(VTC News) - GS.TS. Park Sung Joo Phó chủ tịch của trường KAIST (Hàn Quốc) đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong đổi mới, sáng tạo đổi với các bạn trẻ và doanh nghiệp ở Việt Nam.
Giáo sư Park Jung Soo đã truyền cảm hứng cho rất nhiều doanh nghiệp trẻ và các bạn trẻ tại hội thảo “Ứng dụng sáng tạo trong quản trị - Xu hướng tại Châu Á” .
Giáo sư Park Jung Soo hiện là Phó chủ tịch HĐQT trường đại học KAIST. Tại hội thảo, GS. TS. Park Sung Joo sẽ bật mí những Bí quyết sáng tạo thành công của các Tập đoàn Toyota, Samsung và Lenovo.
Câu chuyện của ông sẽ đi từ bối cảnh kinh tế và tình hình kinh doanh tại Châu Á trong thế kỷ 21, nguồn gốc sự đổi mới dẫn đến những tăng trưởng thần kỳ của các quốc gia toàn cầu tại Châu Á như Toyota (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc) và Lenovo (Trung Quốc).
Ngày này cách đây 2 năm, Thomas L.Friedman từng chia sẻ trong 1 buổi hội thảo do FSB tổ chức, về câu chuyện “Thế giới phẳng”. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của vị chuyên gia người Hàn Quốc, ông có những đánh giá rất khác biệt.
“Theo tôi, thế giới này không phẳng, hiển nhiên rồi, thế giới này hình cầu. Thế giới của các nền văn hóa. Còn thế giới Internet mới là phẳng. Thomas có lẽ đã cố tình dẫn dắt sai bằng cách nói rằng thế giới phẳng, hoặc đấy chỉ là một chiêu làm marketing, gây sốc cho người nghe mà thôi”, GS Park Jung Soo bày tỏ quan điểm.
Vị giáo sư này cho rằng đã có nhiều sự đổi mới sáng tạo thành công, cũng đã có nhiều công ty đổi mới thành công tại Châu Á, đến nỗi rất nhiều quốc gia ở phương Tây phải bất ngờ trước sự thành công thần kỳ tại các quốc gia Châu Á này.
“Sự sáng tạo đối với lịch sử loài người, có lẽ bắt đầu từ việc tìm ra lửa, các công cụ lao động, thức ăn, cao hơn là nền giáo dục, kiến tạo nên các công ty, tất cả đều là quá trình sáng tạo”, ông Park Jung Soo nói.
Nền nông nghiệp khởi nguồn từ 10.000 năm trước công nguyên ở khu vực Trung Đông đối với lúa gạo, và khoảng 6.000 năm trước công nguyên với lúa mì.
“Con người không phải là những sinh vật duy nhất khám phá ra việc làm nông. Lũ kiến đã biết cách gieo trồng nấm trên lá để lấy thức ăn từ cách đây khoảng 50 triệu năm, vượt xa so với sức tưởng tượng của chúng ta.
Đàn ông bận săn bắn, còn phụ nữ cứu thế giới loài người bằng cách tạo ra ngành nông nghiệp. Sau đó, con người phát hiện ra rằng thức ăn nóng sẽ ngon hơn, và chúng ta cần phải có lửa”, vị giáo sư nổi tiếng này chia sẻ.
Ban đầu, loài người dùng những nguồn lửa tự nhiên, nhưng ngọn lửa này không hiệu quả, cần phải có thứ để giữ lửa, từ đó, bếp lửa ra đời, kéo theo đó là những dụng cụ nấu ăn. Tương tự như vậy, người ta tình cờ phát hiện bánh mì lên men ngon hơn hẳn bánh mì không lên men. Cùng theo cách đó, mì sợi ra đời.
