Để làm ra những bức tượng hổ mạ vàng, người thợ thủ công phải trải qua nhiều bước từ việc thiết kế, tạo mẫu sáp, tạo khuôn, đúc tượng, làm nguội, xử lý bề mặt, mạ vàng, sấy khô và bảo vệ bề mặt. Khâu nào cũng đòi hỏi sự tập trung cao độ, kinh nghiệm và sự kéo léo của các nghệ nhân. Chỉ cần sai một bước có thể phải làm lại từ đầu.
Theo ông Quang Tú, đại diện thương hiệu Golden Gift Việt Nam, việc thiết kế mẫu tượng hổ luôn là công đoạn khó và mất nhiều thời gian nhất. Mỗi mẫu tượng là một câu chuyện, sự tích, văn hóa của linh vật hổ với đời sống người Việt nên đội ngũ thiết kế phải lồng ghép được ý nghĩa văn hóa, phong thủy vào từng dáng thế. Để làm được điều này, thông thường, doanh nghiệp phải tham khảo nhiều ý kiến chuyên gia mới có thể tạo được mẫu ưng ý.
Sau khi thiết kế 3D, tượng được tạo mẫu trước bằng sáp. Đây là khâu cực kỳ quan trọng, quyết định đến "thần thái" của tượng. Các nghệ nhân phải có kinh nghiệm để tạo được những mẫu sáp chân thật, sống động, phục vụ cho việc đúc sau này.
Sau khi tạo mẫu sáp, thợ sẽ tạo khuôn và đúc tượng. Việc này đòi hỏi công nghệ và bí quyết đúc riêng để tạo nên những sản phẩm mịn, đẹp, không bị rách, xước trên bề mặt. Các đường nét có tinh tế, đẹp mắt, sắc mỏng hay không cũng nhờ khâu đúc tượng này.
Đúc xong, tượng hổ sẽ được xử lý bề mặt. Đây là khâu đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận cao nhất. Mất khoảng 10 công đoạn cho việc gọt giũa, cắt tỉa, chỉnh sửa lại đuôi, râu, các đường nét trên lưng, chân của hổ. Vì để đủ tiêu chuẩn mạ vàng thì tượng hổ phải bóng, mịn đều.
Ngoài ra, để tạo độ bám chắc giữa các lớp lim loại, trước khi mạ vàng, các kỹ sư sẽ mạ thêm một lớp lót kim loại khác, các lớp lót có thể là đồng, bạc…
Bình luận