• Zalo

Giáo sỹ bị cáo buộc 'giật dây' đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ kêu oan, đòi mở phiên tòa quốc tế

Thế giớiThứ Hai, 22/08/2016 07:46:00 +07:00 Google News

Fethullah Gulen, giáo sỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc âm mưu cuộc đảo chính vừa qua tại nước này lên tiếng kêu oan và yêu cầ một xét xử công bằng cho mình.

Nhằm minh oan cho mình, mới đây giáo sỹ Fethullah Gulen có bài viết thể hiện sự phẫn nộ vì bị cáo buộc 'giật dây' vụ đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ tháng 7 vừa qua.

giao sy

 Giáo sỹ Fethullah Gulen

Trong bài viết của mình, Gulen chia sẻ: "Tối 15/7, Thổ Nhĩ Kỳ trải qua một thảm họa lớn nhất trong lịch sử gần đây, đó là hành động khủng bố tồi tệ nhất xảy ra trên đất nước.

Người dân, những người nghĩ rằng thời đại của những can thiệp quân sự thật sự kết thúc đã cố gắng đứng lên chống lại cuộc nổi loạn để cứu nền dân chủ. Bản thân tôi lên án mạnh mẽ âm mưu cuộc đảo chính này.

Thật không may, chỉ 20 phút sau cuộc nổi dậy, trong khi những kẻ gây ra bạo lực còn chưa được xác định thì Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã chỉ định tôi là người phải chịu trách nhiệm.

Video xe tăng đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ cán người trên đường phố

Với tốc độ phạm tội được công bố, khi mà không có bất kỳ chi tiết, bất kỳ động cơ nào được tìm thấy những nghi vấn buộc phải được đặt ra.

Cáo buộc nhằm vào tôi, một nạn nhân của tất cả những cuộc đảo chính từ 50 năm qua. Tôi kiên quyết từ chối tất cả những cáo buộc chống lại mình.

17 năm qua, tôi sống ẩn dật trong một ngôi làng nhỏ ở Mỹ. Khẳng định rằng tôi có thể xúi đẩy quân đội thực hiện một cuộc đảo chính chống lại chính phủ của ông ở cách xa 10.000 km là vu khống.

Một xét xử công bằng

Không một ai, không phải tôi cũng không ai khác, ở trên luật pháp. Tôi mong rằng tất cả các thủ phạm đều bị kết án thích đáng trong khuôn khổ của một phiên tòa công bằng, bất kể họ gia nhập tổ chức nào.

Nhưng, kể từ tháng 10/2014, hệ thống tòa án nằm dưới sự bảo trợ của chính quyền. Vì thế, xác suất của việc xét xử công bằng là gần như bằng không.

Đó là lý do tại sao tôi kêu gọi thành lập một ủy ban quốc tế và thông báo rằng tôi sẽ chấp nhận các kết luận của ủy ban đó.

Thật không may, chính quyền muốn kết tội và trừng phạt tập thể hàng trăm nghìn người ủng hộ tôi. Nhưng 50 năm qua, những người ủng hộ đã không tham gia dù chỉ một lần các hoạt động có hành vi bạo lực".

Đây được xem là phản hồi mạnh mẽ nhất của giáo sỹ này với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ kể từ sau cuộc đảo chính quân sự thất bại ở nước này mà ông Gulen bị cho là người đứng sau, 'giật dây' từ Mỹ.

Trước đó, vào ngày 7/8, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim tuyên bố phải dẫn độ giáo sỹ Fethullah Gulen - người hiện đang sống ở Mỹ và bị cáo buộc âm mưu đảo chính về Ankara.

Vị này nhấn mạnh giáo sỹ Gulen là "khủng bố và cần phải trả giá cho những hành động của mình". Đây cũng được cho là động thái kiên quyết của Thổ nhằm dẫn độ ông Gulen.

P.V
Bình luận
vtcnews.vn