(VTC News) – Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội đã chính thức lên tiếng sau vụ việc tiêu cực thi cử tại trường THPT Quang Trung được thông tin.
Xung quanh việc này, PV VTC News đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội.
Là người đã xem clip tiêu cực tại hội đồng thi trường THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), ông nhận định gì về sự việc này?
Trước hết chúng tôi thấy trên cơ sở những hình ảnh đưa có thể nói các em chỉ “mất trật tự”. Xét cho cùng, trách nhiệm này thuộc về người lớn và phải xử lý nghiêm theo đúng quy chế các đồng chí giám thị đã không hoàn thành trách nhiệm.
Còn đối với thí sinh, căn cứ vào quy chế của Bộ không xử phạt các cháu.
Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ có những lưu ý như thế nào trong quá trình chấm thi tại hội đồng trường THPT Quang Trung?
Chúng tôi cũng đặc biệt lưu ý đối với hội đồng thi này và có sự quan tâm đặc biệt.
Nếu nhận thấy hiện tượng bất thường ví dụ như tình trạng bài giống nhau hàng loạt hay có bất cứ điều gì bất thường chắc chắn chúng tôi sẽ xử lý.
Nhưng theo báo cáo đến giờ phút này bài thi chưa có điều gì khác thường.
Trong clip, góc quay được đặt ở ngoài, phải chăng việc này đã được dàn xếp?
Tôi chưa nghĩ đến tình huống này. Sự thực về cơ sở vật chất của trường rất đáng buồn vì còn nhiều hộ gia đình ở sát trường học. Cũng có nhiều trường hợp khu nhà ở xây rất gần trường học và có những nơi còn gần hơn nữa.
Như vậy, phải chăng Sở GD – ĐT Hà Nội đã hối hận khi đặt hội đồng thi ở đó?
Tôi không nghĩ như vậy, nhưng điều kiện cơ sở vật chất phải được tận dụng ở mức độ tối đa để học sinh được học, được thi trong những ngôi trường không bị dột, đảm bảo điện đảm bảo quạt cho học sinh trong những ngày nắng nóng. Đây là một ngôi nhà cao tầng, nếu nói về điều kiện thì đủ.
Nhiều trường học có tình trạng ở sát nhà dân, và chúng tôi đặc biệt lưu ý về an ninh vòng ngoài.
Ông có nghĩ cần một cơ chế giám sát đặc biệt đối với các hội đồng thi hay không khi mà hiện nay các hội đồng thi như là những ốc đảo riêng biệt?
Không chỉ riêng việc thi cử, nếu tất cả các công việc của chúng ta có sự giám sát xã hội thì đều rất tốt.
Nếu giám thị làm hết trách nhiệm của mình thì học sinh sẽ không có cơ hội. Rất tiếc là có những người vẫn chưa làm hết trách nhiệm của mình. Đó là lý do vì sao cơ chế quy định kỷ luật nếu giám thị buông lỏng trách nhiệm.
Bộ GD-ĐT cho học sinh mang các thiết bị quay vào phòng thi cũng là một cách để giám sát quá trình thi.
Theo ông, liệu chúng ta có cần trang bị mỗi phòng thi một camera để giám sát việc làm bài thi của các thí sinh?
Việc chống tiêu cực chúng ta cần ủng hộ.Tuy nhiên, nếu ở mỗi phòng thi phải có một camera riêng để quan sát các phòng thi thì điều kiện của chúng ta chưa thể đáp ứng một khoản kinh phí lớn.
Thưa ông, hiện nay Sở GD-ĐT đã có hình thức xử lý các cán bộ, giám thị “lơ là” để thí sinh chuyển bài cho nhau như thế nào?
Theo quy chế của Bộ GD – ĐT, giám thị không làm hết trách nhiệm để thí sinh quay cóp thì phạt cảnh cáo. Tương ứng với trường hợp của 4 giám thị coi thi tại phòng 35. Các đồng chí liên quan tùy theo mức độ để áp dụng hình thức xử phạt.
Sở GD-ĐT không xử lý kỷ luật đối với học sinh liệu có tạo ra tiền lệ khiến các em cho rằng các thầy cô đang nương nhẹ cho các hành động của mình?
Đối tượng chúng ta hướng tới là các em học sinh. Nếu các đồng chí giám thị làm hết trách nhiệm của mình thì không có một cơ hội nào cho các em có thể quay sang nói chuyện riêng và một hai em chuyển thông tin cho nhau.
Tôi vẫn nói trước hết ở đây là lỗi của người lớn nhưng không nói là không xử lý học sinh mà chúng tôi quan tâm đến chất lượng bài trong quá trình chấm tại hội đồng thi Quang Trung.
Nếu có gì bất thường, chắc chắn chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý.
Hiện nay, báo chí được phản ánh thông tin về việc trước kỳ thi tốt nghiệp THPT ở trường THPT Quang Trung, các thí sinh đã phải đóng tiền chống trượt. Liệu Sở GD-ĐT có cho kiểm tra lại thông tin này?
Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có văn bản gửi các trường học về việc nghiêm cấm thu tiền phục vụ thi. Nơi nào thu phải trả lại. Bây giờ nhà báo hãy nói cho tôi biết, lớp nào, trường nào đóng tiền thi. Nếu có, chúng tôi sẽ cho kiểm tra.
Hiện nay dư luận cũng đang quan tâm đặt ra câu hỏi liệu có nên tổ chức lại một số môn thi tốt nghiệp THPT tại những phòng thi phát hiện ra tiêu cực?
Tôi nghĩ việc đó là không nên. Việc thi lại sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề. Đây là hiện tượng học sinh mất trật tự, giám thị không làm hết trách nhiệm. Ở đây, học sinh chỉ quay sang trao đổi bài.
