• Zalo

Giao lưu trực tuyến: “Bệnh văn phòng: nguy cơ, phòng ngừa và điều trị”

Sức khỏeThứ Hai, 21/09/2015 09:51:00 +07:00Google News

benh van phong,Người làm việc văn phòng có nguy cơ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống lưng, thậm chí mắc những bệnh về tiêu hóa như dạ dày, đại tràn

(VTC News) – Người làm việc văn phòng có nguy cơ mắc các bệnh văn phòng như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống lưng, thậm chí mắc những bệnh về tiêu hóa như dạ dày, đại tràng chỉ vì ngồi nhiều, ít vận động và ăn uống không điều độ, hay căng thẳng thần kinh.

Đứng trước những căn bệnh này, nhiều người không khỏi băn khoăn làm sao để ngăn chặn hay đối phó với bệnh tật.

Trong cuộc giao lưu trực tuyến: “Bệnh văn phòng: Nguy cơ, phòng ngừa và điều trị”, các chuyên gia sẽ trả lời những thắc mắc của độc giả về các bệnh văn phòng như bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống lưng, đốt sống cổ, gút, dạ dày, đại tràng.

Độc giả  có câu hỏi xin gửi mail về: [email protected] để giao lưu trực tuyến với các chuyên gia, bác sỹ về cách phòng chống các bệnh văn phòng.

Chuyên gia tham gia giao lưu: Lương y Phạm Cao Sơn, HV hội Đông y Việt Nam.
Nội dung cuộc giao lưu:

Trần Vân Anh, 35 tuổi, Đống Đa, Hà Nội:
Tôi hay phải ngồi nhiều, phần cổ và 2 bên vai rất đau, xin chuyên gia biết lý do tại sao?

Lương y Phạm  Cao Sơn: Thưa bệnh nhân và quý độc giả đang theo dõi chương trình, anh/chị làm phải làm công việc văn phòng hoặc một nghề nghiệp hay phải ngồi cố định trong công ty, cơ quan, xí nghiệp đau vai gáy, mỏi vai gáy là một căn bệnh phổ biến, thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, già trẻ trai gái.

Bệnh không có gì nguy hiểm nhưng lại gây ra sự khó chịu làm suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến công việc lao động, học tập, công tác, hiệu quả công việc văn phòng bị ảnh hưởng, đều do chính mình ngồi sai tư thế hoặc chỉ có một tư thế nhưng hàng ngày cứ lặp đi lặp lại nhiều lần từ sáng đến tối hoặc từ tối tới sáng.

Bệnh này đau nhiều ở người trưởng thành hoặc cao tuổi hơn. Đau vai có thể do thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa sống cổ, viêm khớp vai, thoái hóa hoặc do môi trường làm việc 4 mùa nóng lạnh.

Đông y hay gọi “phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa” thừa cơ con người suy yếu, tấu lý, sơ hở mà xâm nhập vào cơ thể.

Lời khuyên tập thể dục phần cổ nhẹ nhàng, tay, cúi thở thay đổi tư thế làm việc, ngồi ngay ngắn, tạo ra một phong cách lao động thoải mái để sống vui, sống khỏe, hiệu quả công việc cao và cổ, đầu không bị gò bó. Từ đó, có thể tránh được nhiều căn bệnh văn phòng.

Đinh  Thu Hằng, 42 tuổi, Sơn Tây, Hà Nội:
Tôi làm việc ở cơ quan, tối về còn làm thêm công việc kế toán trên máy tính. Tôi hay bị đau lưng, đặc biệt phần thắt lưng, liệu tôi có bị thoái hóa đốt sống lưng không? Nếu bị thoái hóa, Đông y có phương pháp nào để điều trị? Tôi xin cảm ơn.

Lương y Phạm  Cao Sơn: Anh hay chị cũng như quý vị theo dõi chương trình cũng biết bệnh nghề nghiệp ta thường gọi là đúng. Những người công tác ở văn phòng hoặc những người làm công nhân trong các xí nghiệp sản xuất thủ công nghiệp như may mặc.. do đặc thù nghề nghiệp thường xuyên ngồi trên ghế hoặc chỉ ngồi một chỗ do một ngày ngồi nhiều giờ, ngồi nhiều ngày nhiều tháng, nhiều năm… người lao động do cường độ đầu, cổ quay đi quay lại nhiều lần, lúc nghiêng phải, nghiêng trái, trước sau nhưng tập trung thần kinh cao độ cho công việc, quên mất tư thế.

