(VTC News) – Giám đốc một công ty nhà nước đã thừa nhận việc làm “khống” hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội cho con trai mình với lý do muốn tạo điều kiện cho con trước khi đi xin việc.
Từ sự việc một giám đốc chi nhánh bất ngờ bị điều chuyển công tác, một công ty trực thuộc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã lộ nhiều sai phạm.
Mới đây, ông Ngô Đức Ảm – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại du lịch Điện Biên (thuộc SCIC) đã ra quyết định đưa ông Ngô Đức Quang, cháu ruột mình lên làm giám đốc chi nhánh của công ty ở Hà Nội.
Lúc này, chi nhánh Hà Nội đang do ông Nguyễn Bình Đảng làm giám đốc nhưng bất ngờ bị điều chuyển về Điện Biên làm Trưởng phòng tổ chức - hành chính. Sự việc này đã tạo dư luận xấu trong công ty và nhiều vấn đề tồn tại của công ty này dần được hé lộ.
Chuyện đầu tiên phải kể đến việc ông Ảm đưa rất đông con cháu của mình vào giữ những vị trí chủ chốt trong công ty, dấy lên nhiều hoài nghi.
Cụ thể, ông Ngô Tuấn Anh (cháu ruột ông Ảm) được phân công làm Trưởng Phòng kinh doanh; bà Ngô Thúy Quỳnh (con gái ruột ông Ảm) là cán bộ vật giá kiêm kế toán kho; bà Nguyễn Thị Phương Dung (cháu vợ ông Ảm) thủ kho công ty.
Và như đã nói trên, ông Ngô Đức Quang, cháu ruột ông Ảm được đưa lên làm Giám đốc chi nhánh ở Hà Nội.
Về việc này, ông Ngô Đức Ảm thừa nhận, các cán bộ chủ chốt của công ty đều là con cháu họ hàng của ông. Lý giải về việc này, ông Ảm cho biết: “Công việc lương thấp, vì không có ai để chọn, do thực trạng nên mới nhận con em vào làm việc…Cũng do công ty chưa có quy chế tuyển dụng nên mới dẫn đến câu chuyện này.”
Trong khi đó, ông Trương Phi (Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại du lịch Điện Biên) cho biết, theo quy trình kinh doanh của công ty, Trưởng phòng kinh doanh lên danh mục các mặt hàng rồi trình giám đốc duyệt. Sau đó lệnh này được chuyển xuống chi nhánh ở Hà Nội để mua hàng về nhập kho. Trưởng phòng kinh doanh sẽ lập kế hoạch kinh doanh các mặt hàng này để trình giám đốc duyệt.
Thực tế, ông Phi thừa nhận, các vị trí chủ chốt trong quy trình kinh doanh đều do con cháu ông Ngô Đức Ảm đảm nhiệm. Ông Phi cũng cho biết, Ban Giám đốc công ty gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, nhưng cũng chỉ ông Ảm đưa con cháu vào làm việc.
Đối với việc điều chuyển ông Nguyễn Bình Đảng về Điện Biên làm Trưởng phòng tổ chức - hành chính, ông Ảm cho biết, việc này đã được đưa ra cuộc họp để thảo luận và quyết định. Nhưng khi chúng tôi được đề nghị được xem biên bản cuộc họp về việc này thì ông Ảm lại nói rằng “không có”.
Tiếp đó, trong khoảng 2 năm (2013 - 2015), ông Ảm còn lập hồ sơ “khống” đóng bảo hiểm xã hội cho con trai mình là Ngô Đức Thụy tại Công ty TNHH MTV Thương mại du lịch Điện Biên, dù người này trong thời gian trên được xác định là không hề xuất hiện ở đây. Cho đến khi sự việc bị lộ ra, ngày 1/6/2015, ông Ảm mới chính thức cho ký quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với con trai mình.