“Nhiều người tưởng rằng người Ý phát minh ra mì sợi, nhưng thực ra nó bắt đầu từ Trung Đông, sang Trung Quốc từ khoảng 4.000 năm trước, sau đó mới đến người Ý. Mì quan trọng đối với cuộc sống loài người là nó có thể lưu trữ khô, mang đi dễ dàng, dùng làm thức ăn nhanh. Có người nói rằng, nếu không có ai đó phát minh ra mì, 1 nửa thế giới này có lẽ đã chết đói. Như vậy, sứ mệnh những sáng tạo của thức ăn, đó là vì mục đích tồn tại của loài người”, GS Park Jung Soo bật mí.
Khi GS Park hỏi sinh viên về những sản phẩm sáng tạo tiêu biểu nhất, các bạn ấy nghĩ ngay đến điện thoại thông minh, máy tính bảng, truyền hình, ô tô, và điều hòa nhiệt độ.
“Nếu không có phát minh về điều hòa, Singapore sẽ chỉ là một làng chài nhỏ. Sản phẩm này đã thay đổi toàn bộ nền kinh tế Singapore”, vị giáo sư Hàn Quốc nói.
Trong những công ty sáng tạo nổi bật, trên thế giới, ông Park nghĩ đến đầu tiên là Apple còn tại Việt Nam là FPT.
Tuy nhiên, GS Park cũng lấy ra ví dụ về những công ty tiên phong như Bendix (máy giặt), MITS (máy tính), RCA (TV màu), Pieper (ô tô), Saerom (Dialpad) (VoIP), Saehan (Máy nghe nhạc), Cyworld (mạng xã hội), Blackberry (điện thoại thông minh)… Những công ty này hầu hết đều đã biến mất hoặc trở nên mờ nhạt.
“Liệu có phải ra thị trường đầu tiên, thất bại đầu tiên?”, GS Park đặt câu hỏi.
Vì vậy, ông Park cho rằng ngoài chiến lược đổi mới (Innovation Strategy) thì Quản trị đổi mới (Innovation Management) đóng vai trò quan trọng. Chỉ đổi mới không thì không đảm bảo cho thành công.
GS Park cho rằng sáng tạo không phải là tạo ra vật mới, mà là làm một điều gì đó theo cách mới.
“Đó là sự thay đổi nhưng phải tạo ra giá trị, khác với những thay đổi vô nghĩa. Sáng tạo thường bắt đầu từ một ý tưởng bất ngờ, vô tình, nhiều khi chỉ là do may mắn. Sáng tạo cũng cần môi trường bổ trợ để thành công. Về cơ bản, động lực của sáng tạo, đó là để “sống sót”. Đối với cuộc sống, cũng như trong kinh doanh", GS Park nói.
Bên cạnh đó, phải giải quyết vấn đề “bền vững”. Để bền vững, phải có chiến lược và quản trị sự đổi mới.
Có thể coi sáng tạo bao gồm 2 thành tố, phát minh và khai thác. Đây là chìa khóa cho những sản phẩm thành công, và cũng là chìa khóa của sự tồn tại.
Sự mô phỏng, bắt chước trong sáng tạo không phải là xấu. Đó chính là khởi nguồn của sáng tạo.
« Giống như một đứa trẻ, việc đầu tiên nó làm là bắt chước, sau đó học hỏi, nó nằm trong phần bản năng của loài người. Nói rộng hơn, trong lịch sử, sự chuyển giao, chính là bắt chước. Ai đó sáng tạo ra, chuyển giao cho nhiều người hơn và lan tỏa toàn thế giới. Bí quyết ở chỗ, ai đó đã rất tài tình trong việc tạo ra thêm giá trị gia tăng cho một ý tưởng cũ để tạo ra một thứ mới chất lượng hơn », ông Park chia sẻ thêm.
Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của Châu Á. Đây đang là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Nhiều công ty Châu Á từ vai trò các công ty “theo đuôi” đã trở thành những tập đoàn dẫn đầu thế giới.