Xin cảm ơn ông!
Xung quanh việc này, PV VTC News đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội.
Là người đã xem clip tiêu cực tại hội đồng thi trường THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), ông nhận định gì về sự việc này?
Trước hết chúng tôi thấy trên cơ sở những hình ảnh đưa có thể nói các em chỉ “mất trật tự”. Xét cho cùng, trách nhiệm này thuộc về người lớn và phải xử lý nghiêm theo đúng quy chế các đồng chí giám thị đã không hoàn thành trách nhiệm.
Còn đối với thí sinh, căn cứ vào quy chế của Bộ không xử phạt các cháu.
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội trao đổi với báo chí xung quanh tiêu cực thi cử tại trường THPT Quang Trung (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Chúng tôi cũng đặc biệt lưu ý đối với hội đồng thi này và có sự quan tâm đặc biệt.
Nếu nhận thấy hiện tượng bất thường ví dụ như tình trạng bài giống nhau hàng loạt hay có bất cứ điều gì bất thường chắc chắn chúng tôi sẽ xử lý.
Nhưng theo báo cáo đến giờ phút này bài thi chưa có điều gì khác thường.
Trong clip, góc quay được đặt ở ngoài, phải chăng việc này đã được dàn xếp?
Tôi chưa nghĩ đến tình huống này. Sự thực về cơ sở vật chất của trường rất đáng buồn vì còn nhiều hộ gia đình ở sát trường học. Cũng có nhiều trường hợp khu nhà ở xây rất gần trường học và có những nơi còn gần hơn nữa.
Như vậy, phải chăng Sở GD – ĐT Hà Nội đã hối hận khi đặt hội đồng thi ở đó?
Tôi không nghĩ như vậy, nhưng điều kiện cơ sở vật chất phải được tận dụng ở mức độ tối đa để học sinh được học, được thi trong những ngôi trường không bị dột, đảm bảo điện đảm bảo quạt cho học sinh trong những ngày nắng nóng. Đây là một ngôi nhà cao tầng, nếu nói về điều kiện thì đủ.
Nhiều trường học có tình trạng ở sát nhà dân, và chúng tôi đặc biệt lưu ý về an ninh vòng ngoài.
Ông có nghĩ cần một cơ chế giám sát đặc biệt đối với các hội đồng thi hay không khi mà hiện nay các hội đồng thi như là những ốc đảo riêng biệt?
|
Nếu giám thị làm hết trách nhiệm của mình thì học sinh sẽ không có cơ hội. Rất tiếc là có những người vẫn chưa làm hết trách nhiệm của mình. Đó là lý do vì sao cơ chế quy định kỷ luật nếu giám thị buông lỏng trách nhiệm.
Bộ GD-ĐT cho học sinh mang các thiết bị quay vào phòng thi cũng là một cách để giám sát quá trình thi.
Theo ông, liệu chúng ta có cần trang bị mỗi phòng thi một camera để giám sát việc làm bài thi của các thí sinh?
Việc chống tiêu cực chúng ta cần ủng hộ.Tuy nhiên, nếu ở mỗi phòng thi phải có một camera riêng để quan sát các phòng thi thì điều kiện của chúng ta chưa thể đáp ứng một khoản kinh phí lớn.
Thưa ông, hiện nay Sở GD-ĐT đã có hình thức xử lý các cán bộ, giám thị “lơ là” để thí sinh chuyển bài cho nhau như thế nào?
Theo quy chế của Bộ GD – ĐT, giám thị không làm hết trách nhiệm để thí sinh quay cóp thì phạt cảnh cáo. Tương ứng với trường hợp của 4 giám thị coi thi tại phòng 35. Các đồng chí liên quan tùy theo mức độ để áp dụng hình thức xử phạt.
Sở GD-ĐT không xử lý kỷ luật đối với học sinh liệu có tạo ra tiền lệ khiến các em cho rằng các thầy cô đang nương nhẹ cho các hành động của mình?
Đối tượng chúng ta hướng tới là các em học sinh. Nếu các đồng chí giám thị làm hết trách nhiệm của mình thì không có một cơ hội nào cho các em có thể quay sang nói chuyện riêng và một hai em chuyển thông tin cho nhau.
Tôi vẫn nói trước hết ở đây là lỗi của người lớn nhưng không nói là không xử lý học sinh mà chúng tôi quan tâm đến chất lượng bài trong quá trình chấm tại hội đồng thi Quang Trung.
Nếu có gì bất thường, chắc chắn chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý.
Học sinh ngang nhiên đưa bài qua mặt giám thị nhưng lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội chỉ cho rằng học sinh "mất trật tự" còn giám thị "lơ là" |
Hiện nay, báo chí được phản ánh thông tin về việc trước kỳ thi tốt nghiệp THPT ở trường THPT Quang Trung, các thí sinh đã phải đóng tiền chống trượt. Liệu Sở GD-ĐT có cho kiểm tra lại thông tin này?
Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có văn bản gửi các trường học về việc nghiêm cấm thu tiền phục vụ thi. Nơi nào thu phải trả lại. Bây giờ nhà báo hãy nói cho tôi biết, lớp nào, trường nào đóng tiền thi. Nếu có, chúng tôi sẽ cho kiểm tra.
Hiện nay dư luận cũng đang quan tâm đặt ra câu hỏi liệu có nên tổ chức lại một số môn thi tốt nghiệp THPT tại những phòng thi phát hiện ra tiêu cực?
Tôi nghĩ việc đó là không nên. Việc thi lại sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề. Đây là hiện tượng học sinh mất trật tự, giám thị không làm hết trách nhiệm. Ở đây, học sinh chỉ quay sang trao đổi bài.
Xin cảm ơn ông!
Phạm Thịnh (thực hiện)
Bình luận