Vì vậy  7 đốt sống cổ dễ bị cong vẹo, lệch, rất có thể bị thoái hóa. Theo kinh nghiệm, trên 50% nữ giới từ 49 tuổi, nam 56 tuổi bị thoái hóa hoặc nặng hơn là cong vẹo đốt sống cổ, sống lưng. Phụ nữ lúc đó đã tiền mãn kinh, do lao động nhiều năm, tuổi tác, lao động, bệnh mỗi ngày đau mãn.

Hướng điều trị thuốc đông y, dược vật đã chữa trị hiệu quả từ ngàn xưa có từ thời danh y Tuệ Tĩnh thế kỷ 14, Hải thượng Lãn ông thế kỷ 18.

Nhiều bài thuốc cổ phương ta dùng lâu đời, các vị thuốc thảo dược, dược vật, thày thuốc đã chọn lọc, chữa trị hiệu quả cao, an toàn, không tác dụng phụ.

Đến nay, là xu hướng chọn lọc, bào chế, chiết xuất qua máy móc hiện đại vẫn đủ hoạt chất, số lượng ít, tiện sử dụng, hiệu quả sử dụng cao.

Những bệnh nhân có hoàn cảnh cô đơn, khó khăn, không nơi nương tựa, mà mắc căn bệnh thoái hóa xương khớp, phong tê thấp, viêm đa khớp dạng thấp, các chứng đau gân xương này, xin liên hệ trực tiếp với lương y Phạm Cao Sơn (04.62928048. 0985.014.859). Tôi sẽ để khám, chữa bệnh miễn phí và tặng thuốc.

 
Nga, Lý Thái Tổ, Hà Nội: Tôi 35 tuổi, rất hay bị chóng mặt, đau đầu, mỏi cổ, liệu có phải tôi bị thiếu máu? Tôi có thể sử dụng loại thảo dược nào giúp sức khỏe tôi được cải thiện?

Lương y Phạm  Cao Sơn:  Thông thường, tuổi 35 rất mạnh khỏe, riêng chị/anh lại bị chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, mỏi cổ, chắc chắn sẽ có bệnh lý về xương khớp ở đốt sống cổ như thoái hóa, vôi hóa, cong vẹo, lệch hoặc thoát vị nhẹ hoặc giảm đường cong sinh lý đốt sống cổ, hẹp khe khớp, chắc chắn là thiếu máu lên não.

Theo kinh nghiệm, cho thấy não bộ con người chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng tiêu thụ oxy và máu lượng chiếm tới 20% tổng lượng của toàn cơ thể.

Có thể phần nhiều là do bệnh lý, viêm vôi hóa thoái hóa, xẹp đốt sống cổ, ép chèn lên động mạch, đốt sống thân nền làm giảm dòng máu vận động lên não hoặc do bệnh mỡ máu hoặc thiếu máu não cục bộ hoặc huyết áp thấp, huyết áp tụt hoặc do cơ thể suy yếu, gày gó, xanh xao.

Xu hướng dùng các loại thảo dược, dược vật, thiên nhiên Việt Nam rất nhiều rừng tự nhiên phía Bắc, Trung, Nam, đất đai trồng cấy dược liệu rất nhiều, xu hướng dùng thuốc đông y hiệu quả an toàn, chất lượng chữa trị hiểu quả rất cao, giá cả lại rất thấp.

Xu hướng người bệnh thích dùng thuốc thảo dược, dược vật. Nhà thuốc lương y Phạm Cao Sơn có bài thuốc phong tê thấp A chữa bệnh phong tê thấp, viêm đa khớp, thoái hóa khoesp, gai dốt dống cổ, sống lưng, thần kinh tọa hoặc viêm đa khớp dạng thấp.

Chị có thể liên hệ trực tiếp với lương y Phạm Cao Sơn, tôi sẽ tư vấn, khám mạch, xem bệnh thêm và tặng thuốc cho chị đợt đầu điều trị.

