Trong những năm học cấp ba, đã hai lần Lê Đức Duẩn phải bỏ học vì hoàn cảnh quá khó khăn. Chỉ có một học sinh có nghị lực vượt khó, có quyết tâm rất cao, thường xuyên tu dưỡng rèn luyện, nỗ lực phấn đấu liên tục thì mới có thể đạt được kết quả tốt như thế.
Lê Đức Duẩn sinh ra tại làng Nhị Khê (Hoàng Long, Phú Xuyên, Hà Nội), đoạt danh hiệu Thủ khoa ĐH Dược Hà Nội với 29 điểm.
Chia sẻ về niềm đam mê y học, Duẩn tâm sự trong nước mắt: "Động lực lớn nhất để em nỗ lực học đỗ ĐH Dược Hà Nội và Học viện Y học Cổ truyền là khát khao tìm ra phương thuốc trị bệnh ung thư. Sau này, những ai mắc căn bệnh này không phải ra đi sớm như bố và anh trai em".
Nhưng hoàn cảnh gia đình Duẩn hết sức khó khăn, không thể lo chi phí cho em theo học tại ĐH Dược Hà Nội. "Nguyện vọng của em là được vào trường ĐH quân sự hay công an vì ở đó SV không phải đóng tiền, em sẽ không phải lo nghỉ học như từng nơm nớp suốt những năm phổ thông", Lê Đức Duẩn chia sẻ về lựa chọn của mình.
Biết được hoàn cảnh, nguyện vọng của Duẩn và gia đình nên vừa qua Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã ký quyết định cho Lê Đức Duẩn – Thủ khoa ĐH Dược Hà Nội – được đặc cách vào Học viện Quân Y.
Trung tướng, GS.TS Nguyễn Tiến Bình - Giám đốc Học viện Quân Y chia sẻ về vấn đề này.
- Thưa GS, bản thân ông có suy nghĩ gì về trường hợp của thí sinh Lê Đức Duẩn?
Thực ra chúng tôi cũng chưa thể nói nhiều về em học sinh này vì chưa được tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, qua những thông tin được biết, thiết nghĩ, còn rất nhiều những trường hợp tương tự như em Lê Đức Duẩn lắm chứ và đó là điều rất đáng mừng.
Đáng mừng trước hết vì đấy là những học sinh tốt, triển vọng phát triển thành những con người tốt. Các em đã sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh khó khăn, vất vả nhưng phải thừa nhận rằng các em đã rất có ý chí vươn lên trong cuộc sống, đã tu dưỡng rèn luyện và học tập chăm chỉ để rồi đạt kết quả xuất sắc.
Trong khi hoàn cảnh gia đình còn nghèo, đời sống có nhiều thiếu thốn, khó khăn, hàng ngày phải lao động vất vả, chật vật lo toan gắng vác công việc giúp đỡ gia đình mà học vẫn giỏi thì đáng trân trọng lắm chứ.
Sự cố gắng và kết quả học tập của các em xét về bản chất đã thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, những người có công sinh thành, tình cảm yêu thương gia đình, thể hiện tình yêu đối với làng xóm quê hương và có thể nói cả trách nhiệm đối với đất nước nữa. Sự cố gắng vươn lên như thế xứng đáng làm tấm gương cho nhiều em khác noi theo.
Những năm vừa qua, trong số các em thi vào Học viện Quân Y đạt điểm cao cũng có nhiều em có hoàn cảnh khó khăn. Tôi cho rằng, với những người có suy nghĩ tốt thì khó khăn cũng chính là động lực thôi thúc họ nỗ lực phấn đấu vươn lên. Những người có nghị lực, có ý chí phấn đấu tốt thì khó khăn không bao giờ làm họ lùi bước.
Tuyển thẳng thí sinh Lê Đức Duẩn là một trường hợp rất đặc biệt. GS nghĩ sao về vấn đề này?
Theo chúng tôi được biết thì em Duẩn là con của một gia đình rất nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bố đẻ và anh trai đã bị chết vì bệnh ung thư, mẹ lại bị bệnh khớp mạn tính, thường xuyên đau ốm.
