(VTC News) - Báo chí thế giới đang quan tâm đặc biệt đến quan điểm của Nga ra sao về căng thẳng ở Hoàng Sa sau khi Trung Quốc hạ giàn khoan trái phép tại đây.
Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga V.Putin ngày 20/5, ngày 13/5, tạp chí chính trị “Thế giới đa cực” (Многополярный Mир) của Nga đã có bài phân tích: “Nga có thể ngăn được xung đột Việt Nam – Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)?”
Mở đầu, bài báo nhắc lại việc Trung Quốc hạ đặt dàn khoan tại vùng biển, mà “theo công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, thuộc về vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.
Bài báo cũng nói đến việc những ngày gần đây, không quân Trung Quốc thường xuyên xâm phạm không phận Việt Nam; các tàu Trung Quốc tập trung đông, phun vòi rồng trấn áp các tàu Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước”.
Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Nga V.Putin ngày 20/5, ngày 13/5, tạp chí chính trị “Thế giới đa cực” (Многополярный Mир) của Nga đã có bài phân tích: “Nga có thể ngăn được xung đột Việt Nam – Trung Quốc trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)?”
Mở đầu, bài báo nhắc lại việc Trung Quốc hạ đặt dàn khoan tại vùng biển, mà “theo công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, thuộc về vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.
Bài báo đăng trên phiên bản online của tờ "Thế giới đa cực" |
Bài báo cũng nói đến việc những ngày gần đây, không quân Trung Quốc thường xuyên xâm phạm không phận Việt Nam; các tàu Trung Quốc tập trung đông, phun vòi rồng trấn áp các tàu Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ “bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước”.
Một vấn đề được “Thế giới đa cực” đặt ra: “Báo chí thế giới đang quan tâm đặc biệt đến quan điểm của Nga ra sao về cuộc tranh chấp giữa 2 đối tác chiến lược là Việt Nam và Trung Quốc tại Đông Nam Á”. Mối quan tâm này càng tăng lên trước thềm chuyến thăm Trung Quốc của ông Putin.
Đã hơn 30 năm nay, tại thềm lục địa của Việt Nam, Nga đã có những công ty hàng đầu của mình hợp tác khai thác dầu khí, như Gazprom «Газпром», Zarubeneft-«Зарубежнефть», Lukoil-«Лукойл». Đương nhiên, Nga có quyền lợi kinh tế hợp pháp ở biển Đông.
Bài báo kết luận: “Nga quan tâm đến việc sao cho tình hình biển Đông vẫn ổn định, an ninh đáng tin cậy và hợp tác cùng có lợi”.
Video: Tàu Hải cảnh Trung Quốc hung hăng ngăn chặn tàu Cảnh sát biển Việt Nam - Nguồn: TTXVN
Cho đến thời điểm hiện tại, Nga chưa đưa ra bất cứ bình luận hay quan điểm chính thống nào liên quan đến tình hình căng thẳng trên Biển Đông sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Hoàng Sa và liên tục có hành động khiêu khích, hiếu chiến.
Trước đó, sau khi Crưm sáp nhập vào Nga, nước này đã công khai “biết ơn Trung Quốc vì sự hỗ trợ lập trường của Matxcơva trong vấn đề Crưm” qua tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trong cuộc họp song phương với người đồng cấp Trung Quốc, Thượng tướng Thường Vạn Toàn.
Tại cuộc giao lưu trực tuyến với người dân hôm 17/4 sau sự kiện Crưm, ông Putin đã nói rất nhiều về quan hệ Nga-Trung và đánh giá rất cao Trung Quốc.
'Không muốn rắc rối'
Trong bài trả lời phỏng Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) hôm qua, Tiến sỹ Sử học Grigori Lokhshin, chuyên gia Viện Viễn Đông - Viện Hàn lâm Khoa học Nga nói nước này không muốn “rắc rối trong quan hệ với các đối tác của mình”.
Tiến sỹ Sử học Grigori Lokhshin |
“Nga có quan hệ đối tác chiến lược với cả Trung Quốc và Việt Nam và chúng tôi hoàn toàn không muốn rắc rối trong quan hệ với các đối tác của mình. Chính sách đối ngoại của Nga là giữ vững độc lập, tự chủ,” Tiến sỹ Lokhshin nói.
Khi được hỏi về vai trò của Nga trong nỗ lực làm giảm tình hình căng thẳng trên Biển Đông, ông Lokhshin nói rằng nước này sẽ “có kênh tác động hoặc ảnh hưởng nào đấy”.