Trần Thị Hòa, Tây Tựu, Hà Nội: Tôi bị thoái hóa đốt sống lưng, trong ăn uống có phải kiêng gì không, trong sinh hoạt cần tránh những gì, thưa lương y?

Lương y Phạm  Cao Sơn: Kiêng ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo đường, ngọt, các món chiên, rán, món xào lắm mỡ, đồ ăn nhanh bằng thịt động vật, kiêng nhiều nhất là chất bảo quản thịt động vật, phụ gia bảo quản thực phẩm chín.

Bạn nên ăn nhiều như rau xanh, bí xanh, bí đỏ, đậu đỏ, thịt trắng, cá, tôm, tránh ăn uống các chất béo, béo phì. Trong sinh hoạt cần tránh lao động học tập phù hợp với tuổi tác, sức khỏe, phù hợp với lứa tuổi, tránh mang vác quá nặng, gánh gồng các vật quá nặng mà không đúng tư thế, không lao động đứng ngồi ở một vị trí, tư thế không thoải mái ở thời gian dài hoặc chỉ ở một vị trí không được thuận lợi.

Cần có thái độ lao động nghiêm túc, đúng quy định, giờ giấc mang bảo hộ mũ áo giày dép, kính, găng tay, tư thế đứng ngồi, cúi thành thạo, đúng tư thế, mang vác đồ nặng hợp lý với sức khỏe của mình.

Dùng các loại thuốc nếu bệnh đã đau, mỏi, nhức nên dùng các loại thuốc thảo dược phong tê thấp A để phục hồi đường cong sinh lý đốt sống thắt lưng, tránh để lại thoái hóa hoặc sẹo hoặc viêm mãn sẽ hẹp hoặc lệch, mòn vẹt đầu khớp hoặc thoát vị đĩa đệm.

Lương y Phạm Cao Sơn trả lời về các bệnh văn phòng.
Nguyễn Thị Hân, Lạc Trung, Hà Nội
: Cháu 28 tuổi, cháu mang thai được 7 tháng, những ngày này, lưng cháu rất hay đau. Có phải do thai nặng khiến lưng cháu đau như vậy, cháu có bị thiếu chất. Xin bác tư vấn cho  cháu?

Lương y Phạm  Cao Sơn:Tôi khuyên bạn sống vui, sống khỏe, giờ giấc lao động, nghỉ ngơi hợp lý, ăn ngủ đúng giờ, riêng chế độ ăn với phụ nữ đang mang thai phải bổ sung đủ chất, nhất là chất canxi và chất sắt.

Đặc biệt, nên ăn hàng ngày cá, tôm, cua nhiều canxi, ốc các loại có nhiều chất sắt. Tốt nhất là cá chép được nấu cháo. Ăn hoa quả tươi, rau xanh, bí đỏ, đậu đỏ., khoai lang, khoai tây dễ nhuận tràng.

28 tuổi có thể bị đau lưng hoặc có những bệnh lý về xương khớp, dù có thể rất nhẹ, chỉ nên dùng thuốc xoa bóp, thảo dược hoặc chườm các loại lá thơm (ngải cứu, muối rang nóng) hoặc cây rễ lá lốt + muối rang để chườm lưng.

Sản phụ không uống các loại thuốc, hóa dược hoặc uống các vị thảo dược lạ, sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Thể dục hàng ngày, sống vui khỏe để sinh đẻ dễ dàng, bảo vệ sức khỏe mẹ và em bé. Chị nên tham khảo thêm bác sỹ phụ sản tư vấn giúp chị.

Trần Hữu Đạt, Hải Phòng: Tôi năm nay 46 tuổi, công tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Hải Phòng. Cách đây 1 năm, tôi thấy đau nhức khớp ngón chân, ngón tay. Tôi cố chịu đựng, sang năm nay, khớp ngón chân cái tôi sưng đỏ.  Lương y  giải thích cho tôi tại sao tôi bị vậy? Tôi nên làm gì? Có phương thuốc nào cho tôi không?

Lương y Phạm Cao Sơn: Theo như bệnh nhân Đạt hỏi, đó có thể là bệnh lý xương khớp thuộc chứng tý, câu hỏi tuy chưa rõ, đau một năm một đợt hay đau nhiều đợt, tôi khuyên có hai cách.