Trong những năm học cấp ba, đã hai lần em phải bỏ học vì hoàn cảnh quá khó khăn. Chỉ có một học sinh có nghị lực vượt khó, có quyết tâm rất cao, thường xuyên tu dưỡng rèn luyện, nỗ lực phấn đấu liên tục thì mới có thể đạt được kết quả tốt như thế.
Vì hoàn cảnh khó khăn, khi được biết có thể vào một trường đại học lớn của quân đội để học tập, phấn đấu trở thành người thầy thuốc mà gia đình lại không phải lo lắng gì, đảm bảo cho quá trình học tập của mình, em ấy đã làm đơn xin.
Việc sẵn sàng đón nhận một học sinh nỗ lực vượt khó, chỉ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn quá, việc học tập đại học có thể bị ảnh hưởng, thậm chí là không thể đảm bảo… Một thí sinh cùng khối thi vào khối các trường đại học Y Dược đạt kết quả xuất sắc… Đặc cách nhận một học sinh như thế tôi nghĩ là xứng đáng quá chứ.
Đồng chí Bộ trưởng đã phát hiện được và nhận về cho trường chúng tôi em học sinh này. Theo tôi, đấy là một quyết định đúng đắn, mang đầy tính nhân văn sâu sắc và chúng tôi rất cảm phục về việc làm này.
Có thể nói, đồng chí Bộ trưởng đã thấy được ý chí quyết tâm và nghị lực của em học sinh này và cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của em nên đã tạo điều kiện thuận lợi để thí sinh này tiếp tục phấn đấu, phát triển và trưởng thành.
Theo tôi, việc làm này chính là cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và Quân đội, thể hiện rất rõ quan điểm của Quân ủy Trung ương và Thủ trưởng Bộ Quốc phòng trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
Tôi nghĩ, nếu phải đi tìm mà tìm thấy được người có chí, có tài thì dù khó khăn đến mấy cũng hãy đi tìm, nếu tạo được điều kiện tốt để giúp họ trưởng thành, góp phần xây dựng đất nước sau này thì hãy tạo mọi điều kiện có thể.
Chắc chắn những việc làm như thế thì càng làm được nhiều càng tốt. Đảng và Nhà nước và cả dân tộc Việt Nam chúng ta đã làm như thế, đang làm như thế và sẽ mãi mãi làm như thế.
Thưa GS, tại HV Quân Y đã có trường hợp nào được tuyển thẳng như em Lê Đức Duẩn? Nếu có, trong quá trình học các em có đáp ứng được chương trình học?
Có chứ! Như năm nay, Học viện Quân Y chúng tôi có tổng số 32 trường hợp được tuyển thẳng. Đó là những em đoạt giải học sinh giỏi cấp Quốc gia môn sinh học từ giải ba trở lên. 14/32 em được tuyển vào hệ quân và 18/32 em được tuyển vào hệ dân sự.
Với những em có một nền tảng cơ sở học tập và tu dưỡng vững chắc, suốt thời gian học ở phổ thông đều chăm ngoan, phấn đấu phấn đấu học giỏi, những em khi thi vào đại học lại đạt kết quả xuất sắc thì việc đáp ứng được chương trình ở trường đại học là có cơ sở chứ. Học sinh giỏi mà không đáp ứng được chương trình thì ai là người đáp ứng được?
Môi trường giáo dục tại HV Quân Y đã tạo điều kiện như thế nào cho một học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn như em Lê Đức Duẩn?
Vào học trong mái trường Học viện Quân Y, nghĩa là em Duẩn trở thành người chiến sỹ của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Trong nhà trường quân đội, người học viên được tạo mọi điều kiện để rèn luyện kỹ lưỡng về phẩm chất, bản lĩnh chính trị và kỹ năng nghề nghiệp. Quân đội nhân dân Việt Nam là Quân đội từ Nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ.