Trong số các công ty Top 500 Fortune, có đến 1/3 số công ty đến từ Châu Á, hầu hết là từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong đó, ví dụ về 3 công ty Toyota (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc) và Lenovo (TQ) thể hiện rõ điều này.
"Toyota có TPS – Hệ thống sản xuất của Toyota cực kỳ hiệu quả. Hệ thống này bao gồm 2 cấu phần: Sản xuất tức thời (lấy ý tưởng từ hệ thống siêu thị của Mỹ) và Tự động hóa. Ngay khi một sản phẩm trên kệ được mua, một sản phẩm khác thay thế ngay lập tức. Điều này làm giảm thiểu sự lãng phí.
Nhiều công ty cố gắng bắt chước chiến lược của Toyota nhưng không thành công. Nhân tố bí ẩn ở đây chính là phần mềm cực kỳ chính xác, khắt khe nhưng dễ thích ứng, tôn trọng con người.
Samsung dẫn đầu với khá nhiều dòng sản phẩm. Bí quyết của họ chính là tốc độ. Các sản phẩm được đưa ra liên hoàn theo đường cong hàm mũ. Trong kinh doanh, chúng ta phải là người đầu tiên để gặt hái được nhiều lợi nhuận nhất trên thị trường. Đó là cách mà Samsung đã làm.
Lenovo là nhà sản xuất máy tính nổi tiếng hàng đầu thế giới. Họ đã tạo ra 1 vụ mua bán sáp nhập thành công khi mua lại IBM. Ở đây có nguồn gốc sáng tạo đến từ văn hóa, đó là việc cân bằng hài hòa giữa nền văn hóa phương tây và phương đông trong một công ty đa quốc gia", GS Park phân tich.
Tuy nhiên, vị giáo sư này cho rằng khó có công ty nào có thể bắt chước hay lặp lại một cách thành công những sách tạo của Toyota, Samsung hay Lenovo.
“ Không có mô hình nào cho mọi công ty, do đó, mỗi công ty nên có một con đường phù hợp với mình, với văn hóa doanh nghiệp, văn hóa Việt Nam", GS Park đưa lời khuyên.
Phạm Thịnh
Giáo sư Park Jung Soo đã truyền cảm hứng cho rất nhiều doanh nghiệp trẻ và các bạn trẻ tại hội thảo “Ứng dụng sáng tạo trong quản trị - Xu hướng tại Châu Á” .
Giáo sư Park Jung Soo hiện là Phó chủ tịch HĐQT trường đại học KAIST. Tại hội thảo, GS. TS. Park Sung Joo sẽ bật mí những Bí quyết sáng tạo thành công của các Tập đoàn Toyota, Samsung và Lenovo.
Giáo sư Park Jung Soo đã truyền cảm hứng cho rất nhiều doanh nghiệp trẻ và các bạn trẻ tại hội thảo “Ứng dụng sáng tạo trong quản trị - Xu hướng tại Châu Á” . |
Ngày này cách đây 2 năm, Thomas L.Friedman từng chia sẻ trong 1 buổi hội thảo do FSB tổ chức, về câu chuyện “Thế giới phẳng”. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của vị chuyên gia người Hàn Quốc, ông có những đánh giá rất khác biệt.
“Theo tôi, thế giới này không phẳng, hiển nhiên rồi, thế giới này hình cầu. Thế giới của các nền văn hóa. Còn thế giới Internet mới là phẳng. Thomas có lẽ đã cố tình dẫn dắt sai bằng cách nói rằng thế giới phẳng, hoặc đấy chỉ là một chiêu làm marketing, gây sốc cho người nghe mà thôi”, GS Park Jung Soo bày tỏ quan điểm.
Vị giáo sư này cho rằng đã có nhiều sự đổi mới sáng tạo thành công, cũng đã có nhiều công ty đổi mới thành công tại Châu Á, đến nỗi rất nhiều quốc gia ở phương Tây phải bất ngờ trước sự thành công thần kỳ tại các quốc gia Châu Á này.