Một là xét nghiệm máu, cho kết quả nhanh. Nếu tăng axit uric trong máu >420 mmol/lít ở nam, >360 mmol/lít  ở nữ mới kết luận bị bệnh thống phong (gút). Riêng tôi, tôi nghĩ đến bệnh phong tê thấp. Nhưng trước khi điều trị, anh nên xem mạch. Nếu đúng bệnh nặng phải điều trị, tôi sẽ tặng thuốc miễn phí trong liệu trình đau cấp.

Nguyễn Hữu Uy, quận 3 TP.HCM: Tôi hiện làm quản lý cho một công ty về bảo hiểm, thường xuyên phải đi công tác, uống bia rượu và tiếp khách. Có những đêm, tôi đột ngột thức giấc, ngón chân cái cảm giác như bị bỏng, sưng, nóng rát. Tôi đi khám bác sỹ bảo tôi bị bệnh gút. Tôi phải kiêng ăn gì không? Có được uống rượu, bia nữa không?

Lương y Phạm Cao Sơn:  Với bệnh của anh, phải nói rằng, nhờ các bác sỹ Tây y hiện đại đã giúp các lương y Đông y  nhiều thông số xét nghiệm, bệnh lý về máu, nội soi kết quả chính xác không lẫn lộn giữa viêm đa khớp dạng thấp với bệnh thống phong.

Tôi đã nói chuyện nhiều ở VTC14, mục Tri thức người xưa; đài Truyền hình Hà Nội 1 - “Chuyện tuổi già” cùng bác sỹ, Nguyễn Hưng Củng, nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế; thày thuốc ưu tú Nguyễn Trọng Đễ, nguyên Tổng Giám đốc Dược Việt Nam, Bộ Y tế về phương thuốc hay cho bệnh thống phong (gút) bằng thảo dược, dược vật.

Anh có thể xem thông tin chi tiết trên mạng.

Lương y Phạm Cao Sơn trả lời độc giả.
Thân Trọng Khôi:
Tôi 42 tuổi, một lần đi khám tổng thể kết quả cho thấy mỡ trong máu cao, chỉ  số axit uric là >350 mmol/l. Bác sỹ nói tôi phải cẩn trọng với bệnh này. Xin lương y cho biết triệu chứng sớm của bệnh gút, nếu không điều trị kịp thời, tôi có nguy cơ bị biến chứng bệnh gì?

Lương y Phạm  Cao Sơn:Chào anh Khôi, mỡ trong máu cao nên kiêng cữ, nhất là thịt mỡ động vật, thịt động vật, da động vật, thịt và da các loại gia cầm, tối không nên ăn quá muộn, nhất là thức ăn nhiều đạm, khó tiêu.

Cholesterol bám vào thành động mạch, dễ làm xơ vữa động mạch mà khí huyết không lưu thông thuận tiện, nên ăn nhiều rau xanh, nấm mộc nhĩ, hành tây, tỏi các loại. Anh nên ăn hoa quả tươi, đỗ đỏ, đậu, thịt nạc, cá tôm, cua ốc. Nên có chế độ thể dục, thể thao hàng ngày.

Triệu chứng sớm của bệnh gút, có thể đau đột ngột ở ngón chân cái, bàn chân, vùng mắt cá chân hoặc cũng có thể ở khớp gối. Thường xảy ra vào ban đêm, sau một bữa tối rượu bia, thịt giàu đạm, thịnh soạn hoặc bữa hải sản.

Vùng xương đau nóng đỏ khiến người bệnh không chịu nổi như than nóng ấn vào, chiếc lông gà quệt nhẹ lên da cũng đau đớn, cơ thể nóng sốt hơn bình thường, có thể buồn nôn, cơn đau có thể kéo dài từ 5-7 ngày rồi hết, không để lại triệu chứng gì.

Đó là hiện tượng của bệnh thống phong (gút). Nếu không chữa trị kịp thời, bồi bổ chức năng can thận, đào thải axit uric độc tố ra ngoài cơ thể qua đường tiểu tiện. Nếu bệnh mãn, lâu ngày sẽ có u cục do axit uric tích tụ thành cục tô-phi, dễ vỡ, nhiễm trùng huyết hoặc lắng đọng tinh thể urat ở thận gây viêm thận, sỏi thận hoặc suy thận mãn rất tốn kém và nguy hiểm.