Vào học ở Học viện Quân Y, các em trở thành sinh viên của một trường Đại học, một đơn vị anh hùng có bề dày lịch sử, đang từng bước phát triển vững chắc theo hướng hiện đại.
Theo đà phấn đấu tốt trong thời gian đã qua như em Duẩn, họ sẽ trở thành người thầy thuốc, người đảng viên và người sỹ quan quân đội.
Sau thời gian hơn 6 năm rèn luyện và học tập, tham gia nghiên cứu khoa học, những người thầy thuốc sẽ có đủ bản lĩnh và năng lực chuyên môn, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bộ đội và nhân dân.
Khi là học viên trong quân đội, tất cả mọi chi phí cho quá trình học tập từ nhà ở, ăn uống, quần áo chăn màn, giày dép, sách vở… và mọi điều kiện thuận lợi cho học tập, rèn luyện đều được Nhà nước, Quân đội chu cấp, đảm bảo đầy đủ.
Hàng tháng mỗi học viên được lĩnh tiền phụ cấp theo cấp bậc. Điều kiện để các em học tập (phòng giảng, thư viện, ký túc xá, nhà ăn, nơi tập luyện thể thao…) nói chung là rất thuận lợi.
Từ trường hợp của em Lê Đức Duẩn, GS suy nghĩ gì về chiến lược phát triển nhân tài?
Hiền tài là nguyên khí Quốc gia! Cha ông từ bao đời vẫn dạy chúng ta như thế. Khuyến khích học sinh nghèo vượt khó là thể hiện bản chất ưu việt của xã hội. Đầu tư cho tri thức, phát triển trí tuệ là sách lược của mỗi quốc gia và trí tuệ con người là thứ tài sản vô giá.
Chính vì vậy, nhà trường phải không ngừng phấn đấu xây dựng để nâng cao về chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo được người tài. Thu hút được, tuyển chọn được và đào tạo được người tài cho đất nước là chiến lược phát triển. Có xác định được chiến lược phát triển mới giúp cho các nhà trường hoạch định được chính sách và xây dựng những lộ trình và bước đi phù hợp.
Lê Đức Duẩn sinh ra tại làng Nhị Khê (Hoàng Long, Phú Xuyên, Hà Nội), đoạt danh hiệu Thủ khoa ĐH Dược Hà Nội với 29 điểm.
Chia sẻ về niềm đam mê y học, Duẩn tâm sự trong nước mắt: "Động lực lớn nhất để em nỗ lực học đỗ ĐH Dược Hà Nội và Học viện Y học Cổ truyền là khát khao tìm ra phương thuốc trị bệnh ung thư. Sau này, những ai mắc căn bệnh này không phải ra đi sớm như bố và anh trai em".
Nhưng hoàn cảnh gia đình Duẩn hết sức khó khăn, không thể lo chi phí cho em theo học tại ĐH Dược Hà Nội. "Nguyện vọng của em là được vào trường ĐH quân sự hay công an vì ở đó SV không phải đóng tiền, em sẽ không phải lo nghỉ học như từng nơm nớp suốt những năm phổ thông", Lê Đức Duẩn chia sẻ về lựa chọn của mình.
Biết được hoàn cảnh, nguyện vọng của Duẩn và gia đình nên vừa qua Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã ký quyết định cho Lê Đức Duẩn – Thủ khoa ĐH Dược Hà Nội – được đặc cách vào Học viện Quân Y.
Trung tướng, GS.TS Nguyễn Tiến Bình - Giám đốc Học viện Quân Y chia sẻ về vấn đề này.
- Thưa GS, bản thân ông có suy nghĩ gì về trường hợp của thí sinh Lê Đức Duẩn?
Trung tướng, GS.TS Nguyễn Tiến Bình - Giám đốc Học viện Quân y phát biểu chào mừng Lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống Bộ môn Dịch tễ và đón nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng |
Thực ra chúng tôi cũng chưa thể nói nhiều về em học sinh này vì chưa được tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, qua những thông tin được biết, thiết nghĩ, còn rất nhiều những trường hợp tương tự như em Lê Đức Duẩn lắm chứ và đó là điều rất đáng mừng.
