Bệnh nhân mắc bệnh tim nguy kịch là anh Đỗ Mạnh Tuấn, 55 tuổi, công tác tại Buôn Mê Thuật, tỉnh Đắk Lắk. Mới đây, anh Tuấn đi công tác tại miền Bắc và có biểu hiển đau ngực không ổn định nên tới khám và điều trị tại Bệnh viện 198 (Bộ Công an, Hà Nội).
Kết quả khám lâm sàng ban đầu cho thấy, anh Tuấn bị tổn thương 3 thân động mạch vành. Tại Bệnh viện 198, bác sĩ xử trí can thiệp nhánh vành phải (RCA) cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, khi nhóm bác sĩ tiếp tục thực hiện can thiệp đặt stent LAD thì bệnh nhân rơi vào tình trạng lóc tách động mạch chủ ngực, đau ngực dữ dội, nhịp tim đập nhanh, huyết áp tụt, nguy kịch tính mạng.
Ngay lập tức, anh Tuấn được chuyển sang Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E trong tình trạng cấp cứu tối cấp. Để cấp cứu cho bệnh nhân, các bác sĩ tại đây phải mở màng ngoài tim và phát hiện động mạch chủ lên tụ máu mặt sau và cạnh tĩnh mạch chủ trên phải.
Tiếp đó, bác sĩ thực hiện lấy huyết khối trong thành động mạch chủ, khâu lại các lớp áo động chủ chủ, sử dụng keo sinh học, thay đoạn động mạch chủ lên và một phần xoang valsava trái bằng động mạch nhân tạo. Cuối cùng, các bác sĩ thực hiện bắc cầu động mạch chủ - nhánh động mạch phân giác bằng đoạn tĩnh mạch hiển đảo chiều.
Video: Đình chỉ công tác bác sĩ phẫu thuật làm nhiều bệnh nhân tai biến
GS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E chia sẻ, anh Tuấn rơi vào tình trạng cấp cứu rất nặng, tiên lượng xấu. Đứng trong tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", nguy cơ chết người tăng dần theo thời gian chờ mổ, các bác sĩ trong kíp mổ phải lên các phương án khác nhau để phòng tình huống bệnh xấu nhất.
Sau 6 giờ chiến đấu với "tử thần”, nhóm bác sĩ của 2 bệnh viện thành công giữ lại mạng sống của bệnh nhân Tuấn. Hiện nay, bệnh nhân vẫn còn hôn mê, chưa tỉnh lại và tiếp tục nằm tại bệnh viện để theo dõi thêm.
Xoang valsalva là những chỗ phình của động mạch chủ lên, nằm ở ngay phía trên các van tổ chim của lỗ động mạch chủ. Xoang valsalva có thể là một chỗ yếu bẩm sinh của thành động mạch chủ, và do đó hình thành phình động mạch.
Bình luận