• Zalo

Giao đất cho đại gia làm dự án, giá đền bù 1m2 chưa mua nổi gói mì tôm

Thời sựThứ Sáu, 05/05/2017 11:54:00 +07:00Google News

Một đại gia ở Hà Tĩnh, được chính quyền chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, đã “thoả thuận” đền bù cho nông dân 1m2 đất trị giá 4.500 đồng.

Việc thỏa thuận, chi trả tiền bồi thường, doanh nghiệp cũng không làm trực tiếp, mà “uỷ quyền” cho Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng do UBND TP. Hà Tĩnh thành lập.

1m2 đất đền bù 4.500 đồng

Ngày 27.9.2016, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Quyết định số 2718 phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng dự án “Khách sạn, văn phòng cho thuê, thương mại tổng hợp”, chủ đầu tư là Cty TNHH thương mại Đức Thắng (trụ sở tại Hương Khê, Hà Tĩnh).

Hinh anh Giao dat cho dai gia lam du an tai Ha Tinh: Gia den bu cho 1m2 chua mua noi goi mi tom

 Ảnh minh họa.

Do đây là dự án thương mại, nên chủ đầu tư phải thoả thuận với dân. Tuy nhiên, mức đền bù thấp đến mức khó tin.

Bà Hoàng Thị Đào, vợ ông Hồ Khắc Tăng, nhà ở khối 8, phường Trần Phú (TP. Hà Tĩnh), có mảnh đất gieo mạ được giao từ mấy chục năm qua, diện tích 28m2. Vừa qua, mảnh đất này đã được “áp giá thoả thuận” đền bù với mức 4.500 đồng/m2, tổng cộng 28m2 đất, được nhận 126.000 đồng. Nghĩa là giá 1m2 đất chưa mua được một gói mì tôm.

“Họ nói là thoả thuận, nhưng tổ chức họp, cán bộ đứng ra nói, phổ biến, dân thì không biết gì cả, cứ tưởng giá đất cũng như giá Nhà nước thu hồi, nên chấp nhận ký vào văn bản. Sau đó họ cứ báo cáo là cơ bản dân đồng thuận”, bà Đào cho hay. Riêng bà Đào, vì thấy giá đất quá “bèo”, nhận 126.000 đồng về chưa mua được con gà, mà mất mảnh đất canh tác, nên bà chưa ký vào biên bản.

Trường hợp bà Lưu Thị Lài, khối 8, phường Trần Phú, cũng có mảnh đất bắc mạ rộng 28m2, đã “thoả thuận” với nhà đầu tư để nhận 126.000 đồng. Ông Hồ Hoàn Kiếm, tổ 8, có 472m2 đất 2 lúa, được đền bù 92 triệu, tính ra 1m2 đất được 194 nghìn.

“Đất tôi là đất 2 lúa, nhưng họ tính là 1 lúa, tôi cũng chẳng biết kêu ai. Nói là thỏa thuận, nhưng giá đất là do cán bộ đặt ra”, ông Hồ Hoàn Kiếm cho hay. Hiện, cả ông Kiếm, bà Đào và một số hộ khác chưa chấp nhận cách “áp giá” vô lý nói trên. Được biết, sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất ở, đất kinh doanh, thì 1m2 đất tại vị trí đất của bà Đào, bà Lài cũng có giá từ 4-5 triệu đồng, gấp hàng nghìn lần so với giá “thoả thuận đền bù”.

Nông dân giao đất cho đại gia làm dự án tại Hà Tĩnh: Giá 1m2 đất chưa mua nổi gói mì tôm ảnh 1

“Biên bản thoả thuận” thể hiện 1m2 đất của ông Tăng được đền bù 4.500 đồng.

Doanh nghiệp “uỷ quyền” cho cán bộ trả tiền hỗ trợ

Mặc dù chủ hộ chưa ký “biên bản thoả thuận”, nhưng ngày 18/4/2017, ông Trần Ngọc Thơ - Trưởng ban Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư TP. Hà Tĩnh đã ra thông báo gửi ông Hồ Khắc Tăng, mời ông đến nhận tiền. Một số hộ khác cũng liên tục nhận được “giấy mời”.

Trong văn bản này, thể hiện “Thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Tĩnh, Cty TNHH thương mại Đức Thắng uỷ quyền cho ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành phố chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ…”. Luật sư Nguyễn Cao Trí - Trưởng VPLS Cao Trí (Nghệ An) nêu quan điểm: “Việc thoả thuận, đền bù trong trường hợp này phải do doanh nghiệp đứng ra làm; việc uỷ quyền như vậy là sai”.

Một cán bộ thuộc UBND TP. Hà Tĩnh cho biết: “Tôi có tham gia một số buổi làm việc. Lúc đầu, Cty Đức Thắng uỷ quyền cho một người tên Hùng làm, sau đó lại “nhờ” ban Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành phố, trong đó có ông Trưởng ban Trần Ngọc Thơ, đứng ra làm”.

Về mức giá thoả thuận đền bù cho dân, vị cán bộ này công nhận là có hiện tượng 1m2 đất được đền bù với giá 4.500 đồng; và cơ bản mức giá “thoả thuận đền bù” cũng giống như mức giá của Nhà nước. PV trao đổi làm như vậy thì nông dân thiệt thòi, vị cán bộ này giải thích đây là dự án đã được tỉnh phê duyệt, quy hoạch, “nếu dân đòi giá đất lên cao quá, thì doanh nghiệp không đáp ứng được”.

Nhiều hộ dân cho hay, trong quá trình tổ chức “thoả thuận”, do người dân không hiểu, không nắm được quy định về thoả thuận, về quyền của mình, nên đã chấp nhận mức giá mà cán bộ đưa ra. “Cán bộ họ đọc một loạt các văn bản, quy định, dân chúng tôi không hiểu gì cả”, ông Hồ Hoàn Kiếm nói. Nói là “thỏa thuận”, nhưng mức giá bị áp đặt, và doanh nghiệp không trực tiếp đàm phán với dân, mà “ủy quyền” cho cán bộ giải phóng mặt bằng.

Được biết, ông Trần Xuân Thạch - Giám đốc Cty TNHH thương mại Đức Thắng (Hương Khê), là một đại gia chuyên kinh doanh gỗ. Năm 2012, ông là người sở hữu siêu xe Rolls-Royce Phantom rồng trị giá lên tới khoảng 35 tỉ đồng, là chiếc xe thứ 4 có mặt tại Việt Nam thời điểm đó.

Ông Trần Ngọc Thơ - Trưởng ban Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư TP. Hà Tĩnh cho biết việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường... đều thực hiện đúng quy định, niêm yết công khai. Một số hộ được hỗ trợ thấp vì đất chưa có sổ đỏ; hoặc đã được dự án khác hỗ trợ...

PV hỏi tại sao dự án thuộc diện thoả thuận về giá đất giữa doanh nghiệp với dân, mà cán bộ lại “áp giá” cho dân, dân không có quyền nêu giá, ông Thơ giải thích do dự án đã được phê duyệt nên phải thực hiện. Ông Thơ cũng thừa nhận việc Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư TP tham gia vào việc chuẩn bị hồ sơ, niêm yết, chi trả tiền bồi thường.

Ông Thơ cũng cho biết có người dân cho rằng Ban bồi thường, hỗ trợ và tái định cư TP “điều chỉnh luật” theo ý riêng, không quan tâm đến quyền lợi người dân.

Video: Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cam kết xử lý công tâm vụ việc ở Đồng Tâm

(Nguồn: laodong.com.vn)
Bình luận
vtcnews.vn