới tuyến biên giới Việt – Trung đã đưa ra nhiều kế hoạch hành động.
Cụ thể, thiết lập kênh trao đổi thường xuyên, định kỳ và chặt chẽ giữa cơ quan thường trực ban chỉ đạo với cơ quan thường trực ban chỉ đạo các tỉnh, để kịp thời đề xuất hướng giải quyết những khó khăn, vướng mắc.
Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại ở khu vực biên giới Việt-Trung và tổ chức đoàn công tác liên ngành làm việc với các tỉnh biên giới Trung Quốc giáp với Việt Nam, nhằm đẩy mạnh hợp tác song phương, giải quyết các vấn đề còn vướng mắc.
Đồng thời, phối hợp trao đổi thông tin về thương mại biên giới với Trung Quốc về tình hình thị trường, doanh nghiệp, cơ chế, chính sách... để tiếp tục nâng tầm hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước.
» Trung Quốc không dễ gây hấn kinh tế với Việt Nam
» Có thể tạm đóng một số cửa khẩu Việt - Trung: Đã có kịch bản ứng phó?
» Cuộc chơi sòng phẳng, sao kinh tế Việt Nam phải 'thoát' Trung?
L.Uyên
Bình luận