Đối với việc này, ông Ảm thừa nhận việc làm “khống” hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội cho con trai mình với lý do muốn tạo điều kiện cho con trước khi đi xin việc. Khi chúng tôi hỏi, vậy khi bên bảo hiểm họ phát hiện ra thì xử lý thế nào, ông Ảm cho rằng “họ chỉ nhắc nhở và tránh tái phạm”!
Một điều đặc biệt trong công ty của ông Ảm, năm 2012 ông Ngô Đức Quang (cháu ruột ông Ảm) còn được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên dù không được cấp cơ sở giới thiệu và cũng chưa đủ tiêu chí 2 năm liên tiếp đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Về việc ông Quang nhận bằng khen khi chưa đủ điều kiện, ông Ảm khẳng định “đơn vị vẫn có thể quyết định được”.
Thêm một việc làm rất đặc biệt nữa của ông Ngô Đức Ảm, Công ty TNHH MTV Thương mại du lịch Điện Biên được nhà nước giao hơn 300 m2 đất ở trung tâm xã Nà Tấu (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), nhưng dù không có bất cứ quyết định nào từ cơ quan quản lý, ông Ảm vẫn thẳng tay ký hợp đồng cho một cá nhân thuê lại trong thời hạn 40 năm với tổng giá trị là 500 triệu đồng.
Về việc này, ông Ảm giải thích rằng, lô đất ở xã Nà Tấu chưa được chính quyền đồng ý nhưng “cho thuê 40 năm để giữ, chống người dân lấn chiếm”.
Khi chúng tôi đặt vấn đề, là một công ty nhà nước trực thuộc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước nhưng Công ty TNHH MTV Thương mại du lịch Điện Biên lại không có quy trình về tuyển dụng và sử dụng cán bộ, ông Ảm cho biết, gần 10 năm nay (từ năm 2007 đến nay), ông không nhận được bất kỳ văn bản nào từ SCIC về xây dựng quy chế tuyển dụng và sử dụng cán bộ. Thậm chí, có nhiều vấn đề chỉ được SCIC chỉ đạo bằng miệng…
Được biết, sau khi có đơn thư tố cáo của cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV Thương mại du lịch Điện Biên, đoàn công tác thuộc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đã lên làm việc để làm rõ những vấn đề trên.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.
Nam Minh
Ông Ngô Đức Ảm – Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại du lịch Điện Biên. |
Mới đây, ông Ngô Đức Ảm – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại du lịch Điện Biên (thuộc SCIC) đã ra quyết định đưa ông Ngô Đức Quang, cháu ruột mình lên làm giám đốc chi nhánh của công ty ở Hà Nội.
Lúc này, chi nhánh Hà Nội đang do ông Nguyễn Bình Đảng làm giám đốc nhưng bất ngờ bị điều chuyển về Điện Biên làm Trưởng phòng tổ chức - hành chính. Sự việc này đã tạo dư luận xấu trong công ty và nhiều vấn đề tồn tại của công ty này dần được hé lộ.
Chuyện đầu tiên phải kể đến việc ông Ảm đưa rất đông con cháu của mình vào giữ những vị trí chủ chốt trong công ty, dấy lên nhiều hoài nghi.
Cụ thể, ông Ngô Tuấn Anh (cháu ruột ông Ảm) được phân công làm Trưởng Phòng kinh doanh; bà Ngô Thúy Quỳnh (con gái ruột ông Ảm) là cán bộ vật giá kiêm kế toán kho; bà Nguyễn Thị Phương Dung (cháu vợ ông Ảm) thủ kho công ty.
Và như đã nói trên, ông Ngô Đức Quang, cháu ruột ông Ảm được đưa lên làm Giám đốc chi nhánh ở Hà Nội.
Về việc này, ông Ngô Đức Ảm thừa nhận, các cán bộ chủ chốt của công ty đều là con cháu họ hàng của ông. Lý giải về việc này, ông Ảm cho biết: “Công việc lương thấp, vì không có ai để chọn, do thực trạng nên mới nhận con em vào làm việc…Cũng do công ty chưa có quy chế tuyển dụng nên mới dẫn đến câu chuyện này.”