“Sự sáng tạo đối với lịch sử loài người, có lẽ bắt đầu từ việc tìm ra lửa, các công cụ lao động, thức ăn, cao hơn là nền giáo dục, kiến tạo nên các công ty, tất cả đều là quá trình sáng tạo”, ông Park Jung Soo nói.
Nền nông nghiệp khởi nguồn từ 10.000 năm trước công nguyên ở khu vực Trung Đông đối với lúa gạo, và khoảng 6.000 năm trước công nguyên với lúa mì.
“Con người không phải là những sinh vật duy nhất khám phá ra việc làm nông. Lũ kiến đã biết cách gieo trồng nấm trên lá để lấy thức ăn từ cách đây khoảng 50 triệu năm, vượt xa so với sức tưởng tượng của chúng ta.
Đàn ông bận săn bắn, còn phụ nữ cứu thế giới loài người bằng cách tạo ra ngành nông nghiệp. Sau đó, con người phát hiện ra rằng thức ăn nóng sẽ ngon hơn, và chúng ta cần phải có lửa”, vị giáo sư nổi tiếng này chia sẻ.
Ban đầu, loài người dùng những nguồn lửa tự nhiên, nhưng ngọn lửa này không hiệu quả, cần phải có thứ để giữ lửa, từ đó, bếp lửa ra đời, kéo theo đó là những dụng cụ nấu ăn. Tương tự như vậy, người ta tình cờ phát hiện bánh mì lên men ngon hơn hẳn bánh mì không lên men. Cùng theo cách đó, mì sợi ra đời.
“Nhiều người tưởng rằng người Ý phát minh ra mì sợi, nhưng thực ra nó bắt đầu từ Trung Đông, sang Trung Quốc từ khoảng 4.000 năm trước, sau đó mới đến người Ý. Mì quan trọng đối với cuộc sống loài người là nó có thể lưu trữ khô, mang đi dễ dàng, dùng làm thức ăn nhanh. Có người nói rằng, nếu không có ai đó phát minh ra mì, 1 nửa thế giới này có lẽ đã chết đói. Như vậy, sứ mệnh những sáng tạo của thức ăn, đó là vì mục đích tồn tại của loài người”, GS Park Jung Soo bật mí.
Khi GS Park hỏi sinh viên về những sản phẩm sáng tạo tiêu biểu nhất, các bạn ấy nghĩ ngay đến điện thoại thông minh, máy tính bảng, truyền hình, ô tô, và điều hòa nhiệt độ.
“Nếu không có phát minh về điều hòa, Singapore sẽ chỉ là một làng chài nhỏ. Sản phẩm này đã thay đổi toàn bộ nền kinh tế Singapore”, vị giáo sư Hàn Quốc nói.
Trong những công ty sáng tạo nổi bật, trên thế giới, ông Park nghĩ đến đầu tiên là Apple còn tại Việt Nam là FPT.
Các vị diễn giả chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu với các bạn trẻ và doanh nghiệp trẻ Việt Nam |
Tuy nhiên, GS Park cũng lấy ra ví dụ về những công ty tiên phong như Bendix (máy giặt), MITS (máy tính), RCA (TV màu), Pieper (ô tô), Saerom (Dialpad) (VoIP), Saehan (Máy nghe nhạc), Cyworld (mạng xã hội), Blackberry (điện thoại thông minh)… Những công ty này hầu hết đều đã biến mất hoặc trở nên mờ nhạt.
“Liệu có phải ra thị trường đầu tiên, thất bại đầu tiên?”, GS Park đặt câu hỏi.
Vì vậy, ông Park cho rằng ngoài chiến lược đổi mới (Innovation Strategy) thì Quản trị đổi mới (Innovation Management) đóng vai trò quan trọng. Chỉ đổi mới không thì không đảm bảo cho thành công.
GS Park cho rằng sáng tạo không phải là tạo ra vật mới, mà là làm một điều gì đó theo cách mới.
