(VTC News) - Chỉ 1 ngày trước đêm chung kết Cuộc thi viết ứng dụng di động tương tác bằng giọng nói dành cho giới trẻ yêu công nghệ (S.M.A.C Challenge 2015), ban giám khảo đầy quyền lực của cuộc thi đã chính thức lộ diện.
Đó là những chuyên gia đình đám trong lĩnh vực công nghệ đến từ Google, Microsoft Việt Nam, Tập đoàn FPT, ĐH KHTN TP.HCM, và một nhân vật rất đặc biệt: “Giáo sư Xoay”.
Anh Đinh Tiến Dũng – Giám đốc sáng tạo, Truyền Hình FPT có lẽ là nhân vật được nhiều sinh viên chờ đợi nhất trong đêm chung kết sắp tới. Lối nói chuyện hóm hỉnh, thu hút cùng với hình ảnh “Giáo sư Cù Trọng Xoay” thân thuộc đã khiến anh Dũng trở thành “người quen” của nhiều gameshow, các cuộc thi lớn nhỏ trong cả vai trò giám khảo lẫn MC mà mới đây nhất là gameshow về trò chơi di động Bluebird Award 2015.
Được biết vào năm 2014, “Giáo sư Xoay” cũng tham gia S.M.A.C Challenge năm thứ 2 với vai trò giám khảo của vòng chung kết.
Có thể coi là dân “ngoại đạo” trong lĩnh vực công nghệ nhưng với góc nhìn, tư duy của một chuyên gia sáng tạo, anh đã đưa ra những đánh giá xác đáng trong mùa S.M.A.C Challenge năm ngoái.
“Giáo sư Cù Trọng Xoay” Đinh Tiến Dũng cho biết: “Nhìn cách các bạn mày mò, nghiên cứu, tôi tin tưởng sau này các bạn sẽ phát triển ra những sản phẩm có ích cho cuộc sống. Đây cũng là điều mà cuộc thi mong muốn”.
Năm nay, S.M.A.C Challenge 2015 thu hút rất nhiều ý tưởng, sản phẩm có tính ứng dụng cao theo xu hướng công nghệ mới của sinh viên CNTT cũng như giới trẻ yêu công nghệ. Hy vọng phần trình diễn của các đội thi sẽ làm hài lòng được vị “giáo sư” khó tính và “hay chặt chém” này.
Một vị giám khảo, một người thầy đã luôn đồng hành xuyên suốt cùng cuộc thi ngay từ những ngày đầu, đồng thời là giám khảo Vòng bán kết S.M.A.C Challenge 2015 khu vực phía Nam, PGS.TS Vũ Hải Quân ( Phó hiệu trưởng ĐH KHTN TP.HCM).
Là PGS trẻ của ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, anh là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu giao tiếp giữa máy tính và con người bằng tiếng nói, mà cụ thể là tiếng Việt.
Sản phẩm của anh đã đạt 02 giải thưởng Nhân tài Đất Việt với phần mềm tổng hợp Tiếng nói Phương Nam VOS và Hệ thống tổng đài trả lời tự động VIS.
Về cuộc thi S.M.A.C Challenge, anh cho biết bản thân thực sự bị bất ngờ và thuyết phục hoàn toàn sức sáng tạo của các bạn sinh viên.
“Công nghệ nhận dạng và tổng hợp tiếng nói là công nghệ giao tiếp chính trong tương lai giữa con người với các thiết bị thanh minh. Kết quả cuộc thi với mỗi em có thể sẽ là những bước đi đầu tiên trên con đường chinh phục và làm chủ công nghệ để sáng tạo ra những sản phẩm của người Việt và phục vụ người Việt”, PGS Quân nói.
PGS.TS Vũ Hải Quân tốt nghiệp Cử nhân (năm 1996) và Thạc sĩ (năm 2000) tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM; nhận bằng Tiến sĩ ngành Khoa học Máy tính tại trường ĐH Trento, Italy (năm 2004); Học bổng sau Tiến sĩ tại trường ĐH Leuven, Vương quốc Bỉ (2005-2006). Hiện anh cũng đang là Trưởng phòng thí nghiệm Trí tuệ Nhân tạo AILab, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGTP.HCM.
Một thành viên khác của ban giám khảo S.M.A.C Challenge 2015, anh Lê Hồng Việt, vị tân Giám đốc công nghệ của Tập đoàn FPT.
Gia nhập FPT từ năm 2005 sau khi tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Công nghệ phần mềm, Đại học Sydney (Australia), anh Việt đã tham gia nhiều “trận đánh lớn” của Công ty phần mềm FPT trước khi chính thức đảm nhận vai trò Giám đốc công nghệ Tập đoàn FPT từ 1/11 vừa qua.
Chia sẻ tại hội thảo S.M.A.C Challenge năm nay, anh Việt cho biết, các chuyên gia công nghệ FPT đã tạo điều kiện tối đa với việc đưa ra nhiều sản phẩm công nghệ mình đang sở hữu để hỗ trợ các bạn sinh viên, đặc biệt là công nghệ tổng hợp giọng nói TTS (text-to-speech).
“Về lâu dài, FPT dự kiến sẽ đưa được các nền tảng (platform) về công nghệ để cộng đồng có thể phát triển hoặc sử dụng, tận dụng được hạ tầng, công nghệ lõi của tập đoàn”.