Đáng mừng trước hết vì đấy là những học sinh tốt, triển vọng phát triển thành những con người tốt. Các em đã sinh ra và lớn lên trong một hoàn cảnh khó khăn, vất vả nhưng phải thừa nhận rằng các em đã rất có ý chí vươn lên trong cuộc sống, đã tu dưỡng rèn luyện và học tập chăm chỉ để rồi đạt kết quả xuất sắc.
Trong khi hoàn cảnh gia đình còn nghèo, đời sống có nhiều thiếu thốn, khó khăn, hàng ngày phải lao động vất vả, chật vật lo toan gắng vác công việc giúp đỡ gia đình mà học vẫn giỏi thì đáng trân trọng lắm chứ.
Sự cố gắng và kết quả học tập của các em xét về bản chất đã thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, những người có công sinh thành, tình cảm yêu thương gia đình, thể hiện tình yêu đối với làng xóm quê hương và có thể nói cả trách nhiệm đối với đất nước nữa. Sự cố gắng vươn lên như thế xứng đáng làm tấm gương cho nhiều em khác noi theo.
Những năm vừa qua, trong số các em thi vào Học viện Quân Y đạt điểm cao cũng có nhiều em có hoàn cảnh khó khăn. Tôi cho rằng, với những người có suy nghĩ tốt thì khó khăn cũng chính là động lực thôi thúc họ nỗ lực phấn đấu vươn lên. Những người có nghị lực, có ý chí phấn đấu tốt thì khó khăn không bao giờ làm họ lùi bước.
Tuyển thẳng thí sinh Lê Đức Duẩn là một trường hợp rất đặc biệt. GS nghĩ sao về vấn đề này?
Theo chúng tôi được biết thì em Duẩn là con của một gia đình rất nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bố đẻ và anh trai đã bị chết vì bệnh ung thư, mẹ lại bị bệnh khớp mạn tính, thường xuyên đau ốm.
Trong những năm học cấp ba, đã hai lần em phải bỏ học vì hoàn cảnh quá khó khăn. Chỉ có một học sinh có nghị lực vượt khó, có quyết tâm rất cao, thường xuyên tu dưỡng rèn luyện, nỗ lực phấn đấu liên tục thì mới có thể đạt được kết quả tốt như thế.
Vì hoàn cảnh khó khăn, khi được biết có thể vào một trường đại học lớn của quân đội để học tập, phấn đấu trở thành người thầy thuốc mà gia đình lại không phải lo lắng gì, đảm bảo cho quá trình học tập của mình, em ấy đã làm đơn xin.
Việc sẵn sàng đón nhận một học sinh nỗ lực vượt khó, chỉ vì hoàn cảnh gia đình khó khăn quá, việc học tập đại học có thể bị ảnh hưởng, thậm chí là không thể đảm bảo… Một thí sinh cùng khối thi vào khối các trường đại học Y Dược đạt kết quả xuất sắc… Đặc cách nhận một học sinh như thế tôi nghĩ là xứng đáng quá chứ.
Đồng chí Bộ trưởng đã phát hiện được và nhận về cho trường chúng tôi em học sinh này. Theo tôi, đấy là một quyết định đúng đắn, mang đầy tính nhân văn sâu sắc và chúng tôi rất cảm phục về việc làm này.
Có thể nói, đồng chí Bộ trưởng đã thấy được ý chí quyết tâm và nghị lực của em học sinh này và cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của em nên đã tạo điều kiện thuận lợi để thí sinh này tiếp tục phấn đấu, phát triển và trưởng thành.
Theo tôi, việc làm này chính là cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và Quân đội, thể hiện rất rõ quan điểm của Quân ủy Trung ương và Thủ trưởng Bộ Quốc phòng trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
Tôi nghĩ, nếu phải đi tìm mà tìm thấy được người có chí, có tài thì dù khó khăn đến mấy cũng hãy đi tìm, nếu tạo được điều kiện tốt để giúp họ trưởng thành, góp phần xây dựng đất nước sau này thì hãy tạo mọi điều kiện có thể.