Trong khi đó, ông Trương Phi (Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại du lịch Điện Biên) cho biết, theo quy trình kinh doanh của công ty, Trưởng phòng kinh doanh lên danh mục các mặt hàng rồi trình giám đốc duyệt. Sau đó lệnh này được chuyển xuống chi nhánh ở Hà Nội để mua hàng về nhập kho. Trưởng phòng kinh doanh sẽ lập kế hoạch kinh doanh các mặt hàng này để trình giám đốc duyệt.
Thực tế, ông Phi thừa nhận, các vị trí chủ chốt trong quy trình kinh doanh đều do con cháu ông Ngô Đức Ảm đảm nhiệm. Ông Phi cũng cho biết, Ban Giám đốc công ty gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc, nhưng cũng chỉ ông Ảm đưa con cháu vào làm việc.
Đối với việc điều chuyển ông Nguyễn Bình Đảng về Điện Biên làm Trưởng phòng tổ chức - hành chính, ông Ảm cho biết, việc này đã được đưa ra cuộc họp để thảo luận và quyết định. Nhưng khi chúng tôi được đề nghị được xem biên bản cuộc họp về việc này thì ông Ảm lại nói rằng “không có”.
Tiếp đó, trong khoảng 2 năm (2013 - 2015), ông Ảm còn lập hồ sơ “khống” đóng bảo hiểm xã hội cho con trai mình là Ngô Đức Thụy tại Công ty TNHH MTV Thương mại du lịch Điện Biên, dù người này trong thời gian trên được xác định là không hề xuất hiện ở đây. Cho đến khi sự việc bị lộ ra, ngày 1/6/2015, ông Ảm mới chính thức cho ký quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với con trai mình.
Đối với việc này, ông Ảm thừa nhận việc làm “khống” hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội cho con trai mình với lý do muốn tạo điều kiện cho con trước khi đi xin việc. Khi chúng tôi hỏi, vậy khi bên bảo hiểm họ phát hiện ra thì xử lý thế nào, ông Ảm cho rằng “họ chỉ nhắc nhở và tránh tái phạm”!
Một điều đặc biệt trong công ty của ông Ảm, năm 2012 ông Ngô Đức Quang (cháu ruột ông Ảm) còn được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên dù không được cấp cơ sở giới thiệu và cũng chưa đủ tiêu chí 2 năm liên tiếp đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Về việc ông Quang nhận bằng khen khi chưa đủ điều kiện, ông Ảm khẳng định “đơn vị vẫn có thể quyết định được”.
Thêm một việc làm rất đặc biệt nữa của ông Ngô Đức Ảm, Công ty TNHH MTV Thương mại du lịch Điện Biên được nhà nước giao hơn 300 m2 đất ở trung tâm xã Nà Tấu (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), nhưng dù không có bất cứ quyết định nào từ cơ quan quản lý, ông Ảm vẫn thẳng tay ký hợp đồng cho một cá nhân thuê lại trong thời hạn 40 năm với tổng giá trị là 500 triệu đồng.
Về việc này, ông Ảm giải thích rằng, lô đất ở xã Nà Tấu chưa được chính quyền đồng ý nhưng “cho thuê 40 năm để giữ, chống người dân lấn chiếm”.
Khi chúng tôi đặt vấn đề, là một công ty nhà nước trực thuộc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước nhưng Công ty TNHH MTV Thương mại du lịch Điện Biên lại không có quy trình về tuyển dụng và sử dụng cán bộ, ông Ảm cho biết, gần 10 năm nay (từ năm 2007 đến nay), ông không nhận được bất kỳ văn bản nào từ SCIC về xây dựng quy chế tuyển dụng và sử dụng cán bộ. Thậm chí, có nhiều vấn đề chỉ được SCIC chỉ đạo bằng miệng…
Được biết, sau khi có đơn thư tố cáo của cán bộ công nhân viên Công ty TNHH MTV Thương mại du lịch Điện Biên, đoàn công tác thuộc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đã lên làm việc để làm rõ những vấn đề trên.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc.
Nam Minh
Bình luận