Đồng hành cùng với các giám khảo Đinh Tiến Dũng, Vũ Hải Quân, Lê Hồng Việt còn có anh Nguyễn Francis Tuấn Anh – Giám đốc truyền bá công nghệ và phát triển ứng dụng Microsoft Việt Nam và vị giám khảo nữ duy nhất, chị Nguyễn Phương Anh – Giám đốc Tiếp thị, Google Việt Nam.
Vân Anh
Đó là những chuyên gia đình đám trong lĩnh vực công nghệ đến từ Google, Microsoft Việt Nam, Tập đoàn FPT, ĐH KHTN TP.HCM, và một nhân vật rất đặc biệt: “Giáo sư Xoay”.
"Giáo sư Xoay" Đinh Tiến Dũng sẽ là 1 trong 5 giám khảo của cuộc thi |
Được biết vào năm 2014, “Giáo sư Xoay” cũng tham gia S.M.A.C Challenge năm thứ 2 với vai trò giám khảo của vòng chung kết.
Có thể coi là dân “ngoại đạo” trong lĩnh vực công nghệ nhưng với góc nhìn, tư duy của một chuyên gia sáng tạo, anh đã đưa ra những đánh giá xác đáng trong mùa S.M.A.C Challenge năm ngoái.
“Giáo sư Cù Trọng Xoay” Đinh Tiến Dũng cho biết: “Nhìn cách các bạn mày mò, nghiên cứu, tôi tin tưởng sau này các bạn sẽ phát triển ra những sản phẩm có ích cho cuộc sống. Đây cũng là điều mà cuộc thi mong muốn”.
Năm nay, S.M.A.C Challenge 2015 thu hút rất nhiều ý tưởng, sản phẩm có tính ứng dụng cao theo xu hướng công nghệ mới của sinh viên CNTT cũng như giới trẻ yêu công nghệ. Hy vọng phần trình diễn của các đội thi sẽ làm hài lòng được vị “giáo sư” khó tính và “hay chặt chém” này.
PGS.TS Vũ Hải Quân ( Phó hiệu trưởng ĐH KHTN TP.HCM). |
Một vị giám khảo, một người thầy đã luôn đồng hành xuyên suốt cùng cuộc thi ngay từ những ngày đầu, đồng thời là giám khảo Vòng bán kết S.M.A.C Challenge 2015 khu vực phía Nam, PGS.TS Vũ Hải Quân ( Phó hiệu trưởng ĐH KHTN TP.HCM).
Là PGS trẻ của ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, anh là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu giao tiếp giữa máy tính và con người bằng tiếng nói, mà cụ thể là tiếng Việt.
Sản phẩm của anh đã đạt 02 giải thưởng Nhân tài Đất Việt với phần mềm tổng hợp Tiếng nói Phương Nam VOS và Hệ thống tổng đài trả lời tự động VIS.
Về cuộc thi S.M.A.C Challenge, anh cho biết bản thân thực sự bị bất ngờ và thuyết phục hoàn toàn sức sáng tạo của các bạn sinh viên.
“Công nghệ nhận dạng và tổng hợp tiếng nói là công nghệ giao tiếp chính trong tương lai giữa con người với các thiết bị thanh minh. Kết quả cuộc thi với mỗi em có thể sẽ là những bước đi đầu tiên trên con đường chinh phục và làm chủ công nghệ để sáng tạo ra những sản phẩm của người Việt và phục vụ người Việt”, PGS Quân nói.
PGS.TS Vũ Hải Quân tốt nghiệp Cử nhân (năm 1996) và Thạc sĩ (năm 2000) tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM; nhận bằng Tiến sĩ ngành Khoa học Máy tính tại trường ĐH Trento, Italy (năm 2004); Học bổng sau Tiến sĩ tại trường ĐH Leuven, Vương quốc Bỉ (2005-2006). Hiện anh cũng đang là Trưởng phòng thí nghiệm Trí tuệ Nhân tạo AILab, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGTP.HCM.
Anh Lê Hồng Việt, Giám đốc công nghệ Tập đoàn FPT. |
Gia nhập FPT từ năm 2005 sau khi tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành Công nghệ phần mềm, Đại học Sydney (Australia), anh Việt đã tham gia nhiều “trận đánh lớn” của Công ty phần mềm FPT trước khi chính thức đảm nhận vai trò Giám đốc công nghệ Tập đoàn FPT từ 1/11 vừa qua.
Chia sẻ tại hội thảo S.M.A.C Challenge năm nay, anh Việt cho biết, các chuyên gia công nghệ FPT đã tạo điều kiện tối đa với việc đưa ra nhiều sản phẩm công nghệ mình đang sở hữu để hỗ trợ các bạn sinh viên, đặc biệt là công nghệ tổng hợp giọng nói TTS (text-to-speech).
“Về lâu dài, FPT dự kiến sẽ đưa được các nền tảng (platform) về công nghệ để cộng đồng có thể phát triển hoặc sử dụng, tận dụng được hạ tầng, công nghệ lõi của tập đoàn”.
Đồng hành cùng với các giám khảo Đinh Tiến Dũng, Vũ Hải Quân, Lê Hồng Việt còn có anh Nguyễn Francis Tuấn Anh – Giám đốc truyền bá công nghệ và phát triển ứng dụng Microsoft Việt Nam và vị giám khảo nữ duy nhất, chị Nguyễn Phương Anh – Giám đốc Tiếp thị, Google Việt Nam.
Vân Anh
Bình luận