Bệnh gút làm mất mỹ quan bên ngoài, hạn chế vận động đi lại, suy yếu tinh thần và thể xác, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, lao động và cả tính mạng nếu có tai biến và biến chứng.

Vì vậy, nên có chế độ ăn uống thật hợp lý, không lạm dụng rượu bia quá mức, thức ăn nội tạng giàu đạm, kể cả thú rừng, hải sản.

Phải thường xuyên thể dục, tránh béo phì, mỡ máu hoặc tăng huyết áp, tiểu đường hoặc tăng axit uric nam >420 mmol/l hoặc nữ >360 mmol/l.

Vy Văn Định, 49 tuổi:
Tôi bị gút đã 3 năm nay, tôi uống rất nhiều thuốc Colchicine, sau khi uống bệnh có đỡ nhưng tôi hay bị đau dạ dày, vậy phải làm sao và làm thế nào để hạn chế cơn đau do gút hành hạ và đỡ bị đau dạ dày. Những lúc trở trời, bệnh gút khiến tôi ăn không ngon, ngủ không yên?

Lương y Phạm  Cao Sơn: Nghe câu hỏi này tôi rất e ngại cho quý vị, thuốc Colchicine chỉ điều trị cơn gút cấp nhưng bệnh của anh đã bị 3 năm nên đã mãn, chắc chắn cơn đau dày hơn, anh lại phải uống thuốc Tây đó nhiều, trong khi dạ dày của anh lại hay đau nữa.

Việc đã vậy, anh phải cẩn trọng khi dùng loại thuốc Tây y này giảm đau, rất nhiều tác dụng phụ nhất là cho dạ dày. Vì vậy, anh phải điều trị dứt điểm, khỏi hẳn bệnh dạ dày, đại tràng bằng thuốc thảo dược, dược vật rất an toàn mà chẳng bao giờ có tác dụng phụ.

Một số vị thuốc chữa bệnh này gồm: Ba kích, tầm gửi dâu, thiên niên kiện, thổ phục linh, kê huyết đằng, …. Một số vị thuốc giúp giảm lượng axid uric như trạch tả, tỳ giải…

Có những vị bổ thận như đông trùng hạ thảo, ba kích, tắc kè  có đuôi, cá ngựa sấy khô... Những vị này cần được sao tẩm cùng vị thơm như xuyên khung… để át mùi tanh lại bổ máu.

Nguyễn Thủy Hương, nhân viên truyền thông tại Hà Nội: Tôi bị đau dạ dày, mỗi khi thức khuya hay ăn sáng muộn đều lâm râm đau. Có những lúc gần sáng tỉnh giấc vì đau. Tôi đã từng đi khám, dùng thuốc kháng sinh và chống tiết dịch nhưng chỉ được vài tháng tôi bị đau lại, xin lương y cho biết làm gì để khỏi bệnh lâu dài?

Lương y Phạm  Cao Sơn:  Đúng như chị nói, nguồn thuốc Tây y phần đông là hóa dược, có tác dụng giảm đau nhanh, đỡ nhanh, bệnh nhân rất thích nhưng thời gian đỡ bệnh ngắn, xu hướng xã hội hay chọn thuốc đông dược, sử dụng lâu dài và an toàn.

Để bệnh dạ dày được điều trị, bạn nên sử dụng những dược vật được sao tẩm, chế biến, chưng cất hoạt chất, sấy khô, tiệt trùng để điều trị các chứng bệnh về viêm loét dạ dày, đại tràng, sử dụng lâu dài mà không hề có tác dụng phụ, diệt vi khuẩn có hại, liền sẹo nhanh, bổ máu huyết , giúp nhuận tràng, tiêu hóa thức ăn, hấp thụ thức ăn tốt hơn, nâng cao được thể trạng.

Người mắc bệnh dạ dày, đại tràng hay bị thiếu máu, gày yếu, xanh xao, mất ngủ. Bạn nên dùng thuốc Đông y từ 4-6 tháng, tùy bệnh nặng – nhẹ.

Có bệnh nhân đã khỏi, cơ thể được bồi bổ, da dẻ hồng hào, ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc, tiêu hóa tốt, phân đi thành khuôn, không còn chứng đau râm ran, khó chịu, không đầy bụng, chướng bụng, sống vui khỏe hơn.