“Đó là sự thay đổi nhưng phải tạo ra giá trị, khác với những thay đổi vô nghĩa. Sáng tạo thường bắt đầu từ một ý tưởng bất ngờ, vô tình, nhiều khi chỉ là do may mắn. Sáng tạo cũng cần môi trường bổ trợ để thành công. Về cơ bản, động lực của sáng tạo, đó là để “sống sót”. Đối với cuộc sống, cũng như trong kinh doanh", GS Park nói.
Bên cạnh đó, phải giải quyết vấn đề “bền vững”. Để bền vững, phải có chiến lược và quản trị sự đổi mới.
Có thể coi sáng tạo bao gồm 2 thành tố, phát minh và khai thác. Đây là chìa khóa cho những sản phẩm thành công, và cũng là chìa khóa của sự tồn tại.
Sự mô phỏng, bắt chước trong sáng tạo không phải là xấu. Đó chính là khởi nguồn của sáng tạo.
« Giống như một đứa trẻ, việc đầu tiên nó làm là bắt chước, sau đó học hỏi, nó nằm trong phần bản năng của loài người. Nói rộng hơn, trong lịch sử, sự chuyển giao, chính là bắt chước. Ai đó sáng tạo ra, chuyển giao cho nhiều người hơn và lan tỏa toàn thế giới. Bí quyết ở chỗ, ai đó đã rất tài tình trong việc tạo ra thêm giá trị gia tăng cho một ý tưởng cũ để tạo ra một thứ mới chất lượng hơn », ông Park chia sẻ thêm.
Thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của Châu Á. Đây đang là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Nhiều công ty Châu Á từ vai trò các công ty “theo đuôi” đã trở thành những tập đoàn dẫn đầu thế giới.
Trong số các công ty Top 500 Fortune, có đến 1/3 số công ty đến từ Châu Á, hầu hết là từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong đó, ví dụ về 3 công ty Toyota (Nhật Bản), Samsung (Hàn Quốc) và Lenovo (TQ) thể hiện rõ điều này.
"Toyota có TPS – Hệ thống sản xuất của Toyota cực kỳ hiệu quả. Hệ thống này bao gồm 2 cấu phần: Sản xuất tức thời (lấy ý tưởng từ hệ thống siêu thị của Mỹ) và Tự động hóa. Ngay khi một sản phẩm trên kệ được mua, một sản phẩm khác thay thế ngay lập tức. Điều này làm giảm thiểu sự lãng phí.
Nhiều công ty cố gắng bắt chước chiến lược của Toyota nhưng không thành công. Nhân tố bí ẩn ở đây chính là phần mềm cực kỳ chính xác, khắt khe nhưng dễ thích ứng, tôn trọng con người.
Samsung dẫn đầu với khá nhiều dòng sản phẩm. Bí quyết của họ chính là tốc độ. Các sản phẩm được đưa ra liên hoàn theo đường cong hàm mũ. Trong kinh doanh, chúng ta phải là người đầu tiên để gặt hái được nhiều lợi nhuận nhất trên thị trường. Đó là cách mà Samsung đã làm.
Lenovo là nhà sản xuất máy tính nổi tiếng hàng đầu thế giới. Họ đã tạo ra 1 vụ mua bán sáp nhập thành công khi mua lại IBM. Ở đây có nguồn gốc sáng tạo đến từ văn hóa, đó là việc cân bằng hài hòa giữa nền văn hóa phương tây và phương đông trong một công ty đa quốc gia", GS Park phân tich.
Tuy nhiên, vị giáo sư này cho rằng khó có công ty nào có thể bắt chước hay lặp lại một cách thành công những sách tạo của Toyota, Samsung hay Lenovo.
“ Không có mô hình nào cho mọi công ty, do đó, mỗi công ty nên có một con đường phù hợp với mình, với văn hóa doanh nghiệp, văn hóa Việt Nam", GS Park đưa lời khuyên.
Phạm Thịnh
Bình luận