Chắc chắn những việc làm như thế thì càng làm được nhiều càng tốt. Đảng và Nhà nước và cả dân tộc Việt Nam chúng ta đã làm như thế, đang làm như thế và sẽ mãi mãi làm như thế.
Thưa GS, tại HV Quân Y đã có trường hợp nào được tuyển thẳng như em Lê Đức Duẩn? Nếu có, trong quá trình học các em có đáp ứng được chương trình học?
Có chứ! Như năm nay, Học viện Quân Y chúng tôi có tổng số 32 trường hợp được tuyển thẳng. Đó là những em đoạt giải học sinh giỏi cấp Quốc gia môn sinh học từ giải ba trở lên. 14/32 em được tuyển vào hệ quân và 18/32 em được tuyển vào hệ dân sự.
Với những em có một nền tảng cơ sở học tập và tu dưỡng vững chắc, suốt thời gian học ở phổ thông đều chăm ngoan, phấn đấu phấn đấu học giỏi, những em khi thi vào đại học lại đạt kết quả xuất sắc thì việc đáp ứng được chương trình ở trường đại học là có cơ sở chứ. Học sinh giỏi mà không đáp ứng được chương trình thì ai là người đáp ứng được?
Môi trường giáo dục tại HV Quân Y đã tạo điều kiện như thế nào cho một học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn như em Lê Đức Duẩn?
Vào học trong mái trường Học viện Quân Y, nghĩa là em Duẩn trở thành người chiến sỹ của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Trong nhà trường quân đội, người học viên được tạo mọi điều kiện để rèn luyện kỹ lưỡng về phẩm chất, bản lĩnh chính trị và kỹ năng nghề nghiệp. Quân đội nhân dân Việt Nam là Quân đội từ Nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ.
Vào học ở Học viện Quân Y, các em trở thành sinh viên của một trường Đại học, một đơn vị anh hùng có bề dày lịch sử, đang từng bước phát triển vững chắc theo hướng hiện đại.
Theo đà phấn đấu tốt trong thời gian đã qua như em Duẩn, họ sẽ trở thành người thầy thuốc, người đảng viên và người sỹ quan quân đội.
Sau thời gian hơn 6 năm rèn luyện và học tập, tham gia nghiên cứu khoa học, những người thầy thuốc sẽ có đủ bản lĩnh và năng lực chuyên môn, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bộ đội và nhân dân.
Khi là học viên trong quân đội, tất cả mọi chi phí cho quá trình học tập từ nhà ở, ăn uống, quần áo chăn màn, giày dép, sách vở… và mọi điều kiện thuận lợi cho học tập, rèn luyện đều được Nhà nước, Quân đội chu cấp, đảm bảo đầy đủ.
Hàng tháng mỗi học viên được lĩnh tiền phụ cấp theo cấp bậc. Điều kiện để các em học tập (phòng giảng, thư viện, ký túc xá, nhà ăn, nơi tập luyện thể thao…) nói chung là rất thuận lợi.
Từ trường hợp của em Lê Đức Duẩn, GS suy nghĩ gì về chiến lược phát triển nhân tài?
Hiền tài là nguyên khí Quốc gia! Cha ông từ bao đời vẫn dạy chúng ta như thế. Khuyến khích học sinh nghèo vượt khó là thể hiện bản chất ưu việt của xã hội. Đầu tư cho tri thức, phát triển trí tuệ là sách lược của mỗi quốc gia và trí tuệ con người là thứ tài sản vô giá.
Chính vì vậy, nhà trường phải không ngừng phấn đấu xây dựng để nâng cao về chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo được người tài. Thu hút được, tuyển chọn được và đào tạo được người tài cho đất nước là chiến lược phát triển. Có xác định được chiến lược phát triển mới giúp cho các nhà trường hoạch định được chính sách và xây dựng những lộ trình và bước đi phù hợp.
Theo GDVN
Bình luận