Video: Diễn biến ở khu vực giàn khoan trái phép Hải Dương 981 hôm 14/5 - Nguồn: VTC
“Có thể Nga sẽ có kênh tác động hoặc ảnh hưởng nào đấy mà không cần tuyên bố, tuyên truyền công khai, còn nhiều biện pháp khác Nga có thể thông qua đối với tình hình hiện nay. Tôi tin rằng, Nga sẽ làm hết khả năng để ngăn chặn xung đột leo thang,” ông Lokhshin trả lời phóng viên VOV.
Trong chuyến thăm Việt Nam, ông Vladimir Buianov, Chủ tịch Hội hữu nghị Nga-Việt, Hiệu trưởng Học viện Kinh tế và Pháp lý Matxcơva đã có buổi trả lời phỏng vấn báo chí xung quanh việc thành lập Đại học Nga - Việt tại VN và việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 trái phép vào vùng biển Việt Nam.
Kiềm chế những cái đầu nóng
Về việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép và gây hấn trên vùng biển Việt Nam, ông Vladimir Buianov nói ông trả lời phỏng vấn trên quan điểm của Chủ tịch Hội hữu nghị Nga – Việt và Hiệu trưởng ĐH Nga – Việt.
Ông Vladimir Buianov trong lễ ra mắt cuốn sách: "Liên Xô, Nga – Việt Nam. Tình hữu nghị được thời gian kiểm nghiệm" ngày 15/6/2012 |
Trước câu hỏi tại sao Nga lại tập trận chung với Trung Quốc vào lúc Trung Quốc đang gia tăng khiêu khích đối với Việt Nam ở khu vực đặt giàn khoan trái phép, Chủ tịch Hội hữu nghị Nga - Việt cho rằng đây là kế hoạch đã được Nga và Trung Quốc sắp xếp từ trước.
Tuy nhiên, ông Buianov nhấn mạnh đây cũng là biện pháp răn đe đối với Trung Quốc của Nga. Theo ông Buianov, khi tập trận chung, Trung Quốc sẽ thấy được tiềm lực quân sự của mình đến đâu trước sức mạnh quân sự của Nga. “Việc này sẽ kiềm chế được những cái đầu nóng của Trung Quốc,” ông Buianov nói.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Theo Chủ tịch Hội hữu nghị Nga – Việt, việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Trung Quốc cần phải hành động đúng đắn theo luật pháp quốc tế.
Ông Buianov mong muốn các bên giải quyết căng thẳng thông qua đàm phán, đối thoại, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tập trận 'Hợp tác Hải dương 2014'
Quan chức quân đội Trung Quốc nói hải quân nước này và Nga sẽ tập trận ở biển Hoa Đông chứ không phải Biển Đông như tin đã đưa.
Nguồn tin chính xác hôm nay cho biết: Cuộc tập trận "Hợp tác Hải dương 2014" sẽ diễn ra từ ngày 20-26/5/2014 tại phía Bắc biển Hoa Đông.
Phóng viên của hãng tin ITAR-TASS tại Bắc Kinh hôm qua 13/5 đã dẫn nguồn tin trên từ chính đại diện của quân đội Trung quốc Liang Yan.
Video: Trung Quốc xua tàu Hải cảnh ngăn cản tàu Cảnh sát biển Việt Nam - Nguồn: TTXVN
Ông này nói: "Sự kiện này là một minh chứng cho sự tin cậy chính trị giữa Nga và Trung Quốc, củng cố sự hợp tác giữa quân đội 2 nước và tăng cường khả năng chống lại các nguy cơ trên biển và không hề chống lại các quốc gia khác".
Tham gia cuộc tập trận này sẽ có 12 tàu của 2 nước, mỗi nước có 6 tàu. Phía Nga có tuần dương hạm mang tên lửa cận vệ Varyag, tàu chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Panteleev, tàu đổ bộ lớn Đô đốc Nevelskiy, tàu khu trục Bystriy, tàu chở dầu Ilim và tàu kéo Kalar.
Xem các bản tin cập nhật về giàn khoan trái phép Hải Dương 981 trên VTC 14 vào lúc 19h hàng ngày và VTC 1 vào lúc 20h hàng ngày. Xem tiếp sóng VTC1, VTC14 trên VTC News từ 19h hàng ngày.
Phan Việt Hùng - Hải Hà
Phan Việt Hùng - Hải Hà
Bình luận