Trần Ngọc Hà, 39 tuổi, marketing tại Đà Nẵng: Mỗi khi ăn tiệc, ăn buffet với bạn, tôi lại đau lâm râm vùng bụng. Hay khi ăn nhiều cá tôi thường hay bị đau ở chỗ đại tràng. Xin cho biết tôi phải kiêng gì và uống thảo dược gì để đỡ?

Lương y Phạm  Cao Sơn:Người mắc chứng bệnh về đường tiêu hóa như anh kể từ dạy dày, đến đại tràng có thể đã viêm dạ dày hoặc đại tràng, viêm mãn hoặc đại tràng co thắt, đầy hơi, chướng khí hoặc đau râm ran rất nhẹ.

Kinh nghiệm cho thấy căn bệnh này nhiều bệnh nhân chỉ thấy đau rất nhẹ hoặc thoáng qua, không nghĩ mình lại bị viêm loét dạ dày hoặc viêm đại tràng nhưng đột xuất khi biến chứng đau bụng, dữ dằn phải can thiệp phẫu thuật, các bác sỹ ngoại khoa mổ ra mới thấy mình bị viêm loét cả dạ dày và đại tràng.

Kết quả cho thấy tới 24% đã viêm loét, tổn thương mà trước đây bệnh nhân không biết. Vậy, nên làm xét nghiệm máu, nội soi dạ dày đại tràng, xem có vi khuẩn HP hoặc tổn thương thực thể của niêm mạc đường ruột từ trong dạ dày cũng như đại tràng rồi liên hệ với lương y Phạm Cao Sơn để được tặng thuốc miễn phí, thuốc dạ dày, đại tràng bằng thảo dược, dược vật.

Hằng, kế toán báo điện tử, tại Hà Nội: Khi làm công việc bếp núc, tôi phải đứng lâu (thường từ 1 giờ trở lên) nên rất đau nhức 2 chân và gót chân, xin hỏi đó là căn bệnh gì, nguyên nhân dẫn đến và biện pháp phòng chống, cách chữa trị?

Lương y Phạm  Cao Sơn: Đau gót chân là bệnh thông thường, có thể chữa nhanh khỏi sau khoảng 3 – 4 tháng, có thể bạn bị gai gót chân, bệnh này sáng dậy thì đau hơn, đau từ 10 – 15 phút, sau đi lại bớt đau nhiều.

Rồi khi đứng lâu một tư thế lại đau. Khi mỏi cả gót chân, có thể chị bị thoái hóa đốt sống lưng, vì trọng lượng dồn vào nửa cơ thể nên chèn ép vào dây thần kinh xuống hai chân gây đau và khó chịu. Chính vì vậy, chị uống thuốc phong tê thấp A với liều thấp nhất cũng có thể khỏi bệnh. Ngày uống 3 lần, sau ăn sáng và ăn trưa, ăn tối, pha với mật ong làm thang thuốc, pha và uống giống cà phê hòa tan. Chị có thể liên hệ với lương y Sơn để tư vấn thêm, khám bệnh và nhận thuốc miễn phí cho đợt đầu điều trị.

Tôi xin khám trực tiếp tại nhà và tặng thuốc cho những bệnh nhân nghèo, không nơi nương tựa, cô đơn.
Độc giả bị thoái hóa đốt sống lưng, cổ, đau xương khớp, thống phong - gút, dạ dày, đại tràng đọc thông tin qua  cuộc giao lưu này, tôi sẽ tặng thuốc đợt đầu điều trị.

Lương y Phạm Cao Sơn, số nhà 8/2 ngõ 15, phố Phương Mai, Q.Đống Đa, Hà Nội (0986.735.679/04 62928048; 098 501 4859 – văn phòng).

Bài viết phục vụ Dự án “Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về an toàn lao động, vệ sinh lao động năm 2015”

» Mắc bệnh đe dọa với đàn ông: Phải cắt bỏ tay
» Mẹo nhỏ ngăn ngừa thoái hóa cột sống
» Bác sỹ bảo không thể sống qua 7 tuổi, nhưng cô gái vẫn sống khỏe


Báo điện tử VTC News
Bình luận
vtcnews.vn